Ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ đất rừng và con người trong truyện đất rừng phương nam (Trang 27 - 171)

1.1.2.1. Nghĩa là gì?

Trong ngôn ngữ học đại cương, F.de. Saussure quan niệm: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu có hai mặt: cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Cái biểu hiện là hình ảnh âm thanh, cái được biểu hiện là nội dung, khái niệm, nghĩa. Vì vậy, nghĩa là cái khái niệm, là cái được biểu hiện. Do vậy, so với cái biểu hiện thì nghĩa trừu tượng hơn.

Tuy nhiên, quan niệm của F.de.Saussure còn hạn chế vì chưa nói rõ “khái niệm là gì và nó được hình thành như thế nào?” và chưa đề cập đến hai nhân tố quan trọng khác là hiện thực và chủ thể ngôn ngữ. Sau này, biết được hạn chế đó của F.de.Saussure, nhiều tác giả đã có thêm những kiến giải về nghĩa một cách thuyết phục hơn. Chẳng hạn như Ogden, Rchards, G.tern, S.Ullman, Lyons,…đã khắc phục được những hạn chế của F.de.Saussure.

Khi nghiên cứu vấn đề nghĩa của từ, người ta thấy khá nhiều nhân tố liên quan tới việc hình thành nghĩa của từ như: hình thức ngữ âm của từ, sự vật hiện tượng được gọi tên, khái niệm được từ biểu thị, những yếu tố hệ thống ngôn ngữ chi phối, liên quan tới nghĩa của từ, tình cảm, thái độ, ý thức, tư tưởng, cách cảm nghĩ của người sử dụng ngôn ngữ, văn cảnh mà từ xuất hiện. Trong các nhân tố nói trên, những nhân tố được coi là quan trọng nhất liên quan tới việc hình thành nghĩa của từ là sự vật, hiện tượng được từ gọi tên; khái niệm được từ biểu thị và những yếu tố thuộc hệ thống ngôn ngữ.

Quá trình hình thành nghĩa của từ: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan phản ánh vào tư duy con người thành khái niệm (về sự vật, hiện tượng). Các khái niệm ấy đi vào hệ thống ngôn ngữ được ngôn ngữ hoá, trở thành nghĩa của từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt: “Nghĩa của từ (cũng như các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó. Hiểu nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu đơn vị ấy có

quan hệ với cái gì, tức là nó biểu thị cái gì.” [32, tr.78].

Sau khái niệm “nghĩa của từ”, thường có những sự phân biệt: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm, nghĩa biểu hiện, nghĩa cấu trúc, nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa chuyển tiếp, nghĩa gốc, nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn,...

1.1.2.2. Trƣờng nghĩa là gì?

Trong hệ thống ngôn ngữ, giữa các đơn vị từ vựng luôn tồn tại những mối quan hệ qua lại nhất định. Một trong những mối quan hệ giữa các đơn vị từ vựng mà các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm là mối quan hệ về nghĩa. Với việc thừa nhận sự tồn tại của đơn vị từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ và tập trung làm rõ mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng, một thứ lí thuyết mới đã ra đời - lí thuyết trường nghĩa.

Lí thuyết trường nghĩa xuất hiện trong nghiên cứu ngôn ngữ học vào những năm 20 - 30 của thế kỉ XX, được khởi xướng bởi các nhà ngôn ngữ học Đức và Thuỵ Sĩ. Nhắc đến lí thuyết về trường nghĩa người ta nhớ ngay đến các tên tuổi như: J.Trier, L.Weisgerber, Meyer... Lúc đầu, lí thuyết “trường” này có tham vọng quá lớn, chia hết các từ vào các trường, vạch ranh giới triệt để giữa các trường. Về sau, lí thuyết này được vận dụng một cách “khiêm tốn” hơn, không phân trường toàn bộ vốn từ mà chỉ nghiên cứu một vài trường nhỏ (trường từ vựng hay nhóm từ vựng ngữ nghĩa). Ngày nay, lí thuyết trường nghĩa là một trong những lí thuyết ngữ nghĩa đã và đang được vận dụng một cách rộng rãi để nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa của rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Ở Việt Nam, lí thuyết trường nghĩa được du nhập muộn hơn - vào những năm 70 và gắn liền với tên tuổi của nhà ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu. Với công trình “Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt”, (Nxb Giáo dục, 1981), lần đầu tiên ở Việt Nam lí thuyết về trường nghĩa đã được trình bày đầy đủ, hệ thống. Sau này, lí thuyết trường nghĩa đã được các nhà Việt ngữ ứng dụng rộng rãi trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiên cứu từ vựng tiếng Việt. Tại sao lí thuyết trường nghĩa lại có sức lan toả mạnh mẽ như vậy?

Ưu điểm của lí thuyết trường nghĩa là ở chỗ nó chẳng những giúp miêu tả từ vựng của các ngôn ngữ một cách hệ thống mà còn cho phép dễ dàng so sánh các ngôn ngữ, các nhóm từ với nhau, tìm ra những đặc điểm riêng phổ quát cũng như những nét đặc thù của từng ngôn ngữ, từng nhóm từ.

