Đặc điểm phân bố cây gỗ tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của thảm thực vật rừng phục hồi trên đất sau nương rẫy tại Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên nghĩa phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang (Trang 70 - 73)

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.3.5.Đặc điểm phân bố cây gỗ tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang

Sự phân bố cây trên bề mặt phụ thuộc vào đặc tính của cây và không gian dinh dưỡng, cũng như nguồn giống tự nhiên, chính vì vậy khi nghiên cứu phân bố của cây tái sinh trên bề mặt là cơ sở cho các nhà Lâm nghiệp đề xuất các biện pháp kỹ thuật trong xúc tiến tái sinh rừng.

Theo các nhà lâm sinh học thì sự phân bố cây trên bề mặt đất rừng thường có ba kiểu ứng với từng giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của rừng. Giai đoạn đầu có phân bố cụm, giai đoạn giữa phân bố ngẫu nhiên, giai đoạn cuối có phân bố đều.

Để mô hình hoá quy luật phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang, chúng tôi đã dựa vào phân bố Poisson.

Kết quả thu thập số liệu về đo khoảng cách cây tái sinh sau khi xử lý tính toán để kiểm tra phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang của các quần xã thực vật sau nương rẫy theo thời gian bỏ hoá, được trình bày ở bảng 4.11.

61

Bảng 4.11 - Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

TT Thời gian bỏ hoá

(năm) U tính So với U0,5 Phân bố

1 4 - 6 - 2,339 < -1,96 Cụm

2 7 - 9 - 1,248 - 1,96 < U tính < 1,96 Ngẫu nhiên

3 10 - 12 1,214 - 1,96 < U tính < 1,96 Ngẫu nhiên

4 > 20 10,76 > 1,96 Đều

Qua bảng 4.11 cho thấy, phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang với thời gian bỏ hoá từ 7-12 năm thuộc kiểu phân bố ngẫu nhiên, dưới 7 năm là phân bố cụm. Qua đây ta thấy, cùng với sự thay đổi mật độ và chiều cao cây tái sinh thì sự phân bố cây theo mặt phẳng cũng có sự thay đổi theo hướng tiến dần tới sự phân bố đều ở tuổi rừng lớn hơn 20 năm. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể giải thích như sau:

Trong thời kì đầu của sự phát triển, giai đoạn từ 4 - 6 năm các cây tái sinh còn nhỏ nên sự cạnh tranh giữa các cá thể và các loài về ánh sáng và không gian dinh dưỡng chưa nhiều, nên cây tái sinh có khuynh hướng phân bố cụm. Mặt khác, phương thức canh tác nương rẫy đã tạo ra các khảm đất có chất lượng khác nhau, thời gian và chế độ canh tác cũng khác nhau giữa các nương, thậm chí ngay trên cùng một nương, việc dọn đốt các thảm thực vật để lấy đất trồng trọt đã tạo nên những khảm đất không thấm nước. Ngoài các yếu tố địa hình như độ dốc cũng là nguyên nhân làm cho lớp cây tái sinh có phân bố cụm.

Thời gian bỏ hoá từ 7 - 12 năm cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên, vì thời gian này các cá thể mới liên tục được bổ sung thêm đồng thời lớp cây tái sinh đã phát triển tốt, độ tàn che tương đối cao 0,5-0,6, các cây tái sinh cùng loài có sự điều tiết lẫn nhau và giữa các cá thể khác loài có sự cạnh tranh nhau cùng với quá trình tự tỉa thưa để mở rộng không gian dinh dưỡng, dẫn tới lớp cây tái sinh

62

có dạng phân bố ngẫu nhiên. Theo nhiều nhà nghiên cứu, ở trạng thái rừng có độ tuổi cao, độ tàn che lớn thì sự phân bố cây theo mặt phẳng ngang là phân bố đồng đều. Đối với rừng non quá thì quá trình tái sinh chuyển dần từ phân bố cụm sang phân bố ngẫu nhiên và cuối cùng là phân bố đều.

