Bài 29 CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT *Mục tiêu bài học:
+ Về kiến thức:
1. Học sinh mô tả được hình thái và cấu tạo chung của virut. 2. Học sinh nêu được 3 đặc điểm cơ bản của virut.
+ Về kĩ năng:
1.Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, hoạt động độc lập với SGK. 2.Phát triển kỹ năng tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp.
+ Về thái độ: Từ việc hiểu rõ đặc điểm chung của virut, HS sẽ có nhận thức đúng đắn trong việc phòng tránh những bệnh do virut gây ra ở người, động vật, thực vật.
* Kiến thức trọng tâm: Cấu tạo và hình thái của virut. * Tiến trình bài giảng:
Đặt vấn đề: Giáo viên có thể cho học sinh kể tên một số bệnh do virut gây ra, từ đó đưa vấn đề virut là gì? Virut có cấu tạo như thế nào mà gây nhiều bệnh hiểm nghèo ở người, động vật và thưc vật như vậy?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
*Nội dung bài học:
Hoạt động 1. Tìm hiểu về cấu tạo của virut.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của trò
- Giáo viên phân nhóm học sinh theo năng lực nhận thức của học sinh.
- Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bằng cách trả lời các câu hỏi :
1. Virut là gì? Đặc điểm chung của virut? 2. Virut có cấu tạo như thế nào?
3. Virut có vỏ ngoài khác với virut trần ở đặc điểm nào? (Dành cho nhóm có HS khá, giỏi) - Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận: * Đặc điểm chung của virut:
+ Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào. + Virut có kích thước siêu nhỏ.
+ Virut nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào. + Virrut kí sinh bắt buộc.
*Cấu tạo của virut:
+ Lõi axit nucleic (hệ gen): Chỉ chứa AND hoặc ARN ( chuỗi đơn hoặc kép)
+ Vỏ protein (vỏ capsic): Cấu tạo từ các đơn vị protein gọi là capsome, để bảo vệ axit nucleic. *Một số virut có thêm vỏ ngoài, là lớp kép lipit, mặt vỏ ngoài có các gai glycoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên, giúp virut bám lên bề mặt tế bào. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần. Virut hoàn chỉnh gọi là virion.
Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi dành cho nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hoạt động 2. Tìm hiểu về hình thái của virut
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh Yêu cầu các nhóm hoạt động :
Các HS TB, yếu, kém: Nghiên cứu mục II và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Các HS khá giỏi: nghiên cứu SGK và hoàn
thành phiếu học tập số 2. Các nhóm nghiên
cứu, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Thảo luận chung cả lớp, đối chiếu đáp áp chuẩn của GV và tự điều chỉnh.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hình thái của virut Đặc điểm Ví dụ
1. Cấu trúc xoắn 2. Cấu trúc khối 3. Cấu trúc hỗ hợp
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Các tiêu chí phân loại virut Phân loại virut
1. 2. 3. 4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hình thái của virut Đặc điểm Ví dụ
1. Cấu trúc xoắn
- Capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nucleic.
- Có hình que, sợi, hình cầu.
Virut khảm thuốc lá, virut bênh dại, virut cúm, sởi.
2. Cấu trúc khối
-Capsome sắp xếp theo hình khối đa diện 20 mặt tam giác đều.
Virut bại liệt, mụn cơm, virut hecpep
3. Cấu trúc hỗ hợp
-Đầu có cấu trúc hình khối chứa axit nucleic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn.
Virut đậu mùa, Phago T2.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Các tiêu chí phân loại virut Phân loại virut
1.Căn cứ vào lõi axit nucleic.
2 nhóm: + Virut AND + Virut ARN.
2. Căn cứ vào vỏ ngoài:
2 nhóm:
+ Virut có vỏ ngoài + Virut trần.
3.Căn cứ vào vật chủ mà virut nhiễm vào:
3 nhóm: + Virut động vật. + Virut thưc vật. + Virut vi sinh vật. 4. Hình thái virut 3 nhóm: + Virut hình xoắn + Virut hình khối + Virut hình hỗn hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hoạt động 3. Tìm hiểu về vai trò của hệ gen ở virut
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu học sinh đọc phần thông tin, quan sát hình 29.3 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1. Em hãy giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chủng B? 2. Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virut là thể vô sinh?
3. Theo em có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn?
GV nhận xét , bổ sung và kết luận: 1.Vì virut lai mang hệ gen của chủng A.