Khi nghiên cứu lí thuyết về trường nghĩa, đa số các nhà ngôn ngữ học thống nhất: “Trường nghĩa chính là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về

nghĩa”. Nói cách khác, trường nghĩa chính là các nhóm từ vựng ngữ nghĩa

được phân chia theo chủ đề và nghiên cứu các trường từ vựng thực chất là nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa, quan hệ ngữ nghĩa, cơ chế hoạt động của chúng.[22, Tr.227].

F.de Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai dạng quan hệ cơ bản của ngôn ngữ, là quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính, quan hệ hình tuyến...) và quan hệ dọc (quan hệ hệ hình). Tương ứng với hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trường nghĩa là:

Trường nghĩa ngang (trường tuyến tính) Trường nghĩa dọc (trường trực tuyến).

Ở trường nghĩa dọc, lại được phân chia thành: trường biểu vật, trường biểu niệm và trường liên tưởng.

1.2. Ngôn ngữ và văn học

1.2.1. Ngôn ngữ - chất liệu sử dụng trong văn học Ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt, ngôn ngữ là:

1. Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng cùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau.

2. Hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo. Ngôn ngữ điện ảnh.

3. Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, ngôn ngữ là:

1. Một trong những hệ thống kí hiệu độc đáo, là phương tiện cơ bản và quan trọng nhất của việc giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng người và cũng là phương tiện phát triển của tư duy, truyền đạt các truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học. Thuật ngữ “ngôn ngữ” cần được hiểu là ngôn ngữ tự nhiên của con người (đối lập với các ngôn ngữ nhân tạo và ngôn ngữ của động vật). Sự nảy sinh và phát triển của ngôn ngữ có liên quan mật thiết đến sự phát sinh và tồn tại của loài người. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu phát sinh tự nhiên, phát triển có quy luật và mang đặc trưng xã hội. Đó là một hệ thống tồn tại trước hết không phải cho từng cá nhân mà cho một cộng đồng xã hội nhất định.Vì gắn chặt với một cộng đồng loài người trong quá trình xuất hiện và phát triển, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ và tư duy tạo thành một thể thống nhất hữu cơ, bởi lẽ cái này không thể tồn tại nếu không có cái kia. Vốn là một sản phẩm của hoạt động của con người, ngôn ngữ có tính mục đích. Ngôn ngữ là một hệ thống phương tiện biểu hiện nhằm đáp ứng một mục đích nào đấy. Thực chất của ngôn ngữ với tính cách là một hệ thống kí hiệu nằm trong tính chất không có nguyên do của mối quan hệ giữa hình thức âm thanh và ý nghĩa, tức là tính võ đoán giữa hai bình diện này của kí hiệu ngôn ngữ.

2. Toàn bộ các động tác của cơ thể, âm thanh v.v...được giới động vật sử dụng trong việc giao tiếp với nhau (để báo trước về sự nguy hiểm, thông báo về nơi kiếm mồi và những thông tin khác). Ví dụ: ngôn ngữ động vật; ngôn ngữ loài ong.

3. Hệ thống kí hiệu bất kì mô phỏng một chức năng nào đó của ngôn ngữ tự nhiên hoặc hoạt động với tư cách là cái thay thế cho ngôn ngữ tự nhiên. 4. Biến dạng của lời nói với những đặc trưng phong cách riêng. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Văn học là gì?

Theo Lại Nguyên Ân: “Văn học là nghệ thuật ngôn từ, một trong số các loại hình nghệ thuật (cùng hàng với các loại hình nghệ thuật khác: kiến trúc, âm

nhạc, nghệ thuật tạo hình, vũ đạo, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh...). [3, tr.391.]

Theo Phương Lựu (chủ biên): “Văn học là nghệ thuật ngôn từ, thực chất là nói văn học là nghệ thuật sử dụng câu văn, lời văn, bài văn (nói, viết) vào

mục đích nghệ thuật.[ 54, tr.184].

Như chúng ta đã biết, trong nghệ thuật không có tính hình tượng nghệ thuật chung chung, mà chỉ có các hình tượng nghệ thuật gắn liền với một chất liệu cụ thể được dùng để thể hiện các loại hình tượng nghệ thuật: hình tượng hội hoạ, hình tượng âm nhạc, hình tượng sân khấu, hình tượng văn học... Tính chất, đặc trưng của một loại hình nghệ thuật gắn liền với đặc điểm và khả năng của chất liệu được sử dụng xét từ một phương diện, văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Chính vì vậy sẽ không hiểu được đặc trưng của văn học nếu bỏ qua đặc điểm thể hiện nghệ thuật của ngôn từ.