4.3.6. Đặc điểm chất lƣợng lớp cây gỗ tái sinh

Chất lượng cây tái sinh là kết quả của sự tác động tổng hợp qua lại của nhiều nhân tố sinh thái trong rừng, được thể hiện ở một số chỉ tiêu như mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng, năng lực tái sinh của hạt giống, cây mầm còn nằm trong đất. Trên cơ sở thu thập số liệu và đánh giá chất lượng cây tái sinh được trình bày ở bảng 4.12 cho thấy:

Mật độ cây tái sinh giảm dần theo thời gian phục hồi. Thời gian bỏ hoá từ 4 - 6 năm mật độ cây trung bình là 6583 ± 1337 cây/ha và thời gian bỏ hoá từ 7 - 9 năm là 4980 ± 1257 cây/ha. Thời gian bỏ hoá 10 - 12 năm, mật độ trung bình là 3708 ± 1016 cây/ha.

Bảng 4.12 - Chất lượng cây gỗ tái sinh theo thời gian phục hồi

Thời gian bỏ hoá Cây/ha Chất lƣợng cây tái sinh (%) Nguồn gốc cây

tái sinh (%) Tỷ lệ cây triển vọng (%) Tốt Trung bình Xấu Hạt Chồi 4 - 6 6583 ± 1337 57,3 23,4 19,3 83,2 16,8 35,7 7 - 9 4980 ± 1257 64,9 22 13,1 85,6 14,4 47,7 10 - 12 3708 ± 1016 70,6 18,2 11,2 88,6 11,4 51,9

Các cây tái sinh có nguồn gốc chủ yếu là từ hạt (83,2% - 88,6%), từ chồi ít (11,4% - 16,8%). Những cây tái sinh từ hạt sẽ tham gia vào việc hình thành các tầng rừng chính trong tương lai, vì những cây tái sinh từ hạt bao giờ cũng có đời sống dài và sức chịu đựng tốt hơn cây tái sinh từ chồi.

63

Cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ từ 57,3% - 70,6%, cây tái sinh có chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ 18,2% - 23,4% và cây tái sinh có chất lượng xấu chỉ chiếm tỷ lệ 11,2% - 16,8%. Qua đây ta thấy, phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, chính vì vậy đã tạo điều kiện tốt cho quá trình tái sinh tự nhiên phục hồi rừng sau nương rẫy.

Cây triển vọng là những cây có chiều cao từ 1- 3m, ở giai đoạn 4 - 6 năm là 35,7% và tăng dần đến giai đoạn 10 - 12 năm là 51,9%. Sở dĩ có sự tăng lên vì thời gian đầu còn nhiều cây bụi tham gia trong nhóm cây tái sinh, dần dần những loài cây có giá trị kinh tế cũng góp mặt trong nhóm cây tái sinh như: Dẻ gai Ấn độ (Castannopsis indica), Ngát (Gironniera subaequalis), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Chẹo tía (Engelhardia chrysolepis), Trám trắng (Canarium album)…, tăng tỷ lệ tham gia vào tổ thành tầng cây cao nên thời gian bỏ hoá càng dài thì tỷ lệ cây triển vọng càng lớn.

4.4. ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA THẢM THỰC VẬT TRE NỨA NỨA

Khu vực nghiên cứu có diện tích lớn là rừng hỗn giao tre, vầu, nứa xen gỗ thứ sinh sau khai thác kiệt và sau canh tác nương rẫy với mật độ che phủ khác nhau (với diện tích 512,3ha). Do đó trong giới hạn của đề tài, chúng tôi đã chọn rừng hỗn giao tre, nứa với cây gỗ mọc xen tái sinh sau khi đốt rừng làm nương rẫy để nghiêm cứu. Điều tra mật độ, chiều cao, đường kính, chất lượng trong ô tiêu chuẩn 100m2 (10x10m) tại khoảnh số 70, kết quả nghiên cứu được trình bày như sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của thảm thực vật rừng phục hồi trên đất sau nương rẫy tại Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên nghĩa phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang (Trang 70 - 73)