Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Một phần của tài liệu Ề CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG 123 (Trang 31 - 40)

- Báo cáo kế toán quản trị

e. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

2.3.3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên việc hạch toán các chỉ tiêu liên quan đến NVL và CCDC luông được chú trọng nhiều hơn.

a. Phân loại nguyên vật liệu

- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loaị NVL khi tham gia vào quá trình xây dựng sản xuất thì cấu thành thực thể sản phẩm. Các NVL chính được sử dụng trong ngành xây dựng như xi măng, cát, gạch, sắt, thép, đá, …

- NVL phụ: Là những loại NVL tham gia vào quá trình sản xuất kết hợp với NVL chính tạo nên sản phẩm . Ví dụ như: sơn, dầu, mỡ, đinh, ống nước, đèn,…

- Nhiên liệu: Là những thứ vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình SXKD như xăng, dầu…

b. Chứng từ kế toán

Kế toán tình hình nhập xuất vật liệu liên quan đến nhiều chứng từ kế toán khác nhau, bao gồm những chứng từ bắt buộc lẫn những chứng từ có tính chất hướng dẫn hoặc tự lập. Chứng từ kế toán liên quan đến nhập, xuất NVL, CCDC bao gồm:

• Chứng từ nhập

• - Hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTGT-3LL) hoặc Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu số 02GTGT-3LL): Là chứng từ của đơn vị bán lập, xác nhận số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán cho người mua.

• - Biên bản kiểm nghiệm (mẫu số 03-VT) : Áp dụng cho các loại vật tư cần phải kiểm nghiệm trong trường hợp nhập kho với số lượng lớn, các loại NVL có tính chất phức tạp có sự khác biệt lớn về số lượng và chất lượng giữa hóa đơn và thực nhập để làm căn cứ quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản.

- Phiếu nhập kho (mẫu số 01-VT) : là phiếu dùng xác nhận số lượng NVL, CCDC nhập kho xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ.

• Chứng từ xuất

• - Phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT) dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật liệu. Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do phòng cung ứng lập. - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do phòng cung ứng lập dùng để theo dõi số lượng vật liệu di chuyển từ kho này đến kho khác trong nội bộ đơn vị hoặc đến các đại lý....là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết, làm chứng từ vận chuyển trên đường.

• Chứng từ quản lý

- Thẻ kho: Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn từng thứ NVL,CCDC ở từng kho. Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ và xác định trách nhiệm của thủ kho. - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ: Dùng để theo dõi số lượng vật liệu còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị sử dụng, làm căn cứ tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật liệu.

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ: Nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị hàng hoá có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ thừa, thiếu và ghi sổ kế toán.

c. Phương pháp tính giá NVL và CCDC - Giá nhập NVL, CCDC

Giá nhập = Giá mua theo giá bán + Các chi phí mua

- Giá xuất NVL, CCDC: Tính theo giá thực tế đích danh. Nghĩa là xuất hàng ở lô nào thì lấy đúng giá nhập thực tế của lô đó để tính trị giá thực tế vật tư, hàng hóa xuất dùng cho đối tượng sử dụng.

pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất, tồn kho vật liệu, công cụ trên các loại sổ sách kế toán sau mỗi lần phát sinh các nghiệp vụ mua (nhập) hoặc xuất dùng. Giá trị vật tư, HTK trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán theo công thức: Trị giá hàng Trị giá Trị giá Trị giá

tồn kho = HTK + HTK nhập - HTK xuất cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ

Cuối kỳ kế toán, so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tư, HTK trên sổ kế toán, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời và phải điều chỉnh theo số liệu kiểm kê thực tế.

e. Hạch toán chi tiết NVL,CCDC

Nhằm đơn giản hơn trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất, tồn của từng loại kịp thời và chính xác công ty sử dụng phương pháp thẻ song song.

Sơ đồ 2-4: Hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song

Trong đó: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu, kiểm tra f. Tài khoản sử dụng

- TK 151- Hàng mua đang đi đường: Dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hoá, NVL, CCDC đã mua nhưng cuối tháng chưa về đến DN.

- TK 152 - Nguyên vật liệu: Dùng để phản ánh trị giá NVL nhập, xuất, tồn. - TK 153 – Công cụ, dụng cụ: Dùng để phản ánh trị giá CCDC nhập, xuất, tồn.

Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ chi tiết NVL, CCDC Báo cáo nhập – xuất – tồn Kế toán tổng hợp

Ba tài khoản trên là các tài khoản phản ánh về giá trị NVL và CCDC. Công ty chi tiết theo từng chủng loại để hạch toán cũng như ghi sổ các loại tài khoản đó.

Kết cấu chung giống với kết cấu của một tài sản bình thường: Tăng ghi bên Nợ, Giảm ghi bên Có và Số dư bên Nợ.

g. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Có thể khái quát một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đên NVL, CCDC qua sơ đồ

Sơ đồ 2-5: Hạch toán NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên

TK111,112,311,331.... TK 151,152,153,.... TK 621,627,641,642... Mua NVL, CCDC

TK 133 Giá trị NVL, CCDC dùng trực tiếp Thuế GTGT tính vào chi phí trong kỳ

được khấu trừ

TK 411 TK 411 Nhận vốn góp đầu tư Trả vốn góp đầu tư bằng

bằng NVL, CCDC NVL, CCDC

TK 221,222,223,228... TK 221,222,228... Nhận lại vốn góp đầu tư Nhận vốn góp đầu tư bằng

2.3.4. Kế toán tài sản cố định

TSCĐ là tài sản dài hạn mà doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm đem lại lợi ích kinh tế lâu dài trong tương lai. Giá trị TSCĐ trong công ty được xác định khi có đầy đủ bốn tiêu chuẩn quy định của Bộ Tài Chính.

a. Phân loại TSCĐ: Theo hình thái biếu hiện, công ty chia TSCĐ thành 2 loại:

• TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể. Bao gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: Như trụ sở làm việc, nhà kho... Công ty ước tính thời gian sử dụng từ 6 – 25 năm.

- Máy móc, thiết bị: Toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động SXKD như máy cẩu, máy trộn, ...được tính thời gian sử dụng từ 6 -10 năm.

- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Như hệ thống điện, đường ống nước, băng tải,... công ty tính khấu hao trong 6 -10 năm.

- Thiết bị, dụng cụ quản lý và TSCĐ khác ước tính sử dụng trong 4 - 6 năm.

• TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư đemlại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. TSCĐ vô hình bao gồm: quyền sử dụng đất, giấy phép hoặc giấy phép chuyển nhượng...

b. Nguyên giá TSCĐ

Đối với các TSCĐ hữu hình do mua ngoài như máy móc, thiết bị thì nguyên giá của TSCĐ được tinhd theo công thức sau:

Nguyên Giá thanh Thuế, phí, lệ phí chi phí chiết khấu giá = toán cho + phải nộp + trước khi - thương mại, giảm TSCĐ người bán Nhà nước sử dụng giá hàng bán

Còn TSCĐ do công ty tự chế hoặc tự xây dựng nên nguyên giá của tài sản khi đưa vào sử dụng được tính theo công thức sau:

Nguyên Giá thành thực tế Các chi phí liên Các khoản lãi giá = của TSCĐ tự xây + quan trước khi + nội bộ, chi phí TSCĐ dựng hoặc tự chế sử dụng không hợp lý TSCĐ có thể được cấp, điều chuyển đến các đơn vị hạch toán độc lập:

Giá trị còn lại hoặc giá Các chi phí Nguyên giá = trị đánh giá của hợp + liên quan trước đồng giao nhận khi sử dụng c. Giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ

Giá trị hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình tham gia vào SXKD bị cọ xát, ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật... Đây là một chỉ tiêu khách quan, nên khi sử dụng công ty tính toán và phân bổ nguyên giá của TSCĐ vào chi phí cho từng kỳ gọi là khấu hao. Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu Nguyên giá TSCĐ

hao TSCĐ =

hàng năm Số năm dự kiến sử dụng

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao được thực hiện bắt đầu từ ngày giá trị TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia hoạt động SXKD. TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn sử dụng thì không trích khấu hao nữa.

d. Giá trị còn lại của TSCĐ

Giá trị còn lại của TSCĐ là giá trị thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định. Về phương diện kế toán, giá trị còn lại được tính theo nguyên giá sau khi trừ giá trị khấu hao lũy kế tính đến thời điểm xác định.