1.2.2. Ngôn ngữ vừa là phƣơng tiện truyền tải, vừa là đích hƣớng tới của văn học

Ngôn ngữ được xem là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học. Mặc dù tất cả các môn nghệ thuật đều nhận thức, phản ánh cuộc sống của con người và biểu đạt nội dung của nó bằng hình tượng. Khác với các môn nghệ thuật khác, văn học dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng. Cho nên người ta gọi văn học là nghệ thuật ngôn từ. Văn học bao gồm: văn học dân gian và văn học viết. Nhưng không phải mọi tác phẩm bằng ngôn từ đều là văn học. Ví dụ như: thư từ, hoá đơn, sách giáo khoa, công trình khoa học, một bài

nói chuyện,... tuy cũng diễn đạt bằng lời văn nhưng đều không phải là văn học.

Chỉ tác phẩm nào với mọi phương tiện của lời nói như nghĩa, vần, nhịp, ngữ

điệu, các biện pháp tu từ ... để tạo ra những hình tượng nghệ thuật mới gọi là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Và nhờ sử dụng ngôn từ như một chất liệu có khả năng khêu gợi trí tưởng tượng, óc liên tưởng và đánh thức dậy những ấn tượng đủ loại ở người đọc mà hình tượng văn học có lợi thế hơn nhiều nghệ thuật khác trong việc nhận thức, phản ánh thế giới. Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học có khả năng phản ánh quá trình vận động không ngừng của đời sống trong mọi kích thước, chiều hướng của không gian, thời gian. Có thể nói, nhờ lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học có khả năng thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực của thế giới hiện thực để trở thành bộ “bách khoa toàn thư" về cuộc sống.

Tóm lại, văn học là một môn nghệ thuật có những đặc điểm riêng biệt. Có thể nói, máu thịt và linh hồn của văn học là ở hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ. Nhờ có những đặc điểm ấy, văn học bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá của con người. Người ta đã từng khẳng định ngôn từ vừa là phương tiện truyền tải, vừa là đích hướng tới của văn học, tức là người ta muốn nói tới mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Là phương tiện truyền tải tức là muốn nhấn mạnh đến nó là chiếc cầu nối giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực. Đồng thời ngôn ngữ vừa là đích hướng tới của văn học vì văn học luôn coi đích của mình là nghệ thuật ngôn từ, là vẻ đẹp thẩm mĩ. Nó là phương tiện chính, chủ yếu cấu thành nên vẻ đẹp của văn học, vừa là phương tiện chuyên chở vừa là đích hướng tới của văn học.

1.3. Ngôn ngữ và văn hoá 1.3.1. Văn hoá là gì? 1.3.1. Văn hoá là gì?

Chúng ta đã thừa nhận và khẳng định khái niệm “văn hoá” xuất hiện rất sớm ở phương Đông cũng như ở phương Tây. Trong thời kì lịch sử cổ đại ở Trung Quốc, “văn hoá” được hiểu là cách thức hành xử trong xã hội của tầng lớp thống trị. Chúng dùng “văn hoá” và “giáo hoá”, dùng những lời hay, ý đẹp để cảm hoá dân chúng đi theo và phục tùng chúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Còn ở phương Tây, khái niệm “văn hoá” bắt nguồn từ chữ Latinh: cultus, có nghĩa là “trồng trọt”, tạo ra những sản phẩm phụ vụ cho con người. Về sau khái niệm “văn hoá” phát triển với nhiều nghĩa khác nhau tạo sự phong phú cho từ “văn hoá”. Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau, điểm nhìn khác nhau , cách hiểu khác nhau mà từ “văn hoá” trong các ngôn ngữ khác nhau đều có nhiều nghĩa, từ đó mà những nhà nghiên cứu hình thành những khái niệm khác nhau về “văn hoá”. Nhưng định nghĩa văn hóa là gì? vẫn đang là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Hiện nay đã có khoảng trên 500 định nghĩa khác nhau về văn hoá.

Theo Từ điển tiếng Việt,văn hoá” là:

1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong các quá trình lịch sử.

2. Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát).

3. Tri thức, kiến thức khoa học (nói tổng quát). Ví dụ: Học văn hoá, trình độ văn hoá...

4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.

5. Nền văn hoá của một thời kỳ cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Ví dụ: Văn hoá rìu

hai vai, văn hoá gốm màu, văn hoá Đông Sơn. [62, tr.1079].

Cựu Tổng Giám đốc UNESSCO Federico Mayor đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2002, UNESSCO đã đưa ra định nghĩa về “văn hoá”: “Văn hoá nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung

sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” (Tuyên bố chung của Unessco

về “tính đa dạng của văn hoá”).

Trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt, Nguyễn Văn Chiến không đưa ra khái niệm “văn hoá” mà trả lời câu hỏi “Văn hoá là gì?” bằng một số ý sau:

- Văn hoá phải là một hiện tượng, một phạm trù thuộc về con người, do con người làm nên. Vì vậy, văn hoá là tiêu chuẩn, tiêu chí hiển nhiên khu biệt

con người - động vật với con vật, làm con người tách dần khỏi thế giới động

vật. Nói cách khác, chủ nhân duy nhất của văn hoá là con người.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ đất rừng và con người trong truyện đất rừng phương nam (Trang 27 - 171)