Tác động về ý thức người dân trong quản lý và sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại vùng dự án 3PAD huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn. (Trang 47 - 76)

So với trước kia khi chưa có chủ trương giao đất giao rừng thì nay đã có sự thay đổi rõ rệt về hệ thống các phương thức quản lý sử dụng đất tại các xã. Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất ở hai thời điểm trước và sau khi giao đất giao rừng cho thấy:

4.3.1.1. Giai đoạn trước khi giao đất lâm nghiệp theo dự án 3PAD (2009)

Trước khi giao diện tích đất đai của các xã Bằng Thành và Công Bằng chưa được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý. Đất đai có chủ quản lý nhưng đại đa số chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần lớn diện tích do Uỷ ban nhân dân quản lý do đó việc quản lý, sử dụng rừng và đất rừng và dẫn đến tình trạng “vô chủ”, “Mạnh ai người nấy phá”.

Theo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá hiện trạng công tác quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn dự án 3 PAD tỉnh Bắc Kạn tháng 11/2009, xã Bằng Thành đã có 3.233,4 ha đã được tiến hành giao đất, trong đó 2.598,8 ha đã có sổ đỏ và 634,5 ha đã giao nhưng đang chờ cấp sổ đỏ. Tương tự ở Công Bằng, đã có 916,00 ha đã được tiến hành giao đất, trong đó 759,32 ha đã có sổ đỏ và 158,72 ha đã giao nhưng đang chờ cấp sổ đỏ. Như vậy số sổ đỏ được cấp tại 2 xã đạt trên 80% % so với diện tích đã giao ở thực địa. Qua phỏng vấn người dân cho biết một số hộ gia đình đã được giao đất từ lâu, song vẫn chưa nhận được sổ đỏ. Việc cấp sổ đỏ chậm, phòng Tài nguyên và môi trường huyện cho biết lý do nhiều diện tích đã giao từ nhiều năm trước đây nhưng vẫn chưa cấp được sổ đỏ.

Nguyên nhân chính là do quá trình triển khai giao đất trước đây đã không triển khai theo đúng quy trình, dẫn đến khi giao đất xong không có sự đồng thuận tranh chấp lẫn nhau, thậm chí việc giao đất không có sự tham gia của người dân, cộng đồng và chính quyền thôn, xã. Không sử dụng các công cụ lập kế hoạch sử dụng đất trước khi tiến hành giao, đo đạc ngoài thực địa chỉ mang tính chất khoanh vẽ trên bản đồ, quy trình làm thủ công do vậy nhiều hộ dân nhận sổ đỏ không biết diện tích giao cụ thể ở đâu, diện tích giao chồng chéo, sai lệch trên bản đồ thậm chí nhiều sổ đỏ còn sai tên, sai diện tích. Bên cạnh đó, giai đoạn này việc giao đất giao rừng xẩy ra tình trạng mạnh ai người đấy nhận, nhiều hộ nghèo không có đất dẫn đến mâu thuẫn về mặt xã hội, phân hoá giàu nghèo. Về cơ bản đất đai chưa được giao cho người dân sử dụng ổn định lâu dài (đa số chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), nhiều nơi xảy ra tình trạng khai thác rừng bừa bãi phá rừng đốt nương làm rẫy, cháy rừng thường xuyên xảy ra, ý thức của người dân, công tác tổ chức quản lý, cán bộ của chính quyền địa phương còn thiếu và yếu. Diện tích đất dùng cho sản xuất nông lâm nghiệp chưa được đầu tư cải tạo

đúng mực, đất chưa sử dụng còn nhiều, mặt khác, một số diện tích rừng và đất rừng do cộng đồng quản lý trong tình trạng “Cha chung không ai khóc” nên hiệu qủa còn rất thấp. Nhìn chung, giai đoạn năm 2009 trở về trước, việc giao đất lâm nghiệp có tiến hành song hiệu quả sử dụng đất rất thấp. Diện tích đất rừng dùng cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp chưa được đầu tư cải tạo đúng mực nên hiệu quả còn rất thấp, đất chưa sử dụng còn nhiều, chưa tận dụng được tiềm năng đất đai đưa vào sản xuất.

