CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đai bụng trong phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy (Trang 38 - 43)

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm bệnh nhân.

4.1.1. Giới, tuổi, nguyên nhân.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ nam nữ là 3,3: 1. Số bệnh nhân trong độ tuổi lao động là cao nhất (67,6 %) và nguyên nhân gây ra chấn thương tủy sống chủ yếu là là do tai nạn giao thông (47,1 %). Theo nhiều tác giả khác, tỷ lệ nam: nữ là 3:1 hay 4: 1 còn nguyên nhân thì mỗi tác giả lại có những thống kê khác nhau. Theo Đoàn Hoài Linh (2004) tỷ lệ tổn thương tủy sống do tai nạn giao thông và tai nạn lao động là nguyên nhân chủ yếu chiếm tới 85,9 % trong đó tai nạn giao thông là 53,5 % [8]. Về độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu chúng tôi, điều đó cũng hợp lý bởi: Độ tuổi lao động là độ tuổi phải tiếp xúc với nhiều điều kiện làm việc khác nhau , môi trường làm việc cũng như thời gian và cường độ làm việc nhiều hơn so với độ tuổi còn lại, nên sẽ làm tăng nguy cơ cũng như tỷ lệ bị rủi ro trong công việc, trong cuộc sống. Về tỷ lệ người bị liệt tủy do tai nạn giao thông trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như mọt số nghiên cứu trước chiếm tỷ lệ cao nhất cũng phản ánh đúng với thực trạng ở Việt Nam tỷ lệ tai nạn giao thông ngày càng tăng sẽ làm tăng số lượng bệnh nhân liệt tủy, làm thiệt hại về kinh tế cũng như để lại gánh nặng cho xã hội về mặt tinh thần.

4.2.2. Vị trí tổn thương

Trong số những bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 3 bệnh nhân tổn thương tủy cổ từ C4 trở lên (chiếm 8,8%). Thông thường tổn thương tủy cổ cao từ C4 trở lên thường gây ra tử vong cho bệnh nhân ngay sau tai nạn hoặc trên đường vận chuyển do liệt cơ hô hấp nên những bệnh

nhân này gặp tại trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh Viện Bạch Mai là rất ít. 3 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phải được hỗ trợ hô hấp trong quá trình điều trị tại khoa cho đến khi tình trạng ổn định mới có thể tập luyện, đo chức năng hô hấp.

Theo y văn cột sống dễ bị tổn thương ở những vị trí di động, đặc biệt khi vùng đó sát ngay với phần kém di động [10].Ở cổ, cột sống C5,C6,C7 là hay tổn thương nhất vì đây là đoạn đi động ngay trên cột sống ngực được cố định chắc bởi khung sườn. Khi CTCS thì hiếm khi gây tổn thương tủy cắt ngang mà tổn thương thường lan dọc lên một vài khoanh tủy so với vị trí nặng nhất. Mỗi đốt tủy lại cao hơn đốt tủy cùng tên. Như vậy thì mức đốt tủy C5,C6 là hay tổn thương nhất.Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đoạn tủy cổ C5- C6 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tới 69.82% trong số những bệnh nhân chấn thương tủy cổ.

Kết quả trên cũng tương tự nhưng kết quả của Đỗ Đào Vũ (2006): tổn thương tủy sống cổ C5- C7 chiếm 69.45%(21), Lương Tuấn Khanh (1998): Tổn tương tủy sống C5- C6 chiếm 55%[4], Ngô Xuân Trường (2012): Tổn thương tủy sống cổ C5- C6 chiếm 68.45 %.

4.2.3 Mức độ tổn thương

Trong nghiên cứu chúng tôi tổn thương ASIA – A chiếm tỷ lệ cao nhất 55,9 %, trong khi đó ASIA – B là 17,6%, ASIA C là 14,7%, ASIA D là 11,8 %. Kết quả này của chúng tôi cũng năm trong dịch tễ chung. Theo Hà Kim Trung, trong 40 bệnh nhân tủy sống cổ tại khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Việt Đức từ 1996 -2000, có 67,5% bệnh nhân liệt hoàn toàn và 32,5 % bệnh nhân liệt không hoàn toàn [10].

Thực tế, khi tổn thương tủy sống có thể nhẹ nhưng do cách di chuyển không đúng, các loại sơ cứu ban đầu chưa được hữu hiệu gây thương tổn nặng

hơn, nên lâm sàng thương tổn nặng thường chiếm tỷ lệ cao.Bởi vậy để giảm mức thương tổn tủy sống, theo chúng tôi cần chú trọng tới cách sơ cứu ban đầu. Đồng thời phổ biến kiến thức cho mọi người, nếu nghi ngờ chấn thương cột sống phải cố định cột sống cho tốt, rồi chuyển lên tuyến trên để điều trị kịp thời.

