- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại vùng Dự án 3PAD huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá tác động ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tới công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá tác động của việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp tới ý thức quản lý bảo vệ và sử dụng đất lâm nghiệp của người dân tại địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại vùng Dự án 3PAD huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.5.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận của đề tài
Nghiên cứu về giao đất, giao rừng có sự tham gia là một vấn đề rất phức tạp vì nó liên quan đến nhiều yếu tố, từ các chính sách vĩ mô của Chính phủ cho tới các vấn đề kinh tế, xã hội và điều kiện cụ thể của từng địa phương, vì vậy quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu này là tổng hợp.
Giao đất, giao rừng ở nước ta được thực hiện với sự tham gia của các chủ thể khác nhau như các hộ gia đình, Công ty lâm nghiệp, Doanh nghiệp, Lâm trường,… vì vậy, cách tiếp cận của đề tài là có sự tham gia.
Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn, địa bàn nghiên cứu rộng với nhiều đối tượng khác nhau, vì vậy cách tiếp cận chủ yếu của đề tài là kế thừa
các thông tin, số liệu và các kết quả nghiên cứu đã có.
Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài được cụ thể hóa qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Phƣơng hƣớng giải quyết vấn đề của đề tài
Chính sách GĐGR của nhà nước
Chính sách GĐGR của địa Phương
Kết quả thực hiện GĐGR có sự tham gia trên địa
bàn
Phân tích ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm
Đề xuất giải pháp Quá trình tổ chức triển khai GĐGR có
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.5.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. - Các kết quả giao đất, giao rừng và các bản đồ có liên quan.
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết về giao đất, giao rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Các kết quả nghiên cứu, đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách giao đất, giao rừng từ trung ương đến địa phương.
- Các văn bản pháp luật có liên quan tới giao đất, giao rừng của nhà nước và của tỉnh đã và đang được áp dụng.
- Các tài liệu dự án và các kết quả thực hiện QHSD đất và giao đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu.
3.5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Sử dụng một số công cụ của phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) gồm:
+ Phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm, họp thôn.
+ Sử dụng sơ đồ VENN để phân tích tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội đối với công tác quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán định hướng: Thiết lập bộ câu hỏi cho các đối tượng, bao gồm:
+ Phỏng vấn cán bộ quản lý các cấp (tỉnh, huyện, xã): số lượng 30 người, mỗi cấp phỏng vấn 10 người.
+ Phỏng vấn các đơn vị, tổ chức xã hội (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…..): mỗi đơn vị, tổ chức phỏng vấn 10 người.
+ Phỏng vấn người dân: tại 3 xã lựa chọn nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn 90 hộ dân, mỗi xã lựa chọn phỏng vấn 30 hộ.
(Xem bộ câu hỏi chi tiết ở Phụ lục ...)
- Sử dụng phương pháp quan sát chụp ảnh.
3.5.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
* Xử lý và phân tích số liệu từ phỏng vấn: Sử dụng một số công cụ để phân tích thông tin như:
- Sơ đồ hai mảng: Để khai thác thông tin hoặc thảo luận một vấn đề cụ thể, đề tài sử dụng sơ đồ hai mảng.
Khó khăn, tồn tại Giải pháp, mong muốn
- -
- Sơ đồ SWOT: SWOT là tên viết tắt của các từ: S (điểm mạnh); W (điểm yếu); O (cơ hội); T (thách thức). Sơ đồ này dùng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một nội dung, một hoạt động. Sơ đồ được thể hiện như sau:
Hiện tại (các yếu tố bên trong) Điểm mạnh Điểm yếu Tương lai (các yếu tố bên ngoài) Cơ hội Thách thức
3.6. Tiến trình Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tham gia
Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các làm cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp lại các ngành sản xuất với cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội và môi trường.
Tại huyện Pác Nặm, nằm trong khuôn khổ nội dung của Dự án ”Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển Nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn”, Công tác Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp (QHSDĐ - GĐLN)
có sự tham gia được triển khai từ năm 2009. Quá trình thực hiện QHSDĐ &GĐLN được tiến hành thông qua sự phối kết hợp giữa Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc-Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (Đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ kỹ thuật) với tổ công tác giao đất tại các xã của huyện Pác Nặm.
Quy trình tổ chức thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất đai và giao đất lâm nghiệp cấp xã tuân thủ theo các bước trong “Sổ tay hướng dẫn Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia áp dụng cho 3 huyện vùng dự án 3 PAD tỉnh Bắc Kạn”. Bao gồm 7 bước:
+ Bước 1: Công tác chuẩn bị; + Bước 2: Đánh giá hiện trạng;
+ Bước 3: Xây dựng kế hoạch sử dụng và phương án giao đất cấp xã; + Bước 4: Lập kế hoạch giao đất thôn;
+ Bước 5: Giao đất lâm nghiệp tại hiện trường;
+ Bước 6: Hoàn chỉnh hồ sơ địa chính và hồ sơ giao đất lâm nghiệp; + Bước 7: Thẩm định, phê duyệt, cấp GCN QSDĐ và lưu trữ.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Kết quả quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của Dự án 3PAD tại huyện Pác Nặm gia của Dự án 3PAD tại huyện Pác Nặm
4.1.1. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp có sự tham gia
Từ năm 2009, công tác Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đã được tiến hành tại 7 xã thuộc vùng Dự án 3PAD huyện Pác Nặm gồm: Công Bằng, Bằng Thành, Cổ Linh, Nghiêm Loan, Bộc Bố, Cao Tân, Xuân La.
