Sự thay đổi mật độ tái sinh, độ che phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của thảm thực vật rừng phục hồi trên đất sau nương rẫy tại Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên nghĩa phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang (Trang 75 - 98)

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.4.2. Sự thay đổi mật độ tái sinh, độ che phủ

Kết quả tính toán các chỉ tiêu mật độ, độ che phủ, đường kính, chỉều cao thay đổi theo thời gian phục hồi được trình bày ở bảng 4.14 và 4.15.

Mật độ tái sinh của cây tre thay đổi theo thời gian bỏ hoá 4 năm là 5050± 400 cây/ha, độ che phủ là 75%. Đến 7 năm là 8200± 200 cây/ ha, độ che phủ là 90%. Mật độ cây tái sinh của cây nứa thay đổi theo thời gian bỏ hoá 4 năm là 4450 ± 650 cây/ ha, độ che phủ là 76%. Đến 7 năm là 8200± 600 cây/ha độ che phủ là 90%.

Quá trình tăng trưởng về đường kính và chiều cao qua các đợt tái sinh hàng năm của cây tre với thời gian 4 năm bỏ hoá, đường kính là 4,38 cm có chiều cao là 7,6m đến 7 năm bỏ hoá đường kính là 5,55cm và chiều cao là 13,7m.

Quá trình tăng trưởng về đường kính và chiều cao qua các đợt tái sinh hàng năm của cây nứa với thời gian 4 năm bỏ hoá có đường kính là 3,61 cm và chiều cao là 8,15m ; đến 7 năm bỏ hoá đường kính là 4,97cm và chiều cao là 9,55m.

66

Mật độ của cây gỗ tái sinh tự nhiên trong rừng tre cũng thay đổi theo thời gian bỏ hoá 4 năm là 425±25 cây/ha, đến 7 năm là 1375±275 cây/ha. Mật độ tái sinh của cây gỗ trong quần xã nứa cũng thay đổi theo thời gian bỏ hoá 4 năm là 100±10 cây/ha, đến 7 năm là 225±25 cây/ha.

Sự có mặt của cây gỗ tái sinh trong tổ thành thảm thực vật tre, nứa cùng với trạng thái rừng hỗn giao tre, vầu, nứa + gỗ có mặt trong khu vực nghiên cứu là bằng chứng nói lên diễn thế của rừng tre, nứa đang tiến dần đến trạng thái rừng khí hậu như nhận định của Phạm Ngọc Thường (2003) [30].

Quá trình tái sinh tự nhiên của rừng tre, nứa hỗn giao mạnh mẽ hơn so với rừng gỗ. Đây là một ưu thế quan trọng trong quá trình phục hổi rừng tại vùng đệm khu bảo tồn và cả trong khu bảo tồn nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái, đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình tái sinh tự nhiên của rừng sau nương rẫy có nguồn gốc từ tre, nứa diễn ra trong thời gian ngắn, tốc độ nhanh khi không có sự tác động của con người.

Bảng 4.14 - Đặc điểm tái sinh của cây tre sau nương rẫy

Thời gian bỏ hoá Mật độ tre(cây/ha) Độ che phủ(%) Đƣờng kính (cm) Chiều cao (m) Mật độ cây gỗ (cây/ha) 4 5050±400 75 4,38 7,6 425±25 5 5500±550 80 4,6 13,1 800±50 6 6500±450 85 5,1 13,2 950±250 7 6900±200 90 5,55 13,7 1375±275

67

Bảng 4.15 - Đặc điểm tái sinh của cây nứa sau nương rẫy

Thời gian bỏ hoá Mật độ cây nứa(cây/ha) Độ che phủ (%) Đƣờng kính (cm) Chiều cao (m) Mật độ cây gỗ (cây/ha) 4 4450±650 76 3,61 8,15 100±10 5 4750±150 80 4,03 8,56 125±75 6 5900±200 85 4,52 9 125±75 7 8200±600 90 4,97 9,55 225±25

4.4.3. Đánh giá chất lƣợng tre, nứa tái sinh

Chất lượng tre nứa được chia làm 3 cấp:

+Cây tốt : Cây mọc thẳng, có sinh lực tốt, không sâu bệnh và không bị cây khác chèn ép.

+Cây xấu : Cây thân hình xấu hoặc bị nghiêng, có sâu bệnh, bị cây khác chèn ép.

