Tác động của nước thải chưa được xử lý [16, 26, 37]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp phân tích các kim loại Bi, Cd, Cu, Ni, Pb, Zn trong nước thải một số làng nghề truyền thống và khu công nghiệp của Huyện Yên Phong Tỉnh Bắc Ninh (Trang 29 - 31)

Các chất bẩn trong nước thải là tác nhân tác động trực tiếp đối với môi trường và sức khỏe con người. Đó là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ phân hủy sinh học, vi

khuẩn gây bệnh, hợp chất hữu cơ khó phân hủy, chất dinh dưỡng (N, P), kim loại nặng và các chất vô cơ hòa tan. Bảng 1.1. đưa ra sự tác động điển hình của các chất ô nhiễm trong nước thải đối với môi trường và con người.

Chất rắn trong nước thải sinh hoạt có thể lắng đọng thành cặn, làm tắc hệ thống ống thoát nước, lấp đầy kênh rạch và sông ngòi. Dầu mỡ tạo thành bọt trôi nổi gây mất thẩm mỹ của nguồn nước tự nhiên.

Chất dinh dưỡng N và P gây ra sự phú dưỡng trong nước. Các hồ và nước sông chảy với tốc độ chậm bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nước sông chảy tốc độ nhanh hơn. Trong các hồ và sông có dòng chảy chậm, tảo được nuôi dưỡng bằng các chất dinh dưỡng, khi chúng bị phân hủy sẽ lắng xuống mặt đáy như trầm tích. Sau đó, chất dinh dưỡng lại được giải phóng khỏi trầm tích trở lại pha nước. Đây là chu trình sinh sản và chết của tảo trong môi trường nước. Trong giai đoạn đầu, sự sống dưới nước phú dưỡng khá phong phú, tảo phát triển rất mạnh, một lượng lớn tảo bắt đầu chết để cho một chu kỳ sinh sản mới. Sự phân hủy tảo chết làm cho BOD của nước tăng lên, dẫn đến nước bị suy giảm lượng oxy. Một số loại tảo tiết ra chất độc có thể làm nguy hại đến các loại chim ăn cá và làm gây bỏng lên da khi tiếp xúc với nước. Nước bị phú dưỡng sẽ nâng giá thành xử lý, đặc biệt trong xử lý nước cho mục đích sinh hoạt. [26]

Kim loại nặng và các chất độc hại khác được sử dụng trong nhà là những nguồn ô nhiễm cho nguồn nước. Kim loại nặng bao gồm Cu, Zn, Cd, Ni, Cr và Pb có nguồn gốc từ những vật liệu chế tạo đường ống cung cấp nước, các chất tẩy rửa, các loại vật liệu sử dụng để lợp mái nhà, hệ thống thoát nước, v.v. Khi hàm lượng kim loại nặng trong nước thải đủ cao, chúng sẽ đầu độc vi khuẩn, thực vật, động vật và con người. Các nguồn khác của những vật liệu độc hại có trong nước thải gia đình là thuốc chữa bệnh quá đát, chất diệt côn trùng và diệt cỏ, các dung môi hữu cơ, sơn và các chất hóa học khác. Các chất này có thể ăn mòn đường ống dẫn nước thải và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ thống của nhà máy xử lý nước thải. Khi có mặt với hàm lượng cao, kim loại nặng trong nước thải sẽ gây bất lợi cho quá trình xử lý. [37]

Bảng 1.7. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường [29]

Chất ô nhiễm Nguồn gốc Tác động đến môi trường

Chất rắn lơ lửng (SS)

Nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp, xói mòn bởi dòng chảy.

Gây ra sự lắng đọng bùn và điều kiện kỵ khí trong môi trường nước.

Hợp chất hữu cơ phân rã sinh học

Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

Gây ra phân hủy sinh học dẫn đến sử dụng quá lượng oxy mà nguồn nước có thể tiếp nhận dẫn đến các điều kiện không thích hợp.

Vi khuẩn gây bệnh

(Pathogens) Nước thải sinh hoạt. Truyền bệnh cho cộng đồng. Chất dinh dưỡng Nước thải sinh hoạt và

nước thải công nghiệp.

Có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng

Các chất hữu cơ

khó phân hủy Nước thải công nghiệp.

Có thể gây ra mùi và vị, có thể là chất độc hoặc chất gây ung thư.

Kim loại nặng Nước thải công nghiệp,

nước hầm mỏ… Độc

Các chất vô cơ hòa tan

Nước sử dụng cho sinh hoạt và công nghiệp.

Ảnh hưởng đến việc sử dụng lại nguồn nước thải.

Để ngăn cản sự hủy hoại môi trường, nước thải cần phải được xử lý. Xử lý nước thải là loại bỏ các chất rắn và BOD của nước thải. Trên cơ sở đó, cần phải đưa ra mức độ xử lý nước thải để đạt được nồng độ tới hạn của chất bẩn trước khi thải ra môi trường. Mức độ xử lý nước thải sẽ phụ thuộc vào các tiêu chuẩn cho phép của từng quốc gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp phân tích các kim loại Bi, Cd, Cu, Ni, Pb, Zn trong nước thải một số làng nghề truyền thống và khu công nghiệp của Huyện Yên Phong Tỉnh Bắc Ninh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)