Ngôn ngữ chất liệu sử dụng trong văn học

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ đất rừng và con người trong truyện đất rừng phương nam (Trang 29 - 171)

Ngôn ngữ là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt, ngôn ngữ là:

1. Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng cùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau.

2. Hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo. Ngôn ngữ điện ảnh.

3. Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, ngôn ngữ là:

1. Một trong những hệ thống kí hiệu độc đáo, là phương tiện cơ bản và quan trọng nhất của việc giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng người và cũng là phương tiện phát triển của tư duy, truyền đạt các truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học. Thuật ngữ “ngôn ngữ” cần được hiểu là ngôn ngữ tự nhiên của con người (đối lập với các ngôn ngữ nhân tạo và ngôn ngữ của động vật). Sự nảy sinh và phát triển của ngôn ngữ có liên quan mật thiết đến sự phát sinh và tồn tại của loài người. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu phát sinh tự nhiên, phát triển có quy luật và mang đặc trưng xã hội. Đó là một hệ thống tồn tại trước hết không phải cho từng cá nhân mà cho một cộng đồng xã hội nhất định.Vì gắn chặt với một cộng đồng loài người trong quá trình xuất hiện và phát triển, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ và tư duy tạo thành một thể thống nhất hữu cơ, bởi lẽ cái này không thể tồn tại nếu không có cái kia. Vốn là một sản phẩm của hoạt động của con người, ngôn ngữ có tính mục đích. Ngôn ngữ là một hệ thống phương tiện biểu hiện nhằm đáp ứng một mục đích nào đấy. Thực chất của ngôn ngữ với tính cách là một hệ thống kí hiệu nằm trong tính chất không có nguyên do của mối quan hệ giữa hình thức âm thanh và ý nghĩa, tức là tính võ đoán giữa hai bình diện này của kí hiệu ngôn ngữ.

2. Toàn bộ các động tác của cơ thể, âm thanh v.v...được giới động vật sử dụng trong việc giao tiếp với nhau (để báo trước về sự nguy hiểm, thông báo về nơi kiếm mồi và những thông tin khác). Ví dụ: ngôn ngữ động vật; ngôn ngữ loài ong.

3. Hệ thống kí hiệu bất kì mô phỏng một chức năng nào đó của ngôn ngữ tự nhiên hoặc hoạt động với tư cách là cái thay thế cho ngôn ngữ tự nhiên. 4. Biến dạng của lời nói với những đặc trưng phong cách riêng. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Văn học là gì?

Theo Lại Nguyên Ân: “Văn học là nghệ thuật ngôn từ, một trong số các loại hình nghệ thuật (cùng hàng với các loại hình nghệ thuật khác: kiến trúc, âm

nhạc, nghệ thuật tạo hình, vũ đạo, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh...). [3, tr.391.]

Theo Phương Lựu (chủ biên): “Văn học là nghệ thuật ngôn từ, thực chất là nói văn học là nghệ thuật sử dụng câu văn, lời văn, bài văn (nói, viết) vào

mục đích nghệ thuật.[ 54, tr.184].

Như chúng ta đã biết, trong nghệ thuật không có tính hình tượng nghệ thuật chung chung, mà chỉ có các hình tượng nghệ thuật gắn liền với một chất liệu cụ thể được dùng để thể hiện các loại hình tượng nghệ thuật: hình tượng hội hoạ, hình tượng âm nhạc, hình tượng sân khấu, hình tượng văn học... Tính chất, đặc trưng của một loại hình nghệ thuật gắn liền với đặc điểm và khả năng của chất liệu được sử dụng xét từ một phương diện, văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Chính vì vậy sẽ không hiểu được đặc trưng của văn học nếu bỏ qua đặc điểm thể hiện nghệ thuật của ngôn từ.

1.2.2. Ngôn ngữ vừa là phƣơng tiện truyền tải, vừa là đích hƣớng tới của văn học

Ngôn ngữ được xem là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học. Mặc dù tất cả các môn nghệ thuật đều nhận thức, phản ánh cuộc sống của con người và biểu đạt nội dung của nó bằng hình tượng. Khác với các môn nghệ thuật khác, văn học dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng. Cho nên người ta gọi văn học là nghệ thuật ngôn từ. Văn học bao gồm: văn học dân gian và văn học viết. Nhưng không phải mọi tác phẩm bằng ngôn từ đều là văn học. Ví dụ như: thư từ, hoá đơn, sách giáo khoa, công trình khoa học, một bài

nói chuyện,... tuy cũng diễn đạt bằng lời văn nhưng đều không phải là văn học.