+ Cây trung bình : là những cây còn lại. Cấp tuổi của tre, nứa được chia thành 3 cấp:

+Cây non : cây dưới 1 năm tuổi, thân còn bẹ măng, lá non

+Cây bánh tẻ : Cây từ 1 đến 3 năm tuổi, thân không còn bẹ măng, lá định hình.

+Cây già : Cây từ 3 năm tuổi trở lên, một số cây có phấn trắng, gõ vào thân cây có tiếng kêu đanh.

68

Bảng 4.16 - Đánh giá chất lượng tre, nứa tái sinh theo thời gian bỏ hoá

Thời gian bỏ hoá Chất lƣợng tre (%) Chất lƣợng nứa (%) Tốt Trung bình Xấu Tốt Trung bình Xấu 4 83,2 10,9 5,9 66,3 20,8 12,9 5 71,8 20,0 8,2 69,5 20,0 10,5 6 67,7 23,8 8,5 77,1 15,7 7,2 7 70,3 19,6 10,1 75,9 13,1 11,0

Bảng 4.17 - Tỷ lệ tre, nứa tái sinh theo độ tuổi

Thời gian bỏ

hoá

Tỷ lệ (%) tre Tỷ lệ (%) nứa

Non Bánh tẻ Già Non Bánh tẻ Già

4 23,8 55,4 20,8 30,3 42,1 27,5

5 19,1 31,8 49,1 24,7 32,6 42,6

6 17,4 29,2 53,4 17,3 30,1 52,6

7 13,8 15,2 71,0 11,6 16,6 71,8

Nhận xét :

Chất lượng tái sinh của tre, nứa sau nương rẫy trong khu vực nghiên cứu là tốt, tỷ lệ cây tốt của tre là từ 67,7%-83,3%, tỷ lệ cây trung bình từ 10,9%-

69

23,8%, tỷ lệ cây xấu từ 5,9%-10,1%, tỷ lệ cây tốt của nứa từ 66,3%-77,1%, tỷ lệ cây trung bình từ 13,1%-20,8%, tỷ lệ cây xấu từ 7,2%- 12,9%.

Nứa sinh trưởng nhanh hơn tre nên cùng thời gian bỏ hoá tỷ lệ cây già và cây bánh tẻ của nứa bao giờ cũng cao hơn tre sau 7 năm bỏ hoá tuổi già của tre đạt 71% và của nứa đạt 71,8%.

4.5. SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TRE, NỨA VỚI TÁI SINH CÂY GỖ CÂY GỖ

Từ kết quả nghiên cứu có thể khái quát so sánh một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật cây gỗ và tre, nứa ở bảng 4.18.

Bảng 4.18 - So sánh tái sinh tre, nứa, gỗ

TT Đặc điểm Gỗ Tre Nứa

1 Hình thức tái sinh Hạt và chồi Thân ngầm mọc tản Thân ngầm mọc cụm

2 Nguồn giống sau

nương rẫy -Hạt giống chủ yếu từ nơi khác đến. -Gốc, rễ cây còn sống trong nương. Thân ngầm còn sống trong và xung quanh nương. Thân ngầm còn sống trong và xung quanh nương. 3 Mật độ trong rừng khép tán (cây/ha) 1540 6550 8850 4 Thời gian phục hồi (năm) 10 - 12 7 7 5 Mật độ cây tái sinh(cây/ha) 3708±1016 6900±200 8200±600 6 Chất lượng cây tái sinh (%) Cây tốt 70,6 70,3 75,9 Cây trung bình 18,2 19,6 13,1 Cây xấu 11,2 10,1 11,0 Nhận xét:

70

Sự khác nhau về đặc điểm tái sinh của quần xã cây gỗ và quần xã tre, nứa là do sự khác nhau về đặc tính sinh vật học của các loài khác nhau, mặt khác do ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh như (đất, độ cao).

Các nhân tố ngoại cảnh có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động một cách tổng hợp đến quá trình tái sinh tự nhiên của thảm thực vật.

71

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. KẾT LUẬN

1. Đặc điểm của TTV khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phƣơng

- Đặc điểm thành phần loài thực vật: Trong khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương - Bắc Giang. Thành phần thực vật rất phong phú và đa dạng, số liệu thống kê thành phần thực vật tại khu bảo tồn thiên Nghĩa Phương - Bắc Giang có 786 loài thực vật có mạch, thuộc 166 họ, 496 chi, 5 ngành thực vật gồm: Ngành thông đất (Lycopodiophyta), ngành Mộc tặc (Equisetophyta), Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành hạt trần (Pinophyta), Ngành hạt kín (Magnoliophyta).

