Điềukiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của thảm thực vật rừng phục hồi trên đất sau nương rẫy tại Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên nghĩa phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang (Trang 42 - 98)

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Điềukiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương nằm về phía Tây Nam của huyện Lục Nam và gồm có ba xã của huyện Lục Nam là Nghĩa Phương, Bình Sơn, Lục Sơn và một xã thuộc huyện Sơn Động là An Lạc, cách thành phố Bắc Giang 60km theo đường chim bay. Có giới hạn địa lý từ 210

13’ đến 210 16’ vĩ độ Bắc. Từ 1060

21’ đến 10609’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp xã Trường Giang huyện Lục Nam và xã Phượng Sơn huyện Lục Ngạn. Phía Tây giáp xã Huyền Sơn và thị trấn Lục Nam. Phía Nam và phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương.

3.1.2. Địa hình địa thế

Khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương nằm trong khu vực Yên Tử Tây, được bao bọc bởi dãy Yên Tử, có đỉnh Yên Tử cao nhất là 1.064m. Địa thế thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, dãy Yên Tử có địa hình cao, dốc, chia cắt phức tạp, khu vực giáp danh với tỉnh Quảng Ninh có độ dốc trung bình từ 350

đến 400. Với địa hình phức tạp như vậy nên Khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương có những khu vực còn tương đối nguyên vẹn với một quần thể sinh vật đa dạng và phong phú.

3.1.3. Khí hậu thuỷ văn

3.1.3.1. Khí hậu

Khu bảo tồn có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều.

Chế độ nhiệt và lượng mưa: Có nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C (trung bình tháng cao nhất là 28,50C; trung bình tháng thấp nhất là 15,80

33

Lượng mưa trung bình năm là 1.483,3mm; trung bình tháng cao nhất 291,9mm; trung bình tháng thấp nhất là 31,2mm. Tổng số ngày mưa là 120 ngày tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8. Độ ẩm không khí bình quân 82%, cao nhất là 85%, thấp nhất là 79%. Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm là 1.050mm, trung bình tháng cao nhất là 114,5mm; trung bình tháng thấp nhất là 69,2mm. Nước thường bốc hơi mạnh vào tháng 5, 6, 7. Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 1, 2, 9, 10, 11, 12 trong đó vào các tháng 1, 11, 12 thỉnh thoảng có sương muối gây thiệt hại cho cây trồng và vật nuôi.

Chế độ gió: Khu bảo tồn chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa. Gió mùa đông bắc thường xuất hiện vào mùa đông kèm theo mưa phùn và giá lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Gió mùa đông nam từ tháng 4 đến tháng 10, trong mùa này thường nóng và xuất hiện giông bão kèm theo mưa to đến rất to, nhưng xa biển nên được dãy Yên Tử che chắn nên mức độ thiệt hại do bão gây ra không lớn.

3.1.3.2. Thuỷ văn

Khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương thuộc khu vực Yên Tử Tây, lưu vực này có 7 con suối lớn: suối Đồng Rì, suối Bài, suối Nước Ninh, suối Nước Vàng, suối Đá Ngang, suối Khe Đin, và suối Khe Rỗ. Đây là những con suối thượng nguồn của sông Lục Nam. Do khu vực còn nhiều rừng nên các con suối ở đây có nước chảy quanh năm, nó cũng là nguồn nước chính cung cấp cho nhân dân của các xã trong khu vực bảo tồn và vùng đệm. Do vậy cần tiếp tục bảo vệ và phục hồi rừng để bảo vệ nguồn nước đầu nguồn cho sông Lục Nam, phục vụ đời sống dân sinh.

3.1.4. Đặc điểm đất đai

34

Đất Feralit trên núi, phân bố ở độ cao 300m trở lên, hầu hết còn thực vật che phủ, tầng đất sâu ẩm có lớp thảm mục khá dày, đất giàu dinh dưỡng.

Trong loại đất này có các loại phụ như sau:

+ Đất Feralit núi màu vàng.

+ Đất Feralit núi màu nâu. +Đất Feralit núi bằng.

Đất Feralit điển hình, phân bố ở độ cao 200-300m, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc của khu bảo tồn thiên nhiên, hình thành trên đá mẹ phiến thạch, sa thạch… tầng đất từ trung bình đến dày, còn tính chất đất rừng. Nơi còn rừng thì tầng đất sâu ẩm, độ phì cao, nơi mất rừng thì đất bị thoái hoá mạnh, nghèo dinh dưỡng…, có các loại phụ sau :

+ Đất Feralit màu vàng, phát triển trên sa thạch, tầng đất nông, nghèo dinh dưỡng.

+ Đất Feralit màu vàng đỏ, phát triển trên phiến thạch sét, sa phiến thạch… tầng đất trung bình, chất dinh dưỡng trung bình.