4.3.1.2. Giai đoạn sau khi giao đất lâm nghiệp theo dự án 3PAD (2010-2012)

Giai đoạn này công tác giao đất giao rừng tại huyện Pác Nặm được tiến hành một cách có hiệu quả. Do người dân và cộng đồng được trực tiếp tham gia vào quá trình giao đất giao rừng nên đã chủ động tham gia một cách tích cực vào công tác quản lý, sử dụng đất.

Rừng và đất rừng đã thực sự có chủ đích thực. Điều đó đã tạo nên những chuyển biến lớn, rừng và đất rừng từ chỗ ngày càng cạn kiệt nay sẽ dần dần phục hồi và phát triển hình thành những khu rừng mới. Sau khi nhận đất, với vai trò là chủ thể quản lý, các hộ gia đình đã tổ chức sản xuất theo nhiều phương thức khác nhau. Từng bước có sự chuyển đổi tích cực trong phương thức sử dụng đất như thay thế đất nương rẫy sang định canh, xây dựng vườn tạp, vườn rừng. Trên đất đã có rừng từ trước thì chăm sóc, khoanh nuôi quản lý bảo vệ. Còn lại trên đất trồng đồi núi trọc các hộ gia đình từng bước cải tạo đưa vào sử dụng, trồng rừng mới, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp đưa các giống mới vào sản xuất. Nhờ đó mà diện tích đất trồng đồi núi trọc giảm xuống, diện tích đất dùng vào sản xuất lâm nghiệp tăng lên.

Trên diện tích đất được giao người dân đã sử dụng phương thức lấy ngắn nuôi dài, lợi dụng tối đa sức sản xuất của đất đai để không ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Đặc biệt là trong quá trình giao đất, nhiều hộ gia đình thuộc diện đói nghèo được ưu tiên giao đất lâm nghiệp, đây là một

trong những chính sách ưu việt mà dự án 3PAD Bắc Kạn mang lại, các hộ nghèo có tư liệu để sản xuất từ đó từng bước xoá đói giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo trong xã.

Kết quả tìm hiểu bước đầu cho thấy phương thức sử dụng đất ở giai đoạn sau khi giao đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đất đai đưa vào sử dụng một cách chủ động, tập đoàn cây trồng phong phú cây trồng đa dạng. Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ khuyến khích kịp thời đối với người dân do vậy tình trạng chặt phá rừng không còn xảy ra, đặc biệt chính sách giao đất giao rừng được người dân nhiệt tình ủng hộ, họ yên tâm canh tác trên diện tích đất rừng được giao từ đó góp phần phát triển bền vững tài nguyên rừng.

4.3.1.3. Ảnh hưởng của công tác giao đất giao rừng về mặt xã hội

Công tác giao đất lâm nghiệp thực sự được coi là thành công, chỉ khi nó mang lại hiệu quả thiết thực, được đông đảo mọi người tham gia và gắn kết được lợi ích của người làm rừng, tạo tâm lý ổn định cho người dân gắn bó với rừng. Do vậy, ngoài đánh giá tác động đến sự phát triển kinh tế ra, còn đánh giá tác động về mặt xã hội của công tác giao đất lâm nghiệp, vì đây là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công tác lâm nghiệp.

- Giao đất giao rừng tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Mặt khác, giao đất giao rừng theo mục đích của dự án 3PAD là ít nhất 50% số hộ nghèo được nhận đất, và kết quả của dự án có hơn 70% hộ nghèo là những hộ không có đất đã được nhận đất. Như vậy sự khác biệt giao đất lâm nghiệp của dự án đã làm được 1 việc có ý nghĩa quan trọng đó là tạo cho người nghèo có tư liệu sản xuất thông qua việc chia sẻ giữa người có nhiều đất rừng cho người chưa có đất rừng (ưu tiên ít nhất 50% số hộ nghèo thuộc đối tượng dự án được nhận đất), từ đó hạn chế các mẫu thuẫn trong xã hội, giảm sự phân hoá giàu nghèo. Cụ thể số hộ nghèo được giao đất như sau:

Bảng 4.4: Số hộ nghèo đƣợc đƣợc giao đất lâm nghiệp theo dự án 3PAD Bắc Kạn Số hộ nghèo trong xã (hộ) Số hộ đƣợc giao (hộ) Tỉ lệ (%) Công Bằng 214 185 86 Bằng Thành 340 252 74 Tổng cộng 554 437

Nhìn vào bảng trên cho thấy có 185 hộ nghèo ở xã Công Bằng (chiếm 86%) và 252 hộ nghèo ở xã Bằng Thành (chiếm 74%) đã được giao đất lâm nghiệp. Thực sự chưa bao giờ người nghèo được nhận đất có sự ưu tiên như vậy.

