ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đai bụng trong phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy (Trang 29 - 34)

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Là bệnh nhân có chấn thương cột sống có liệt tủy đang điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2012 đến 4/2013.

Tiến hành chọn lọc bệnh nhân nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn:

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu

-Bệnh nhân được chẩn đoán xác định Chấn thương cột sống có liệt tủy ở mức D12 trở lên. Bao gồm cả điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.

- Bệnh nhân đã ngồi được (để tiến hành đo phục chức năng hô hấp ở tư thế ngồi).

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:

- Các trường hợp tổn thương tủy sống do các nguyên nhân khác chấn thương cột sống.

- Bệnh nhân còn trong giai đoạn choáng tủy.

- Bệnh nhân có tổn thương phối hợp chấn thương sọ não, nghiện ma túy, nghiện rượu, bệnh lý tâm thần hoặc có giảm hoặc mất tri giác.

- Bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn hô hấp cấp hoặc có tiền sử bị bệnh hô hấp mạn tính trước khi bị chấn thương cột sống.

- Bệnh nhân gãy xương đòn, xương sườn.

2.2.Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:

Chúng tôi tiến hành phương pháp nghiên cứu can thiệp so sánh trước, sau khi sử dụng đai bụng cho 34 bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy từ D12 trở lên đang được điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2012 đến tháng 4/2013.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu gồm mẫu bệnh án theo các bước sau:

- Hỏi tiền sử,khám lâm sàng chọn bệnh nhân nghiên cứu, có tham khảo phim chụp X- quang hoặc CT của bệnh nhân.

- Thu thập các chỉ tiêu lâm sàng.

- Đo chức năng hô hấp (cụ thể là chức năng thông khí phổi) cho tất cả bệnh nhân trước và sau khi sử dụng đai bụng nghiên cứu tại Trung tâm phục hồi chức năng bệnh viện bạch mai:

Ảnh 1 : Máy đo dung tích phổi SPM 3000 Cardiotouch 3000

○ Kỹ thuật đo: tiến hành đo chức năng thông khí phổi cho bênh nhân ở tư thế ngồi theo các tiêu chuẩn đã nói ở trên.

Ảnh 3: Đo chức năng hô hấp bệnh nhân khi đeo đai bụng.

2.2.3.Các chỉ số đánh giá:

- Xác định tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ. - Xác định loại tai nạn.

- Xác định vị trí tổn thương tủy: bệnh nhân được chia thành các nhóm theo vùng tổn thương tủy sống như sau:

○ Nhóm 1: tổn thương tủy cổ cao (mức C1- C4).

○ Nhóm 2: tổn thương tủy cổ thấp và ngực cao (mức C6- D6) ○ Nhóm 3: tổn thương tủy lưng thấp (mức D7 – D12)

- Xác định mức độ tổn thương tủy theo ASIA. - Xác định chỉ số thông khí phổi:

○ Dung tích sống thở mạnh FVC trước và sau khi đeo đai bụng

2.3. Phương pháp thu thập số liệu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.Mức có ý nghĩa được lựa chọn là 5%.

2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Nghiêm túc, tôn trọng và đồng cảm với bệnh nhân. - Mọi thông tin của bệnh nhân phải được giữ bí mật.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đai bụng trong phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy (Trang 29 - 34)