Chỉ tác phẩm nào với mọi phương tiện của lời nói như nghĩa, vần, nhịp, ngữ

điệu, các biện pháp tu từ ... để tạo ra những hình tượng nghệ thuật mới gọi là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Và nhờ sử dụng ngôn từ như một chất liệu có khả năng khêu gợi trí tưởng tượng, óc liên tưởng và đánh thức dậy những ấn tượng đủ loại ở người đọc mà hình tượng văn học có lợi thế hơn nhiều nghệ thuật khác trong việc nhận thức, phản ánh thế giới. Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học có khả năng phản ánh quá trình vận động không ngừng của đời sống trong mọi kích thước, chiều hướng của không gian, thời gian. Có thể nói, nhờ lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học có khả năng thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực của thế giới hiện thực để trở thành bộ “bách khoa toàn thư" về cuộc sống.

Tóm lại, văn học là một môn nghệ thuật có những đặc điểm riêng biệt. Có thể nói, máu thịt và linh hồn của văn học là ở hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ. Nhờ có những đặc điểm ấy, văn học bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá của con người. Người ta đã từng khẳng định ngôn từ vừa là phương tiện truyền tải, vừa là đích hướng tới của văn học, tức là người ta muốn nói tới mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Là phương tiện truyền tải tức là muốn nhấn mạnh đến nó là chiếc cầu nối giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực. Đồng thời ngôn ngữ vừa là đích hướng tới của văn học vì văn học luôn coi đích của mình là nghệ thuật ngôn từ, là vẻ đẹp thẩm mĩ. Nó là phương tiện chính, chủ yếu cấu thành nên vẻ đẹp của văn học, vừa là phương tiện chuyên chở vừa là đích hướng tới của văn học.

1.3. Ngôn ngữ và văn hoá 1.3.1. Văn hoá là gì? 1.3.1. Văn hoá là gì?

Chúng ta đã thừa nhận và khẳng định khái niệm “văn hoá” xuất hiện rất sớm ở phương Đông cũng như ở phương Tây. Trong thời kì lịch sử cổ đại ở Trung Quốc, “văn hoá” được hiểu là cách thức hành xử trong xã hội của tầng lớp thống trị. Chúng dùng “văn hoá” và “giáo hoá”, dùng những lời hay, ý đẹp để cảm hoá dân chúng đi theo và phục tùng chúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Còn ở phương Tây, khái niệm “văn hoá” bắt nguồn từ chữ Latinh: cultus, có nghĩa là “trồng trọt”, tạo ra những sản phẩm phụ vụ cho con người. Về sau khái niệm “văn hoá” phát triển với nhiều nghĩa khác nhau tạo sự phong phú cho từ “văn hoá”. Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau, điểm nhìn khác nhau , cách hiểu khác nhau mà từ “văn hoá” trong các ngôn ngữ khác nhau đều có nhiều nghĩa, từ đó mà những nhà nghiên cứu hình thành những khái niệm khác nhau về “văn hoá”. Nhưng định nghĩa văn hóa là gì? vẫn đang là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Hiện nay đã có khoảng trên 500 định nghĩa khác nhau về văn hoá.

Theo Từ điển tiếng Việt,văn hoá” là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong các quá trình lịch sử.

2. Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát).

3. Tri thức, kiến thức khoa học (nói tổng quát). Ví dụ: Học văn hoá, trình độ văn hoá...

4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.

5. Nền văn hoá của một thời kỳ cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Ví dụ: Văn hoá rìu

hai vai, văn hoá gốm màu, văn hoá Đông Sơn. [62, tr.1079].

Cựu Tổng Giám đốc UNESSCO Federico Mayor đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.

Năm 2002, UNESSCO đã đưa ra định nghĩa về “văn hoá”: “Văn hoá nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung

sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” (Tuyên bố chung của Unessco

về “tính đa dạng của văn hoá”).

Trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt, Nguyễn Văn Chiến không đưa ra khái niệm “văn hoá” mà trả lời câu hỏi “Văn hoá là gì?” bằng một số ý sau:

- Văn hoá phải là một hiện tượng, một phạm trù thuộc về con người, do con người làm nên. Vì vậy, văn hoá là tiêu chuẩn, tiêu chí hiển nhiên khu biệt

con người - động vật với con vật, làm con người tách dần khỏi thế giới động

vật. Nói cách khác, chủ nhân duy nhất của văn hoá là con người.

- Văn hóa là một sản phẩm lao động đặc thù của xã hội loài người. Nó phản ánh cách con người tiếp cận, chia cắt, nhận thức và hoạch định toàn bộ thế giới xung quanh mình theo hai thế giới khác nhau mà hoàn toàn gắn bó với nhau chặt chẽ: thế giới thực tại và thế giới biểu tượng.