2. Khi ở ngoài vật chủ thì virut là thể vô sinh, còn khi nhiễm virut vào cơ thể sống thì nó thể biểu hiện như thể sống.
3. Không thể nuôi cấy virut trên môi trường nhân tạo như vi khuẩn vì virut là kí sinh bắt buộc.
Học sinh thảo luận theo nhóm.
Các nhóm cử đai diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn
Tính chất Virut Vi khuẩn
1.Có cấu tạo tế bào.
2. Chỉ chứa AND và ARN. 3.Chứa cả AND và ARN. 4.Chứa riboxom.
5.Sinh sản độc lập.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Tính chất Virut Vi khuẩn
1.Có cấu tạo tế bào. Không Có
2. Chỉ chứa AND và ARN. Có Không
3.Chứa cả AND và ARN. Không Có
4.Chứa riboxom. Không Có
5.Sinh sản độc lập. Không Có
*Kết thúc bài học: Giáo viên nhận xét giờ học, tuyên dương những HS
ở các nhóm đã tích cực tham gia hoạt động nhóm và tham gia xây dưng bài. Phê bình, nhắc nhở những HS còn lười, ỷ lại các bạn trong khi hoạt động nhóm. Dặn dò HS ôn tập bài ở nhà và đọc phần ghi nhớ trong SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bài 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ *Mục tiêu bài học:
+ Về kiến thức:
1. Trình bày được đặc điểm của quá trình nhân lên ở virut.
2. Nêu được đặc điểm của virut HIV, các con đường lây truyền bệnh và biện pháp phòng ngừa.
+ Về kĩ năng:
1. Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, hoạt động độc lập với SGK. 2. Phát triển kỹ năng tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế.
+ Về thái độ: HS hiểu về HIV là virut gây suy giảm miễn dịch và chính do suy giảm hệ miễn dịch mà xuát hiện các bệnh cơ hội, từ đó HS sẽ có ý thức phòng tránh và có thái độ không phân biệt đối sử với người bị HIV.
* Kiến thức trọng tâm: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ và HIV/AIDS.
* Tiến trình bài giảng:
Đặt vấn đề: Virut không có cấu tạo tế bào, không có quá trình trao đổi
chất, trao đổi năng lượng, chúng phụ thuộc vào hoàn toàn vào tế bào chủ, nên ở virut quá trình sinh sản được gọi là sự nhân lên.
*Nội dung bài học:
Hoạt động 1. Tìm hiểu về Chu trình nhân lên của virut
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
Nghiên cứu thông tin và quan sát hình 30 trong SGK và trả lời các câu hỏi:
1. Nêu đặc điểm các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2. Vì sao mỗi loai virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?
3. Phân biệt chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan? (dành cho nhóm có HS khá giỏi).
4. Làm thế nào virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt?
(dành cho nhóm có HS khá, giỏi). GV bổ sung, kết luận:
1.Đặc điểm các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut:
a. Giai đoạn hấp phụ: Virut bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào ( nhờ mối liên kết hóa học đặc hiệu).
b. Giai đoạn xâm nhập: Đối với Phago, enzim lizoxom phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất, còn vỏ protein nằm ở ngoài. Với virut động vật, đưa cả nucleocapsic vào tế bào, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nucleic.
c. Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut tổng hợp axit nucleic và protein cho mình nhờ enzim và nguyên liệu của tế bào ( 2 loại protein: protein enzim và protein vỏ capsic).
d. Giai đoạn lắp ráp: Lắp axit nucleic vào protein vỏ để tạo virion hoàn chỉnh.
e. Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.
2. Trên bề mặt tế bào có các thụ thể mang tính
HS thảo luận theo nhóm Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đặc hiệu với đối với mỗi loại virut.
3. Virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt, làm tế bào chết ngay được gọi là quá trình sinh tan. Còn virut chui ra từ từ theo lối nay chồi, tế bào vẫn sinh trưởng bình thường được gọi là quá trình tiềm tan.
4. Virut có hệ gen mã hóa enzim liboxom làm tan thành tế bào.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về HIV/AIDS.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
1.HIV là gì? Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người? Hội chứng này dẫn đến hậu quả gì?
2. Thế nào là vi sinh vật cơ hội và bệnh cơ hội? (dành cho nhóm có HS khá, giỏi).
3. HIV lây nhiễm qua những con đường nào và phát triển bệnh qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành các câu hỏi trên. Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện kiến thức: 1. HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (TB lim phô T – đại thực bào) làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
2. Vi sinh vật cơ hội là vi sinh vật lợi dụng luc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công. Bệnh cơ hội là bệnh cơ hội do vi sinh vật cơ hội gây ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4. Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao? 5. Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiẽm HIV? Điều đó gây nguy hiểu như thế nào cho xã hội? 6. Làm thế để phòng tránh HIV?