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn TSCĐ e. Chứng từ kế toán chủ yếu

- Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01- TSCĐ) - Thẻ TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ ( mãu 05 – TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 04 – TSCĐ)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu 06 – TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 02 – TSCĐ)

f. Tài khoản sử dụng

- TK 211: TSCĐ hữu hình và TK 213: TSCĐ vô hình

Phản ánh tình hình hiện có và tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình và vô hình của doanh nghiệp. Kết cấu giống với các tài khoản tài sản khác là tăng thì ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có và số dư ở bên Nợ.

- TK 214: Hao mòn TSCĐ. Phản ánh tình hình biến động của TSCĐ theo giá trị hao mòn. Mặc dù đây là một tài sản nhưng lại có kết cấu giống như một nguồn vốn là tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ và số dư bên Có.

g. Hạch toán một số nghiệp vụ

Có thể được khái quát các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ qua sơ đồ:

Sơ đồ 2-6: Hạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ

TK 111,152,334... TK 211, 213 TK 811, 138 Giá trị còn lại nếu nhượng bán,

thanh lý, trao đổi

TK 241 TK 214 TK 627, 641, 642... Chi phí xây dựng TSCĐ do Giá trị hao Trích khấu hao TSCĐ

lắp đặt xây dựng mòn giảm vào chi phí trong kỳ

TK 411, 711 TK 221, 222, 228... Nhận vốn góp , quà biếu, Góp vốn đầu tư bằng TSCĐ

quà tặng bằng TSCĐ TK 811 TK 3387, 711.. Chênh lệch chênh lệch giảm tăng

TK 3381 TK411 TSCĐ thừa không Trả vốn góp đầu tư hoặc

rõ nguyên nhân điều chuyển cho đơn vị khác

TK 221, 222, 223,... TK 214 TK 211, 213

Nhận lại vốn góp bằng TSCĐ Giá trị hao mòn giảm

Trao đổi TSCĐ tương tự 2.3.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất ở đơn vị xây lắp bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung.

Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định. Cần phân biệt:

- Giá thành dự toán là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình được xác định theo định mức và khung giá quy định

Giá thành dự toán = Chi phí trực tiếp + Chi phí chung

- Giá thành kế hoạch là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá...

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán

- Giá thành thực tế là toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao được xác định theo số liệu kế toán.

a. Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

- Tổng hợp chi phí sản xuất: Cuối kỳ kế toán kết chuyển các loại chi phí về chi phí sản xuất. Nếu có thiệt hại trong sản xuất, xây lắp hay thừa NVLhoặc có phế liệu thu hồi thì ghi giảm chi phí.

- Giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng.

Giá trị của Chi phí SXKD Chi phí SXKD Giá trị của khối lượng dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ khối lượng xây lắp = X xây lắp dở dở dang Giá trị hoàn thành Gía trị dở dang dang cuối kỳ cuối kỳ theo dự toán theo dự toán theo dự toán - Giá thành công trình xây lắp:

Giá thành thực tế Chi phí SXKD Chi phí SXKD Chi phí SXKD khối lượng xây = dở dang + phát sinh - dở dang lắp hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ b. Tài khoản sử dụng

- TK 621: Chi phí NVL trực tiếp - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

- TK 627: Chi phí sản xuất chung

- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - TK 632: Giá vốn hàng bán

c. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Có thể khái quát các nghiệp vụ phát sinh để tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:

Sơ đồ 2-7: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

TK 151, 152 TK 621 TK 154 TK 632 Gía trị NVL dùng Kết chuyển về Giá trị công trình trực tiếp chi phí sản xuất hoàn thành

TK 334, 338 TK 622 TK 211 Chi phí nhân công Kết chuyển về Xây lắp, xây dựng trực tiếp chi phí sản xuất làm TSCĐ

TK 111,112,152,334... TK 623 TK 138, 334, 811... Chi phí sử dụng Kết chuyển về Thiệt hại trong

máy thi công chi phí sản xuất sản xuất, xây lắp

TK 111, 112,214,... TK 627 TK 152, 111, 112... Chi phí sản xuất chung Kết chuyển về Phế liệu thu hồi hoặc

phát sinh chi phí sản xuất các khoản thu bán được

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Ề CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG 123 (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w