Đặc điểm kế toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Thương mại Hà Dung (Trang 26 - 30)

Bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất, kinh doanh đều phải có các nguồn lực như: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Tài sản cố định là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tài sản dài hạn, phản ánh các nguồn lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn và thời gian hữu dụng dài. Đặc điểm cơ bản nhất của tài sản cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, và khi tham gia vào quá trình đó thì tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phi kinh doanh.

Về kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH Thương mại Hà Dung có một số đặc điểm sau:

- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình: TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ các chi phí mà công ty phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào

trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ.

- Khi TSCĐ được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi, lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng.

Công thức tính khấu hao theo phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng là: Mức khấu hao phải trích bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao x Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao

Số năm sử dụng

Mức khấu hao phải trích bình

quân tháng =

Mức khấu hao bình quân năm 12 tháng

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao bình

quân năm của TSCĐ =

1

x 100

Số năm sử dụng

Theo chế độ hiện hành về việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh (nguyên tắc tròn ngày) nên để đơn giản cho việc tính toán, hàng ngày kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau:

Số khấu hao phải trích trong tháng này = Số khấu hao đã trích trong tháng trước +

Số khấu hao của những TSCĐ tăng thêm trong

tháng này

-

Số khấu hao của những TSCĐ giảm đi trong

tháng này Trong đó: Mức khấu hao TSCĐ tăng thêm tháng này = Mức khấu hao phải trích bình quân tháng của TSCĐ tăng thêm x

Số ngày phải trích khấu hao thực tế trong tháng của TSCĐ

Số ngày thực tế của tháng

Mức khấu hao TSCĐ giảm đi trong

tháng này = Mức khấu hao phải trích bình quân tháng của TSCĐ giảm x

Số ngày thôi trích khấu hao thực tế trong tháng của TSCĐ

Số ngày thực tế của tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định vô hình: Phần mềm kế toán là toàn bộ các chi phí mà công ty đã chi ra tính đến thời điểm đưa phần mềm vào sử dụng. Phần mềm kế toán được khấu hao trong 03 năm.

- Chứng từ sử dụng:

+ Hoá đơn mua bán TSCĐ + Biên bản nghiệm thu TSCĐ

+ Biên bản giao nhận TSCĐ

+ Quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐ + Biên bản thanh lý TSCĐ...

- Tài khoản sử dụng và quy trình kế toán tổng hợp tăng, giảm được mô tả dưới dạng sơ đồ sau:

SƠ ĐỔ 07: KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG TSCĐ

SƠ ĐỒ 08: KẾ TOÁN TỔNG HỢP GIẢM TSCĐ TK 211,213

Công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng TK 241 TK 411 Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ TK 1332 Thuế VAT đầu vào

Giá trị TSCĐ mua sắm không có thuế VAT TK 111, 112, 331 TK 211, 213 TK 214 Giá trị hao mòn TK 811 Xoá sổ TSCĐ chưa hết thời gian sử dụng

TK 3332

Thuế VAT

Giá trị nhượng bán thanh lý

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Thương mại Hà Dung (Trang 26 - 30)