Quy trình thực hiện phân hóa học sinh trong thiết kế giáo án bao gồm các công việc và theo 6 bước dưới đây:
* Bước 1: Xác định các mức độ (khó, dễ), tính phức tạp của bài học: Tùy từng nội dung của bài mà kiến thức ở mức độ khó dễ khác nhau. Bước này thưc hiện ngay trong phần xác định mục tiêu bài học và xác định kiến thức trọng tâm của bài học.
* Bước 2: Xác định năng lực (nhận thức,…) của từng HS để tổ chức phân nhóm, giao nhiệm vụ,… cho phù hợp. Căn cứ vào khả năng nhận thức của mỗi học sinh, giáo viên phân nhóm gồm từ 4 đến 5 học sinh (tùy theo sỹ số lớp), những nhóm có học sinh khá, giỏi thì được giao nhiệm vụ khó hơn so với nhóm có học sinh yếu kém để nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng tư duy của những học sinh khá giỏi, đồng thời tạo hứng thú học tập đối với các em có khả năng tiếp thu chậm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập (ở các mức độ khác nhau phù hợp với từng đối tượng học sinh) để tổ chức hoạt động dạy - học và trong kiểm tra, đánh giá HS. Sau khi xác định được độ khó, dễ của bài, giáo viên sẽ chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập có liên quan với các mức độ khác nhau phù hợp cho từng nhóm học sinh. Những câu hỏi này sẽ được sử dụng trong hoạt động hợp tác nhóm hoặc trong khâu kiểm tra, đánh giá học sinh.
* Bước 4: Thiết kế giáo án: Sử dụng hoạt động hơp tác nhóm làm phương pháp dạy học với những câu hỏi ở mức độ khó, dễ để phân hóa học sinh.
* Bước 5: Dạy thử và điều chỉnh (nếu cần) * Bước 6: Đưa vào sử dụng