- Các kiểu thảm thực vật trong khu bảo tồn: Theo tiêu chuẩn phân loại của UNESCO (1973) [9] trong khu bảo tồn có 3 lớp quần hệ : lớp quần hệ rừng rậm, lớp quần hệ rừng cây bụi, lớp quần hệ rừng cỏ.

2. Đặc điểm thành phần loài cây gỗ tái sinh tự nhiên trên đất bỏ hoá đã khép tán

Số loài cây gỗ tham gia vào tổ thành tầng cây cao trong rừng tự nhiên là 31 loài. Trong đó 12 loài tham gia vào công thức tổ thành với mật độ cây 1540cây/ha.

3. Đặc điểm thành phần loài lớp cây tái sinh sau thời gian bỏ hoá trên đất thoái hoá trung bình

- Thành phần loài lớp cây tái sinh thống kê được 216 loài thực vật có mạch thuộc 161 chi của 69 họ thực vật của ngành hạt kín, trong đó có cây gỗ tái sinh sau thời gian bỏ hoá dưới 9 năm là 21 loài đến thời gian bỏ hoá 10-12 năm là 25 loài. Số loài giảm khi độ che phủ tăng. Rừng Dẻ phục hồi tự nhiên ở khu

72

bảo tồn có số loài có số loài cây tái sinh tham gia vào tổ thành biến động từ 23 đến 25 loài, trong đó loài Dẻ chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất 22,39%.

- Phân bố cây theo cấp chiều cao và đường kính có dạng một đỉnh mô phỏng bởi phân bố Weibull. Phân bố cây theo cấp chiều cao có dạng một đỉnh ở thời gian bỏ hoá 4-9 năm và có dạng hai đỉnh ở thời gian bỏ hoá 10-12 năm mô phỏng bởi phân bố Weibull. Phân bố cây theo cấp đường kính ở thời gian bỏ hoá 4-9 năm có dạng một đỉnh hơi lệch về bên trái. Thời gian bỏ hoá từ 10-12 năm phân bố cây tái sinh có dạng hai đỉnh hơi lệch về bên trái. Phân bố cây trên mặt phẳng nằm ngang theo thời gian bỏ hoá 7-12 năm thuộc kiểu phân bố ngẫu nhiên, dưới 7 năm là phân bố cụm, hơn 20 năm là phân bố đều.

- Mật độ cây tái sinh giảm dần theo thời gian phục hồi. Thời gian bỏ hoá từ 4-6 năm mật độ cây trung bình 6583±1337 cây/ha và thời gian bỏ hoá 10 - 12 năm mật độ trung bình là 3708± 1016 cây/ha.

- Chất lượng cây gỗ tái sinh: Tỷ lệ cây tốt từ 57,3% đến 70,6%, trung bình từ 18,2% đến 23,4% và cây xấu từ 11,2% đến 16,8%. Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt (từ 83,2% đến 88,6%), từ chồi ít (11,4%-16,8%). Cây triển vọng là những cây có chiều cao từ 1-3m, ở giai đoạn 4-6 năm là 35,7% và tăng dần đến giai đoạn 10-12 năm là 51,9%.

4.Đặc điểm tái sinh của tre, nứa

- Mật độ tái sinh của cây tre thay đổi theo thời gian bỏ hoá 4 năm là 5050±400 cây/ha, độ che phủ là 75%, đến 7năm là 6900± 200 cây/ha độ che phủ là 90%. Mật độ che phủ của cây nứa thay đổi theo thời gian bỏ hoá 4 năm là 4450 ± 650 cây/ha, độ che phủ là 76%, đến 7 năm là 8200±600 cây/ha độ che phủ là 90%.

73

- Mật độ tái sinh của cây gỗ trong rừng tre cũng thay đổi theo thời gian bỏ hoá 4 năm là 425 ±25 cây/ha đến 7 năm là 1375 ±275 cây/ha. Mật độ tái sinh của cây gỗ trong rừng nứa cũng thay đổi theo thời gian bỏ hoá 4 năm là 100 ± 10 cây/ha đến 7 năm là 225±25 cây/ha.

