Trạng thái tử cung khi phát hiện bệnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu diễn biến nồng độ βhcg huyết thanh ở bệnh nhân u nguyên bào nuôi kháng mtx (Trang 31 - 32)

Bảng 3.5. Trạng thái tử cung khi phát hiện bệnh.

Tình trạng tử cung Nhóm nghiên cứu Nhóm so sánh p n % n % Đã cắt 13 11,4 31 13,6 > 0,05 Bình thường 4 3,5 0 0 < 0,05 Tử cung to 97 85,1 197 86,4 > 0,05 Tổng 114 100% 228 100% Nhận xét:

Dấu hiệu TC to chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm: 85,1% ở nhóm nghiên cứu và 86,9% ở nhóm so sánh, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Trong nhóm so sánh, tỷ lệ BN đã cắt TC trước đó là 13,6%, không có BN nào có TC bình thường.

Trong nhóm nghiên cứu, tỷ lệ BN đã cắt TC trước đó là 11,4%, có 3,5% số BN có TC bình thường.

Ở thời điểm phát hiện bệnh và bắt đầu điều trị tại Viện có 97 BN thuộc nhóm nghiên cứu và 197 BN thuộc nhóm so sánh có kích thước TC to hơn

bình thường, được chia thành các nhóm theo kích thước TC có thai tương ứng khi khám bằng tay, chúng tôi thấy:

Biểu đồ 3.1. Kích thước tử cung bất thường.

Nhận xét:

Trong số BN có TC to hơn bình thường ở nhóm nghiên cứu, số BN có TC to bằng thai 1 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (60,8%), 25,8% BN có TC to bằng thai 2 tháng, còn lại là những BN có TC to bằng thai 3 tháng và 4 tháng.

Trong số BN có TC to hơn bình thường của nhóm so sánh, có 73,1% BN có TC to bằng thai 1 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, 15,7% BN có TC to bằng thai 2 tháng, còn lại là những bệnh nhân có TC to bằng thai 3 tháng và 4 tháng.

Tỷ lệ BN có TC to bằng thai 1 tháng ở nhóm so sánh cao hơn tỷ lệ BN có tử cung 1 tháng với ở nhóm nghiên cứu với p < 0,05. Tỷ lệ BN có TC to bằng thai 2 tháng ở nhóm nghiên cứu cao hơn tỷ lệ BN có TC to bằng thai 2 tháng ở nhóm so sánh với p < 0,05.

Một phần của tài liệu nghiên cứu diễn biến nồng độ βhcg huyết thanh ở bệnh nhân u nguyên bào nuôi kháng mtx (Trang 31 - 32)