4.3 Các thông số chức năng hô hấp

Qua bảng 3.4 ta thất chỉ số FVC có xu hướng tăng dần khi vị trí tổn thương tủy thấp dần. Cụ thể như đã nêu ở trên, nhóm tổn thương tủy cổ cao (C4 trở lên) có chỉ số FVC thấp nhất, tiếp theo là nhóm tổn thương tủy cổ thấp và ngực cao (C5- D6), và nhóm tủy ngực thấp (D7- D12) có FVC cao nhất. Như vậy nghiên cứu này chỉ ra chức năng thông khí phổi của bệnh nhân liệt tủy giảm dần khi tổn thương tủy càng cao, kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Ngô Xuân Trường (2012) khi nghiên cứu trên 35 bệnh nhân.

Qua bảng 3.5, chúng tôi nhận thấy rằng có sự khác biệt chỉ số FVC ở 2 lần đo, tương ứng với việc có sử dụng đai bụng hay không sử dụng đai bụng, cụ thể hơn ở đây việc sử dụng đai bụng sẽ làm tăng chỉ số FVC, việc tăng chỉ số FVC mang ý nghĩa thống kê với p= 0. 0145 với độ tin cậy 95 %. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Boaventura (2003) [14] và Hart (2005) [19]. Như vậy theo nghiên cứu này cũa chúng tôi thì việc sử dụng đai bụng sẽ có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng hô hấp.

Bảng 3.6 chúng tôi tách riêng để so sánh hiệu quả trong việc cải thiện chức năng hô hấp trên 3 nhóm đối tượng: Tổn thương tủy cổ cao ( từ C4 trở lên), tổn thương tủy cổ thấp và tủy ngực cao (C5- D7), tổn thương tủy ngực thấp (D7- D12). Nhận thấy có sự khác biệt trước và sau khi sử dụng đai bụng mang ý nghĩa thống kê ở cả 3 nhóm p< 0,05 với độ tin cậy 95 %, chỉ số FVC sau khi sử dụng đai bụng lớn hơn hẳn so với chỉ số FVC trước khi sử dụng đai

bụng ở riêng từng nhóm.Như vậy việc có thể sử dụng đai bụng ở cả 3 nhóm vì đều có hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp.

Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng vị trí tổn thương tủy sống có ý nghĩa quyết định đến chức năng hô hấp của bệnh nhân liệt tủy, đồng thời có thái độ quan tâm như nhau về phương diện hô hấp đối với những bệnh nhân liệt tủy ở bất kỳ mức độ nào.

Cũng qua kết quả này,chúng tôi thấy có sự cải thiện đáng kể về chức năng hô hấp của bệnh nhân liệt tủy ở cả 3 nhóm khi sử dụng đai bụng. Vì vậy có thể sử dụng đai bụng trên những bệnh nhân liệt tủy để dự phòng một số bệnh về hô hấp do rối loạn thông khí hay hạn chế thông khí phổi. Như vậy sẽ làm giảm áp lực khi phục hồi chức năng thứ phát sau khi nằm viện lâu ngày.

Dù đã đạt được một số kết quả song nghiên cứu này còn còn hạn chế về số lượng bệnh nhân do thời gian có hạn và trong quá trình thực hiện chúng tôi còn gặp khó khăn vì có những lúc trục trặc về máy móc thiết bị, và hạn chết về trang thiết bị nên cần có them những nghiên cứu với thời gian, số lượng bệnh nhân nhiều hơn, nhất là việc khảo sát thêm chỉ số dung tích cặn chức năng (FRC) để có thể có cách nhìn toàn diện hơn về hiệu quả cũng như tác dụng của đai bụng trong việc cải thiện chức năng hô hấp trên bệnh nhân liệt tủy.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu CNHH ở 34 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chia thành 3 nhóm theo vị trí tổn thương tủy chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1.Đánh giá CNHH trên bệnh nhân liệt tủy:

Khi đo chức năng hô hấp ở tư thế ngồi, các bệnh nhân đều có xu hướng giảm FVC, làm cho chức năng hô hấp bị hạn chế.

Chức năng hô hấp có xu hướng giảm dần khi vị trí tổn thương tủy sống càng cao. Cụ thể là: Nhóm tổn thương tủy cổ cao (C4 trở lên) có chỉ số FVC thấp nhất, và nhóm tổn thương tủy ngực thấp (D7- D12) có chỉ số FVC cao nhất.

2.Đánh giá hiểu quả của việc sử dụng đai bụng trên bệnh nhân liệt tủy

Việc sử dụng đai bụng sẽ làm tăng chức năng thông khí phổi, thể hiện thông qua việc tăng chỉ số FVC trên bệnh nhân liệt tủy nói chung có ý nghĩa thống kê với p= 0,0145 và độ tin cậy 95%.

Giữa 3 nhóm tổn thương tủy sống đai bụng đều có hiểu quả trong việc cải thiện chức năng hô hấp với p< 0,05 và độ tin cậy 95%.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đai bụng trong phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy (Trang 38 - 43)