3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.4.1. Cấu trúc của rừng tre, nứa tự nhiên
Tre, nứa tái sinh bằng thân ngầm, nứa mọc cụm, tre mọc tản. Do vậy thân ngầm còn sống sót trong đất và cạnh nương là nguồn giống cho tái sinh sau nương rẫy. Đối với tre, nứa sau khi thảm thực vật bị đốt nương làm rẫy thì thân
64
ngầm vẫn còn tồn tại dưới mặt đất, khi điều kiện thuận lợi thì tre, nứa được tái sinh bằng thân ngầm thuận lợi hơn thân gỗ.
Rừng tre, nứa trong khu bảo tồn phân bố rộng khắp, tuỳ từng lâm phần mà mức độ đông đặc có khác nhau với cấu trúc phân làm 2- 3 tầng rõ rệt, một đến 2 tầng gỗ trên một tầng tre, vầu, nứa, cây tái sinh dưới nước. Trước những năm 1990 rừng tre, nứa hỗn giao là đối tượng chủ yếu để phát nương làm rẫy của đồng bào dân tộc. Rừng được phát trắng, để đốt nương làm rẫy trồng sắn, ngô sau 2 - 3 vụ, sau đó bỏ hoá cho thảm thực vật phục hồi trở lại. Sau đó lại tiếp tục phát đốt để canh tác theo phương thức du canh. Kết quả nghiên cứu rừng tre, nứa tự nhiên được trình bày ở bảng 4.13.
Bảng 4.13 - Cấu trúc rừng hỗn giao tre, nứa tự nhiên
Chỉ tiêu Rừng tre xen gỗ Rừng nứa xen gỗ Tre Gỗ Nứa Gỗ Mật độ (cây/ha) 6520 1112 8820 325 Chất lượng (%) Tốt 65,3 77 Trung bình 25,7 11,5 Xấu 9,0 11,5 Tổ thành cây gỗ Tên loài 1. Trám 1,4 1,5 2. Vạng trứng 0,9 2,3 3. Máu chó 2,3 1,5 4. Thôi ba 0,9 1,5 5. Thừng mực 0,5 0,8 6. Ngát 0,9 7. Lim xẹt 1,4 1,7 8. Thôi chanh 0,5 9. Loài khác 1,4 0,8 Qua bảng 4.13 ta thấy:
- Mật độ cây gỗ tái sinh trong rừng tre là 1112 cây/ha cao hơn trong rừng nứa 325 cây/ha, điều này được giải thích do mật độ tre là 6520 cây/ha, thấp hơn
65
trong rừng nứa là 8820 cây/ha. Vì tre mọc tản mạn trong rừng nên không gian dinh dưỡng và ánh sáng thuận lợi cho hạt giống cây gỗ nảy mầm và cây non sinh trưởng. Cây gỗ mọc xen trong rừng tre, nứa phần lớn là những cây ưa sáng chịu bóng, thời gian đầu yêu cầu đất tốt, ẩm và chúng có mặt trong tổ thành rừng gỗ thứ sinh trong khu vực nghiên cứu.
- Mật độ rừng tre, nứa tự nhiên đạt 6520 cây/ha đối với tre và 8820 cây/ha đối với nứa, cao hơn đối với gỗ. Vì tre, nứa có thân ngầm nên khi đốt rừng làm nường rẫy thì nó vẫn tồn tại dưới mặt đất, sau canh tác nương rẫy nguồn giống cho tái sinh của tre, nứa thuận lợi hơn so với cây gỗ.