5. Đánh giá chất lƣợng tre, nứa tái sinh

Chất lượng tái sinh của tre, nứa sau nương rẫy là tốt, tỷ lệ cây tốt của tre là từ 67,7% đến 83,2%, trung bình từ 10,9% đến 23,8%, xấu từ 5,9% đến 10,1%. của nứa tỷ lệ tốt từ 66,3% đến 77,1%, trung bình từ 13,1% đến 20,8%, xấu từ 7,2% đến 12,9%. Nứa sinh trưởng nhanh hơn tre nên cùng thời gian bỏ hoá tỷ lệ cây già và cây bánh tẻ của nứa bao giờ cũng cao hơn tre. Sau 7 năm bỏ hoá tuổi già của tre đạt 71% và của nứa đạt 71,8%.

B. TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Do điều kiện thời gian có hạn , đề tài chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu đặc điểm lý, hoá học của đất và động vật, vi sinh vật đất trong khu vực nghiên cứu. chưa nghiên cứu sự thay đổi thành phần loài thực vật trên đất thoái hoá nhẹ và thoái hoá nặng.

Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy. Trên cơ sở đó xây dựng những mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh nhằm đề xuất giải pháp nuôi dưỡng phục hồi rừng sau nương rẫy có hiệu quả cao.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Baur. G. N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tân Nhị (dịch). Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. tr 222-223.

2. Nguyễn Thanh Bình (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp, Hà Tây.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998), Qui phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21- 98), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Lê Xuân Cảnh (1998), Toán sinh thái. Giáo trình cao học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật.

5. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ sinh học, Hà Nội.

6. Lâm Phúc Cố (1996), Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà tại lâm trường Púng Luông, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Luận án phó tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Lê Mộng Chân, Điều tra tổ thành thực vật rừng núi cao Ba Vì, kết quả nghiên cứu khoa học, 1990, 1994

8. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền (2000), Thực vật rừng , NXB nông nghiệp 9. Hoàng Chung (2003), Địa thực vật. Giáo trình cao học, Đại học Thái

75

10.Nguyễn Duy Chuyên (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu- Nghệ An. Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện điều tra, Quy hoạch rừng.

11. Nguyễn Trọng Đạo (1969), Biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên. Tập san Lâm nghiệp.

12. Vũ Tiến Hinh, (1991), Đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên. Tập san Lâm nghiệp số 2, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Hoàn, Lê Ngọc Công (2006), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử- Bắc Giang. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn.

14. Đào Công Khanh (1996), Một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn- Hà Tĩnh là cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác nuôi dưỡng rừng. Luận án phó tiến sĩ, Hà Nội. 15. Lê Công Khanh (1965), Trồng, bảo vệ rừng trong sản xuất nương rẫy và

khai hoang. Nxb Nông thôn.

16. Nguyễn Đức Khiển (2005), Tài nguyên và môi trường tiềm năng và thách thức. NXB Nông nghiệp

17. Nguyễn Xuân Lâm (2000), Bài giảng lâm sinh. Đại học sư phạm Hà Nội. 18. Phùng Ngọc Lan (1984), Bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng. Tạp chí

Lâm nghiệp.

19. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Hà Văn Tuế, Lê Đồng Tấn (1995), Nghiên

cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng. Báo cáo đề tài KN 03-11, Hà Nội

76

21.Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, (1995), Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội

22. Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật. Giáo trình cao học, Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

23. Trần Đình Lý cùng các cộng sự (1995), Nghiên cứu năng lực tái sinh tự nhiên thảm thực vật trong các trạng trái thực bì khác nhau ở Việt Nam. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

24. Nguyễn Danh Nho (1999), Chính sách quản lý đất bỏ hoá sau nương rẫy ở Việt Nam. Tài liệu hội thảo định canh, định cư Hà Nội.

25. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam.

Nxb khoa học kỹ thuật Hà Nội.

26. Vũ Đình Phương (1987), Cấu trúc rừng và vốn rừng trong không gian và thời gian. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp

27. Richardr.P.W. (1976) Rừng mưa nhiệt đới. Tập I,II. Người dịch: Vương Tân Nhị. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

28. Lê Sáu (1995) Tái sinh rừng tự nhiên sau khai thác ở Con Hà Nừng. Tạp chí Lâm nghiệp.

29. Đỗ Đình Sâm (1996), Tổng phân tích nông nghiệp du canh ở Việt Nam. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

30. Sở nông nghiệp và PTNT Bắc Giang (1999), Tài nguyên thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ- Sơn Động- Bắc Giang.

77

31. Lê Đồng Tấn (1999), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi. Luận án tiến sĩ sinh học. Hà Nội

32. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng. Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

33. Phạm Ngọc Thường (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của thảm thực vật rừng phục hồi trên đất sau nương rẫy tại Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên nghĩa phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang (Trang 75 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)