Qua điều tra, khảo sát, kết quả Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được tổng hợp cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Kết quả quy hoạch sử dụng đất huyện Pác Nặm giai đoạn 2010 - 2020 STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Quy hoạch đến năm 2020 Tăng (+), giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 37.078,81 37.078,81 1 Đất nông nghiệp NNP 29.078,37 30.090,07 1.011,70
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.188,66 3.435,36 246,70 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3.040,49 3.185,52 145,03 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1.708,33 1.372,99 -335,34 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 54,04 343,48 289,44 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.426,29 1.469,05 42,76 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 148,62 249,84 101,22 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 25.869,56 26.623,47 753,91 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 18.081,24 19.254,85 1.173,61 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 7.788,32 7.368,62 -419,70 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 20,15 31,24 11,09
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Quy hoạch đến năm 2020 Tăng (+), giảm (-) 2.1 Đất ở OTC 453,39 613,83 160,44
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 455,39 508,83 53,44
2.1.2 Đất ở tại đô thị 105,00 105,00
2.2 Đất chuyên dùng CDG 386,75 421,77 35,02
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp CTS 7,95 57,15 49,20
2.2.2 Đất có mục đích công cộng CCC 377,11 364,62 -12,49
2.3 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng SMM 234,61 179,61 -55,00
2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp CSK 1,66 39,96 38,30
2.5 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 0,37 10,57 10,20
3 Đất chƣa sử dụng CSD 6.923,66 5.723,00 -1.200,66
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 232,52 111,27 -121,25 3.2 Đất đồi chưa sử dụng DCS 6.539,63 5.460,22 1.079,41 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 151,51 151,51 0,00
Nhìn vào bảng ta thấy, trong kỳ quy hoạch diện tích sử dụng đất có sự thay đổi. Cụ thể như sau:
- Diện tích đất nông nghiệp sẽ tăng 1.011,7 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp tăng 753,91 ha.
- Diện tích đất phi nông nghiệp sẽ tăng từ 1.076,78 ha lên 1.265,74 ha (tăng 188,96 ha) do tăng diện tích đất ở tại nông thôn, đất chuyên dùng, xây trụ sở....
- Diện tích đất chưa sử dụng sẽ giảm 1.200,66 ha để quy hoạch vào đất nông nghiệp, đất chuyên dùng...
Như vậy, việc quy hoạch sử dụng đất sẽ giúp các xã có kế hoạch quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại đất, khai thác triệt để các diện tích đất trống, đất chưa sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nông nghiệp....góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
4.1.2. Giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân
Công tác giao đất giao rừng tại các xã thuộc huyện Pác Nặm đã được thực hiện theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Người dân là trung tâm, được tham gia trực tiếp, đầy đủ trong suốt quá trình tổ chức giao rừng, mặt khác việc giao đất giao rừng xuất phát từ nguyện vọng của người dân có nhu cầu nhận đất nhận rừng do đó họ đã tham gia tích cực vào quá trình nhận đất nhận rừng. Bên cạnh đó, công tác giao đất giao rừng được sự phối hợp một cách có hiệu quả giữa các ban ngành từ tỉnh đến huyện xã, công tác giao đất giao rừng đã và đang được triển khai trên địa bàn xã và tuân thủ các bước một cách có khoa học, chính xác và có quy hoạch rõ ràng.
Kết quả giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Pắc Nặm thuộc các xã vung dự án được tổng hợp như sau:
Bảng 4.2: Kết quả giao đất lâm nghiệp ở huyện Pác Nặm năm 2010 thuộc dự án 3PAD Bắc Kạn STT Xã Diện tích giao (ha) Số sổ đƣợc giao (sổ) Số lô Số hộ gia đình cá nhân đƣợc giao Hộ nghèo Hộ khác 1 Bằng Thành 2.238,00 555 1.686 252 262 2 Công Bằng 822,11 307 1.063 185 122 Tổng Cộng 3.060,11 862 2.479 437 384
Qua bảng ta thấy năm 2010, dự án 3PAD đã giao 3.060,11 ha đất lâm nghiệp cho 821 hộ, trong đó số hộ nghèo được giao đất chiếm hơn 50% (437 hộ).
