Kết quả Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp có sự tham gia

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại vùng dự án 3PAD huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn. (Trang 57 - 59)

Từ năm 2009, công tác Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đã được tiến hành tại 7 xã thuộc vùng Dự án 3PAD huyện Pác Nặm gồm: Công Bằng, Bằng Thành, Cổ Linh, Nghiêm Loan, Bộc Bố, Cao Tân, Xuân La. Kết quả cụ thể như sau:

- Tổng diện tích tự nhiên 7 xã là : 37.078,81 ha. Trong đó: + Đất Nông nghiệp là: 29.078,81 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 1.076,78 ha. + Đất chưa sử dụng: 6.923,66 ha.

Kết quả quy hoạch diện tích sử dụng đất có sự thay đổi:

- Diện tích đất nông nghiệp sẽ tăng 1.011,7 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp tăng 753,91 ha.

- Diện tích đất phi nông nghiệp sẽ tăng từ 1.076,78 ha lên 1.265,74 ha (tăng 188,96 ha)

- Diện tích đất chưa sử dụng sẽ giảm 1.200,66 ha để quy hoạch vào đất nông nghiệp, đất chuyên dùng...

5.1.2. Giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân

- Xã Bằng Thành: tổng diện tích đo giao đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận 2.238 ha cho 555 sổ với tổng số 514 hộ các nhân gia đình trong đó có 252 hộ nghèo; 262 hộ khác. Đã in xong 297 sổ; với 959 ha; 751 thửa; Còn

lại 1.279 ha đã có quyết định, đang tiến hành in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Xã Công Bằng: hoàn thiện thẩm định với diện tích đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là 822,1 ha; với 307 hộ cá nhân gia đình trong đó có 185 hộ nghèo. Hiện tại phòng TNMT đang tiến hành in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất của địa phương cũng như kết quả phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của các thôn bản, kế hoạch sử dụng đất và phương án quy hoạch sử dụng đất, kết quả giao đất lâm nghiệp của các xã đã tạo cơ sở thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Từ đó, đất đai của xã được sử dụng đầy đủ, hợp lý và hiệu quả trên quan điểm phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững.

- Về Công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng:

+ Diện tích đất lâm nghiệp sau khi giao được, tập thể, hộ gia đình, cá nhân đưa vào quản lý sử dụng có hiệu quả. Diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ tốt. Diện tích rừng trồng đã tăng lên rất nhanh, từ năm 2009 đến năm 2012 các hộ gia đình đã trồng thêm được 803,12 ha.

+Tỷ lệ che phủ đã có sự thay đổi đáng kể. Giai đoạn trước khi giao (năm 2009) lần lượt 2 xã Bằng Thành và Công Bằng là 24,6% và 23,3% đến năm 2012 (sau khi giao đất giao rừng) tỷ lệ che phủ tăng lên lần lượt là 34,5% và 23,7%.

- Về mặt kinh tế: công tác giao đất giao rừng của Đảng và Nhà nước là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tế phát triển đất nước, ngành lâm nghiệp và được người dân chấp nhận. Tình hình giao đất giao rừng tại các xã của huyện Pác Nặm được thực hiện một cách kịp thời là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội tại địa phương. Diện tích đất rừng được đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân từ phát triển rừng. Đem lại lợi ích kinh tế từ việc cung ứng dịch vụ môi trường.

- Về mặt xã hội: Qua giao đất giao rừng người dân thực sự ý thức được vai trò làm chủ trên mảnh đất mình được giao. Họ chủ động đầu tư và phát triển hàng hoá, xây dựng mô hình vườn rừng nông lâm kết hợp … mô hình kinh tế hộ gia đình có hiệu quả cao, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Các hộ nghèo có tư liệu để sản xuất. Cụ thể: có 185 hộ nghèo ở xã Công Bằng (chiếm 86%) và 252 hộ nghèo ở xã Bằng Thành (chiếm 74%) đã được giao đất lâm nghiệp.

- Về mặt quản lý: Tạo điều kiện thuận lợi cho Chính quyền địa phương trong công tác quản lý rừng và đất rừng, hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ dân. Hoàn thành tốt chính sách, đường lối chỉ đạo chung của dự án cũng như của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại vùng dự án 3PAD huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn. (Trang 57 - 59)