- Một hiện tượng văn hoá luôn luôn tồn tại với những lí do riêng của nó. - Thành tựu của nền văn hoá là con người. Văn hoá không phải là các vật đơn thuần ta sờ thấy được một cách cụ thể. Hiện tượng văn hoá hiện diện trước ta, trong ta như một thế giới được vật thể hoá, một thế giới được khúc xạ rõ ràng. Con người, với tư cách là chủ thể văn hoá trong sự tiếp cận của mình về thế giới thực tại buộc phải đối mặt với 3 vùng không gian sau đây: 1. Thế giới tự nhiên xung quanh mình (môi trường tự nhiên); 2. Cộng đồng mà anh ta đang sống (môi trường xã hội); 3.Và cuối cùng, chính bản thân anh ta (sự nhận thức chính bản thân mình).

Tác giả Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại, với các định nghĩa trên tuy khác nhau về đặc điểm nhưng có điểm chung là nói đến văn hóa. Coi văn hoá là sản phẩm tinh thần của con người. Chúng được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người với xã hội. Ngược lại, cũng chính văn hoá lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững, phát triển cho xã hội. Hơn thế, “văn hoá” là bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong đời sống. Còn biểu hiện của văn hoá ra thành những cái cụ thể thì rất đa dạng mà người ta quy thành hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, các giá trị có ích cho con người và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện phục vụ cho xã hội,…

Khi nói đến văn hoá là chúng ta phải nhắc tới các biểu tượng của nó. Bởi biểu tượng của văn hoá sẽ mang dấu ấn của nền văn hoá, dấu ấn của dân tộc sản sinh và sử dụng nó. Chúng ta vẫn thường nói đến những biểu tượng trong khoa học và biểu tượng trong văn hoá. Nếu biểu tượng của khoa học mang tính phổ quát trong phạm vi nhân loại thì biểu tượng văn hoá phần lớn mang tính cộng đồng và tính dân tộc. Ví như cùng một sự vật nhưng với mỗi nền văn hoá khác nhau lại mang ý nghĩa biểu tượng khác nhau, thậm chí có thể trái ngược nhau. Hơn nữa, mỗi nền văn hoá luôn mang trong mình các hệ biểu tượng riêng mang tính ổn định tương đối, và chứa đựng một tiềm năng có thể biến đổi, thay đổi hoặc bổ sung ý nghĩa theo thời gian.

1.3.2. Ngôn ngữ vừa là một thành tố văn hoá, vừa là phƣơng tiện để phản ánh, lƣu giữ và phát triển nhiều thành tố văn hoá khác

Đó là ta đang bàn tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. Khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, tác giả Nguyễn Văn Chiến trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt đã đưa ra “ba định đề cơ bản nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá” như sau:

Thứ nhất: Ta nói ngôn ngữ bình đẳng với văn hoá hay độc lập với văn hoá bởi vì cả hai đều là sản phẩm của con người lao động có tư duy (Homo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sapiens). Đó là những hiện tượng nhân loại (Human phenomena). Thế nhưng ngôn ngữ lại chính là sản phẩm văn hoá của nhân loại giống như tất cả những sản phẩm văn hoá khác…Ngôn ngữ, nói cho chính xác, là một hiện tượng văn hoá, nằm trong văn hoá. Văn hoá có ngoại diên lớn, trong khí đó ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhưng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau.

Thứ hai: Ngôn ngữ là một hiện tượng văn hoá, thuộc phạm trù văn hoá, cho nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hoá cũng đều tương tự như là đặc tính, thuộc tính của ngôn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ.

Thứ ba: Khác với mọi hiện tượng văn hoá khác, ngôn ngữ là một hiện

tượng văn hoá đặc thù, do chỗ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Ngôn ngữ là một sản phẩm văn hoá nhưng lại đồng thời là phương tiện ghi nhận các hiện tượng văn hoá khác; là chỗ bảo lưu lâu dài các sự kiện văn hoá; là công cụ thể hiện các đặc trưng văn hoá cộng đồng;

2. Với chức năng của mình là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ trong hoạt động hành chức luôn luôn phải chịu sự chi

phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hoá cộng đồng. [19, tr.50 - 53]

Trong phạm vi nghiên cứu về “đất rừng” và “con người” trong truyện

Đất rừng phương Nam, chúng tôi chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn

hoá ở các phương diện sau:

- Các loại động vật và thực vật xuất hiện trong truyện Đất rừng phương Nam thể hiện những vẻ đẹp và sự giàu có đến kì lạ của “đất rừng” phương

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ đất rừng và con người trong truyện đất rừng phương nam (Trang 29 - 171)