- Sau khi giao đất giao rừng và đất rừng đã có chủ cụ thể đây là điều kiện vững chắc cho sự đầu tư các dự án, nhằm thu hút lực lượng lao động và khai thác tiềm năng đất đai ở địa phương như dự án 661, Chương trình trồng rừng theo Quyết định 147 và nhiều dự án khác. Ngoài ra, hàng năm các hộ gia đình còn có thu nhập từ việc khai thác một số loại lâm sản phục như củi, tre, nứa, măng và các lâm đặc sản khác … Tuy thu nhập này tuy không lớn, nhưng rất thiết thực giải quyết nhu cầu phục vụ sinh hoạt hàng ngày của gia đình.

- Nhận thức về vai trò và trách nhiệm với rừng được nâng cao. Trước khi chưa giao đất giao rừng tài nguyên rừng là của chung, người dân tự do khai thác, đốt nương làm rẫy … Sau khi giao đất giao rừng đất rừng đã có chủ cụ thể, ý thức của người dân trong việc quản lý và sử dụng rừng được nâng lên rõ rệt, tình trạng chặt phá rừng bừa bãi không còn xảy ra như trước đây. Thông qua các lớp tập huấn về giáo dục môi trường ý thức của người dân không ngừng được nâng lên.

- Thông qua tiến trình QHSDĐ&GĐLN có sự tham gia, qua các buổi họp dân và tập huấn đã được thực hiện (xã Công Bằng 42 cuộc họp, xã Bằng

Thành 33 cuộc), người dân đã được tuyên truyền và nâng cao ý thức về quản lý bảo vệ rừng, đồng thời được chủ động tham gia vào các hoạt động QHSDĐ và GĐLN, từ đó có trách nhiệm và ý thức hơn trong việc phát triển bền vững tài nguyên rừng.

4.4. Ảnh hƣởng của giao đất giao rừng đến sự thay đổi về cơ cấu sản xuất hàng hoá

Hiệu quả đầu tiên có thể thấy được là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế trong các hộ nhân đất nhận rừng.

Trước khi giao đất năm 2009, cơ cấu kinh tế của 2 xã Bằng Thành và Công Bằng nói chung và cơ cấu kinh tế hộ gia đình nói riêng rất đơn giản và chậm phát triển. Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp, sản xuất chưa thực sự gắn liền với thị trường tiêu thụ.

Sau khi giao đất (năm 2012) đã tạo thành hành lang pháp lý cho người dân được làm chủ trên mảnh đất của mình, yên tâm đầu tư lao động, đầu tư vốn cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Chính vì vậy, sau khi nhận đất nhận rừng đã có sự thay đổi tình hình sử dụng đất trên địa phương. Không còn tình trạng đốt nương rẫy, du canh du cư mà chuyển đổi các hình thức tổ chức sản xuất và phương thức tổ chức hoạt động theo hướng sản xuất hàng hoá ở các hộ gia đình và phát triển vườn rừng. Để nâng cao năng suất và sản lượng trên một đơn vị diện tích người dân phải chọn cho mình một cơ cấu đầu tư thích hợp như tập đoàn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương và yếu tố của thị trường.

Kết quả phỏng vấn người dân về cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn trước và sau khi giao đất giao rừng có sự tham gia của dự án 3PAD như sau:

Bảng 4.5: Tổng hợp cơ cấu cây trồng vật nuôi trƣớc và sau khi giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại Bằng Thành và Công Bằng

Cây trồng/ vật nuôi Thời kỳ Phƣơng thức canh tác, sử dụng đất Trƣớc giao đất LN (2009) Sau giao đất LN (2012) Lúa nước Các giống lúa có sẵn tại địa phương: Khang dân, 203….

Các giống lúa lai cho năng suất cao: LT6, lúa lai 2 dòng, Bao Thai….