7. Hãy liên hệ với tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam?
HIV:
- Qua con đường máu. - Qua đường sinh dục.
- Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ. * Các giai đoạn phat triển của bệnh: - Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn “cửa sổ” (2 tuần 3 tháng): không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.
- Giai đoạn không triệu chứng ( 1 năm
10 năm): số lương TB lim phô TCD4 giảm dần.
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS. Các bệnh cơ hội xuất hiện: sốt kéo dài, sút cân, tiêu chảy…
4. Đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao là gái mại dâm, tiêm trích ma túy…
5. Người nhiễm HIV không biết vì không có biểu hiện, nhưng có khả năng lây lan.
6. Biện pháp phòng tránh:
- Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ, 1 chồng.
- Loại trừ tệ nạn xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Củng cố:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đọc phần “ Em có biết”
*Kết thúc bài học: Giáo viên nhận xét giờ học, tuyên dương những HS
ở các nhóm đã tích cực tham gia hoạt động nhóm và tham gia xây dựng bài. Phê bình, nhắc nhở những HS còn lười, ỷ lại các bạn trong khi hoạt động nhóm. Dặc dò HS ôn tập bài ở nhà và đọc phần ghi nhớ trong SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
Bài 31:
VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN *Mục tiêu bài học:
- Về kiến thức:
+ Học sinh nêu được tác hại của virut đối với sinh vật, thực vật và côn trùng.
+ Nêu được nguyên lí và ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật di truyền có sử dụng phago.
- Về kĩ năng: Rèn luyện một số kĩ năng:
+ Nghiên cứu thông tin, tranh hình phát hiện kiến thức. + Khái quát kiến thức.
+ Vận dụng lí thuyết giải thích hiện tượng thực tế. -Về ý thức:
+ Có ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sống cho sinh vật. + Có ý thức tham gia lao động sản xuất tại địa phương.
* Kiến thức trọng tâm: Chỉ ra các virut gây hại và ứng dụng của virut.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đặt vấn đề: Virut không chỉ gây hại ở người mà còn gây bệnh cho các đối tượng khác tức là gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống con người. Tuy nhiên con người lợi dụng một số đặc tính của virut để mang lại lợi ích cho cuộc sống.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về Các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. HS nghiên cứu SGK và bằng kiến thức thực tiễn để trả lời các câu hỏi sau:
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
1.Virut kí sinh ở vi sinh vật(Phago):
1. Nêu một số vi sinh vật điển hình mà virut hay kí sinh và tác hại của virut đối với vi sinh vật?
2. Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi vi khuẩn đang đục bỗng nhiên trở nên trong?
3. Để tránh nhiễm Phago trong công
HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành các câu hỏi trên.
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, thảo luận chung cả lớp.
1. Virut kí sinh ở hầu hết vi sinh vật nhân sơ (xạ khuẩn, vi khuẩn…) hoặc vi sinh vật nhân chuẩn ( nấm men, nấm sợi). Virut gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh như sản xuất kháng sinh, sinh khối, thuốc trừ sâu sinh học, mì chính…
2. Bình nuôi vi khuẩn bị nhiễm virut và virut nhân lên làm chết hàng loạt vi khuẩn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệm vi sinh cần phải làm gì?( Dành cho nhóm có HS khá, giỏi).
4. Con người lợi dụng vi sinh vật để sản xuất những sản phẩm nào phục vụ đời sống?
5. Điều gì xảy ra nếu vi sinh vật bị virut tấn công?
2. Virut kí sinh ở thực vật.
1. Virut xâm nhập vào tế bào thực vật như thế nào?
2. Tại sao virut gây bệnh cho thực vật không tự xâm nhập vào trong tế bào? (Dành cho nhóm có HS khá, giỏi). 3. Cây bị nhiễm virut có biểu hiện như thế nào?
4. Nêu cách phòng bệnh do virut gây ra cho thực vật?
3. Tránh nhiễm phago phải tuân theo quy trình vô trùng nghiêm ngặt trong sản xuất và kiểm tra vi khuẩn trước khi đưa vào sản xuất.
4. Con người đã lợi dụng virut để sản xuất mì chính, thuốc kháng sinh. 5. Virut tấn công thì các quá trình sản xuất bị ngừng, ảnh hưởng tới đời sống.
1.Quá trình xâm nhập của virut vào thực vật:
- Virut không tự xâm nhập được vào thực vật.
- Đa số virut xâm nhập vào thực vật nhớ côn trùng: hút nhựa cây bị bệnh