0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT MÂY TRE ĐAN HƯNG THỊNH (Trang 31 -34 )

4.1 Thành tựu

- Số lượng khách hàng tăng từ 2 lên 10 khách hàng, công ty đã xuất khẩu ra một số nước như Nhật bản, Đài Loan, Sigapo, Hàn Quốc, Mỹ,.... Số lượng mẫu mã không ngừng tăng lên với ban đầu chỉ là những mặt hàng đơn giản như khay mây, lẵng hoa,... thì nay doanh nghiệp đã sản xuất những đồ trang trí nội thất như đèn mây, khung tranh,...tính đến năm 2011 Doanh nghiệp đã có gần 30 mẫu mã sản phẩmđược xuất khẩu ra nước ngoài.

- Trong thời gian tiến hành hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, đặc biệt là trong 3 năm gần đây, công ty đã tìm được một số lượng bạn hàng nhất định đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng mới, công ty cũng luôn để tâm duy trì tốt quan hệ sẵn có với những bạn hàng cũ.

- Tổng doanh thu trong 3 năm gần đây tăng trưởng ổn định, thu nhập người lao động tăng hàng năm từ 13% - 20% . Doanh nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân, giúp phát triển kinh tế địa phương.

4.2 Hạn chế

- Hệ thống tiêu thụ trong nước còn khá hẹp, thị trường xuất khẩu còn hạn chế.

- Đặc thù của sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là chủ yếu sản xuất thủ công. Một vấn đề đặt ra là liệu những sản phẩm được làm thủ công từ những người lao động khác nhau với trình độ tay nghề khác nhau, có đảm bảo được một chất lượng đồng đều như nhau hay không. Câu trả lời chắc chắn là không. Điều đó có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất ra với chất lượng không đồng đều.

- Mặc dù công ty đang chú trọng đến khâu thiết kế sản phẩm, luôn luôn tìm kiếm thông tin nhằm xác định thị hiếu tiêu dùng mới của người tiêu dùng nước ngoài. Tuy nhiên, nằm trong hạn chế chung của cả ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Đặc thù của hàng thủ công mỹ nghệ là phải luôn luôn thay đổi hình thức, đưa ra những mẫu mã mới, kiểu dáng mới để chào hàng với khách nước ngoài, do đó khâu thiết kế có vai trò cực kỳ quan trọng.

- Do khai thác không có quy hoạch, nguồn nguyên vật liệu ở nước ta đang dần cạn kiệt. Như vậy, trong tương lai doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với viễn cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu, thêm vào đó giá cả sẽ tăng lên. Nếu không có giải pháp khả thi về vấn đề nguyên vật liệu thì việc sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ, hay nói cách khác sẽ bị chững lại. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có chủ trương phối hợp với các ban ngành và các cơ quan chức năng để có biện pháp quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất.

- Một hạn chế nữa ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của doanh nghiệp, đó là vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay còn hạn hẹp. Chủ yếu nguồn vốn của doanh nghiệp là vốn tự có, lợi nhuận tái đầu tư và một phần là vốn đi vay. Điều này gây hạn chế về khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn từ phía các đối tác đến từ thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Châu Âu một thị trường đầy tiềm năng mà doanh nghiệp sẽ mở rộng.

4.3 Nguyên nhân

dù doanh nghiệp đã có kế hoạch đầu tư nhiều vào thiết kế sản phẩm, tuy nhiên do đặc thù của sản phẩm là vòng đời ngắn nên doanh nghiệp vẫn đang thiếu các mẫu thiết kế. Đây không phải là khó khăn của riêng doanh nghiệp mà của cả ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung.

- Doanh nghiệp chưa thành lập bộ phận hoạch định và quản lý việc thực hiện các chính sách Marketing,mặt khác quản lý công ty chủ yếu là những người đã lớn tuổi làm việc dựa vào kinh nghiệm vì vậy khó nắm bắt được xu hướng của thị trường nói chung và văn hóa các nước nói riêng, không nắm rõ về luật quốc tế, dẫn đến thiếu thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh,về khả năng xuất khẩu các sản phẩm mây tre đan đến các nước bị hạn chế.

- Các nhân viên làm công tác nghiên cứu thị trường của công ty hiện còn thiếu và chưa có chuyên môn nghiệp vụ cao, đa phần làm theo kinh nghiệm.

Từ phía Nhà nước:

- Nhà nước vẫn chưa có những chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chẳng hạn như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc nếu có thì đòi hỏi những thủ tục thế chấp mới được vay vốn. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lại là những cơ sở nhỏ, chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công cho nên gặp khó khăn trong việc vay được một khoản vốn tương đối.

- Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu, nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và của công ty nói riêng còn nhiều hạn chế. Mặt khác, những thông tin hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp còn rất chung chung, không hướng vào phân tích, nghiên cứu sâu từng thị trường. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp khó khăn hơn khi tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu

- Thủ tục xuất nhập khẩu còn tương đối phức tạp, rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIÊU THỤ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT MÂY TRE ĐAN THỤ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT MÂY TRE ĐAN

HƯNG THỊNH

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT MÂY TRE ĐAN HƯNG THỊNH (Trang 31 -34 )

×