Thâm canh từ 1 vụ lên 2 vụ đối với những diện tích lúa 1 vụ, sử dụng phân bón vi sinh để tăng năng suất

Cây hoa màu

Các giống Ngô, Đậu tương địa phương

Các giống Ngô lai: BIOSEED, LVN10; Đậu tương ĐT84, VX93

Thâm canh tăng vụ

Cây công

nghiệp Mía, Chè

Mía, Chè (sử dụng các giống cho năng suất cao như Chè cành…)

Sử dụng các biện pháp kỹ thuật, bón phân để cho năng suất cao

Cây ăn quả Nhãn, Vải Nhãn, Vải, Lê, Hồng…

Cây Lâm nghiệp Trồng rừng từ những nguồn giống không có nguồn gốc xuất xứ: Keo, Mỡ, Bạch đàn Sử dụng giống tốt để trồng rừng: Mỡ, Keo, Thông, Trám, Lát Áp dụng các quy trình kỹ thuật để trồng rừng

Vật nuôi Trâu, Bò, Dê, Lợn, Gà, Vịt

Trâu, Bò, Dê, Lợn, Gà, Vịt

Chăn nuôi với số lượng lớn để tạo thành hàng hoá

- Cây lương thực: khác với trước là hiện nay người dân đã đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện đất đai vào sản xuất. Áp dụng phương pháp thâm canh tăng vụ, nhằm tăng năng suất sản lượng trên diện tích lúa nước, chẳng hạn việc đưa giống lúa tạp giao, lúa lai vào sản xuất đã tăng năng suất lên cao từ 1,25 tạ/sào/vụ (năm 2009) lên 1,8 - 2 tạ/sào/vụ (năm 2011). Bước đầu đã giải quyết phần nào lương thực trong toàn huyện. Thay giống ngô địa phương bằng giống ngô lai cho năng suất cao như: BIOSEED, LVN 10, không những đã cung cấp cho chăn nuôi mà còn bán ra thị trường.

- Chăn nuôi: được đầu tư và phát triển với các loại chủ yếu như Trâu, Bò, Lợn, Gà, Vịt... với số lượng lớn, sử dụng giống tốt để cho năng suất, chất lượng cao tạo thành sản phẩm hàng hoá bán trên thị trường.

- Cây lâm nghiệp: trước đây người dân được hỗ trợ trồng rừng qua dự án PAM với loại cây Keo, Bạch đàn. Nguồn giống có chất lượng kém nên hiệu quả kinh tế không cao. Được sự hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông khuyến lâm Pác Nặm người dân đã đưa các loại cây trồng mới có nguồn gốc xuất xứ như Mỡ, Lát, Trám, Hồi Keo, Thông nhựa và một số loài cây Bản địa khác vào trồng rừng nên năng suất, chất lượng rừng trồng từng bước được cải thiện.

4.5. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng có sự tham gia nhằm quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững

4.5.1. Giải pháp về chính sách

Đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp là địa bàn rộng, khó khăn phức tạp chu kỳ kinh doanh dài nên dễ gặp những rủi ro trong sản xuất. Mặt khác đầu tư cho sản xuất yêu cầu vốn lớn, thu hồi vốn chậm, do vậy đòi hỏi các tổ chức Nhà nước đầu tư vốn cần có sự ưu đãi với lãi suất thấp thời hạn cho vay phải

căn cứ vào chu kỳ kinh doanh của từng loại hình kinh doanh và từng đơn vị sản xuất cụ thể.

- Ngoài ra, biện pháp khuyến khích, khích lệ, Nhà nước nên có chính sách miễn giảm thuế cho các hộ nhận đất, nhận rừng để sản xuất kinh doanh vào mục đích lâm nghiệp trong chu kỳ đầu tiên.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp đồng thời xây dựng cơ sở dịch vụ hai đầu vào sản xuất cho người dân.

- Cần đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng, vì đây là giải pháp rất quan trọng trên vùng nông thôn miền núi.

4.5.2. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật

Để phát huy hiệu quả của công tác giao đất khoán rừng một cách triệt để, mang lại lợi ích thiết thực cho người nhận đất nhận rừng và công tác bảo vệ phát triển vốn rừng thì giải pháp kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng mang tính then chốt trong giao đất khoán rừng và sử dụng tài nguyên rừng bền vững.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất khoán rừng rà soát kiểm tra lại quỹ đất có quy hoạch sử dụng cụ thể cho từng loại đất loại rừng.

- Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mở các lớp học khuyến nông khuyến lâm tại địa bàn xã, kết hợp với lâm nghiệp truyền thống với tiếp thu kỹ thuật mới. Trên cơ sở đó để người dân tự quyết định phương thức canh tác loài cây trồng vật nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại vùng dự án 3PAD huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn. (Trang 47 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)