4.2. Ảnh hƣởng của quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tới công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Pác Nặm
Giao đất lâm nghiệp là việc cần thiết cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, tạo cho mỗi lô rừng đều có chủ thực sự, chủ rừng đều có quyền lợi nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Từ đó hạn chế được tác động xấu xâm hại đến rừng. Sau khi đất rừng được giao rừng đã được bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh cùng với các chính sách khuyến khích trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
4.2.1. Thay đổi kết cấu tài nguyên rừng trước và sau khi giao đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp sau khi giao được, tập thể, hộ gia đình, cá nhân đưa vào quản lý sử dụng có hiệu quả. Sau một thời gian triển khai công tác giao đất khoán rừng và sử dụng diện tích đất lâm nghiệp tại huyện Pác Nặm đã có những thay đổi rõ rệt, cụ thể như sau:
Bảng 4.3: Diễn biến đất rừng trƣớc và sau khi giao ở 2 xã Bằng Thành và Công Bằng TT Năm Diện tích có rừng (ha) Chia ra Đất chƣa có rừng (ha) Đất khác (ha) Độ che phủ rừng (%) rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) I Xã Bằng Thành
1 2009 (trước khi giao) 2.132,50 2.101,30 31,20 5.062,00 1.415,50 24,60
2 Sau khi giao (2012) 3.490,97 2.725,09 765,88 3.753,03 1.415,50 34,50
II Xã Công Bằng
1 Trước khi giao (2009) 1.261,40 1.134,70 126,70 2.274,10 1.799,5 23,30
2 2012 (sau khi giao) 1.329,84 1.134,70 195,14 2.205,66 1.799,5 23,70
Từ bảng 4.3 ta thấy diện tích rừng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cụ thể:
- Diện tích rừng tự nhiên, sau khi giao nhờ công tác quản lý bảo vệ tốt hơn nên diện tích rừng của các hộ gia đình nhận giao khoán không bị mất mà còn có sự tăng lên. Cụ thể xã Công Bằng tăng 931,59 ha, xã Bằng Thành tăng 358,47 ha.
- Diện tích rừng trồng đã tăng lên rất nhanh, từ năm 2009 đến năm 2012 các hộ gia đình 2 xã đã trồng thêm được 803,12 ha. Đồng nghĩa với việc diện tích rừng tăng, diện tích đất trống đồi núi trọc giảm Tuy nhiên trữ lượng rừng trồng còn rất thấp. Trong đó loại rừng trồng chính là rừng Thông, Keo và một số loài cây bản địa như Trám, Lát, Mỡ...
Kết quả điều tra rừng trồng cho thấy, mặc dù diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể song trữ lượng bình quân còn rất thấp và mức tăng không cao. Tuy nhiên tổng sản lượng rừng trồng lại tăng gấp đôi bởi sự tăng lên về diện tích.
Do được quản lý bảo vệ tốt, diện tích rừng không mất nên tỷ lệ che phủ đã có sự thay đổi đáng kể. Giai đoạn trước khi giao (năm 2009) lần lượt 2 xã Bằng Thành và Công Bằng là 24,6% và 23,3% đến năm 2012 (sau khi giao đất giao rừng) tỷ lệ che phủ tăng lên lần lượt là 34,5% và 23,7%.
Về vốn rừng, việc tiến hành giao đất lâm nghiệp mới được thực hiện 1 năm, vì vậy chưa có cơ sở để xác định chính xác sự tăng lên về trữ lượng rừng trước và sau khi giao.
4.2.2.Công tác quản lý bảo vệ rừng trước và sau khi giao
Quản lý bảo vệ rừng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm phát triển vốn rừng và nâng cao năng suất của rừng theo yêu cầu phát triển bền vững.
- Trước khi người dân chưa được nhận đất rừng một cách hợp pháp, họ không quan tâm đến việc bảo vệ rừng hay phòng chống cháy rừng, thâm chí một số hộ trong thôn bản thường xuyên vào rừng săn bắn, khai thác lâm sản trái phép mà đặc biệt là đốt nương làm rẫy.
Theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Pác Nặm, năm 2009, trên địa bàn xảy ra 15 vụ vi phạm:
Chặt phá rừng: 05 vụ. Đốt nương làm rẫy: 02 vụ. Cháy rừng: 04 vụ
Buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép: 04 vụ
Các vụ việc chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy và buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép đã được giảm hẳn vào giai đoạn 2011-2012. Một trong những nguyên nhân chính là sau khi giao đất, mỗi mảnh đất mảnh rừng đều có chủ thực sự cho nên diện tích rừng tự nhiên còn lại của xã được bảo vệ tốt hơn. Về người dân sau khi nhận đất nhận rừng đã sớm nhận thức được vai trò của rừng và đất rừng đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và cuộc sống của chính họ nói riêng. Chính vì vậy, họ đã bắt tay vào cải tạo, khai thác quản lý bảo vệ có hiệu quả tiềm năng của rừng và đất rừng được giao. Đã xây dựng được bản quy ước bảo vệ rừng phù hợp với luật pháp. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường. Tiến hành cắm các biển báo cấm chặt phá rừng trái phép thường xuyên mở các lớp tập huấn giáo dục môi trường để nhằm nâng cao ý thức của người dân. So với trước khi giao thì