Nhìn chung đất ở khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương tương đối tốt, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất dày thích hợp cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng

35

Bảng 3.1- Diện tích, trạng thái các loại đất rừng của khu bảo tồn

(Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương giai đoạn 2001-2010)

TT Hạng mục Trạng thái Diện tích Diện tích tự nhiên 16.462,0

I Diện tích đất LN 15.411,4

1 Diện tích có rừng 13.491,7

A Diện tích rừng tự nhiên 13.020,2

+ Rừng non phục hồi IIa,IIb 3.785,5

+ Rừng nghèo IIIA1 3.730,4

+ Rừng trung bình IIIA2, IIIA3 4.612,2

+ Rừng hỗn giao 892,1 + Rừng tre nứa 192,0 B Rừng trồng 270,4 2 Diện tích đất trống trọc 1.916,7 II Diện tích đất ngoài LN 1.052,5 Vùng đệm 6.616,0 3.1.5.2. Hệ thực vật rừng

Thực vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương phân bố trong nhiều hệ sinh thái nhưng tập trung nhiều nhất ở hệ sinh thái rừng. Theo kết quả điều tra xây dựng dự án khu bảo tồn thì khu bảo tồn là nơi hội tụ 276 loài cây gỗ, thuộc 136 chi của 56 họ thực vật. Ngoài ra còn có 453 loài cây dược liệu thuộc 53 chi của 28 họ cây cỏ và dây leo…, rừng trong khu bảo tồn có nhiều loài gỗ đặc hữu và quý hiếm như Pơ mu, Thông tre, Gụ, Lim xanh, Chò chỉ, Sến mật… Cây dược liệu quý hiếm như Sa nhân, Ba kích, Lá khôi, Một lá, Bảy lá, Đau xương, Phong kỷ, Trầu tiên…

3.1.5.3. Hệ động vật rừng

Theo kết quả điều tra xây dựng dự án Khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương đã thống kê được : thú rừng có 50 loài thuộc 20 họ của 8 bộ, chim có

36

101 loài thuộc 41 họ của 13 bộ, bò sát có 40 loài thuộc 15 họ của 2 bộ, ếch nhái có 33 loài thuộc 5 họ của 1 bộ.

Nhìn chung với số loài như trên trong diện tích 13.211,8 ha rừng tự nhiên thì khu bảo tồn có hệ động vật tương đối phong phú. Với những loài quý hiếm cần được bảo vệ như Hổ, Gấu ngựa, Sơn dương, Tê tê, Gà lôi trắng, Ô rô vẩy, Rắn hổ mang, Khỉ vàng, Hổ mang chúa… Khi đối chiếu với khu bảo tồn trước đây thì khu bảo tồn có 7 loài gần như tuyệt chủng như Hổ, Hươu sao, Nai, Vượn, Voọc mũi hếch, Báo hoa mai.

3.2. ĐẶC ĐỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động

Trên địa bàn của khu bảo tồn Nghĩa Phương có 4 xã:

- Xã Nghĩa Phương có 420 hộ với 2.471 khẩu.

- Xã Bình sơn có 729 hộ với 3.482 khẩu. - Xã Lục Sơn có 812 hộ với 6.498 khẩu. - Xã An Lạc có 642 hộ với 3.204 khẩu.

Gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Sán Dìu, Hoa, Kinh, Dao, Cao Lan, Mường. Tổng số có 2434 hộ với 15.723 người. Trong độ tuổi lao động có 6034 người gồm lao động nữ là 3.340 người, lao động nam là 2.694 người.

Trong khu bảo tồn và vùng đệm có 757 hộ, với 857 khẩu: - Xã Nghĩa Phương có 150 hộ, với 857 khẩu.

- Xã Bình Sơn có 284 hộ với 1.414 khẩu. - Xã Lục Sơn có 79 hộ với 242 khẩu. - Xã An Lạc có 244 hộ với 1.302 khẩu.

37

Cả 4 xã này đều là những xã đặc biệt khó khăn, thuộc Chương trình 135. Các hộ gia đình trong các xã nói trên chủ yếu sống bằng nghề nông như trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản ngoài gỗ, trồng cây lâm nghiệp…, nguồn sống chủ yếu vẫn dựa vào rừng.

3.2.2. Thực trạng kinh tế

* Sản xuất nông nghiệp

Các hộ gia đình trong khu bảo tồn với nghề chính là sản xuất nông nghiệp nhưng diện tích ruộng nước ít, bình quân trên dưới hai sào bắc bộ/người. Với phương thức sản xuất lạc hậu chủ yếu là quảng canh, năng suất lúa màu thấp, bình quân đầu người chỉ đạt 160 kg lương thực/người/năm. Do vậy đồng bào vẫn thiếu ăn, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Để duy trì cuộc sống, đồng bào thường dựa vào rừng và trồng cây công nghiệp như vải thiều, chè… và khai thác trái phép gỗ, củi, nhựa Trám, nhựa Sau sau, cây dược liệu như Sâm nam, Ba kích, Phòng kỷ, Trầu tiên, Củ mài…

* Các ngành sản xuất khác: Hiện nay chưa phát triển.

3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

* Giao thông vận tải

Các xã Nghĩa Phương, Bình Sơn, Lục Sơn, có đường bộ 289 chạy qua, địa hình có nhiều sông suối nên đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mưa. Xã An Lạc chỉ có đường giao thông trong xã. Việc đi lại trong khu bảo tồn chủ yếu là đường lâm nghiệp, vận chuyển than. Hệ thống đường này không được tu sửa và bảo dưỡng thường xuyên nên chất lượng đường rất kém.

38

Như đã trình bày khu vực bảo tồn có 7 con suối lớn, trong khu vực còn nhiều rừng nên suối ở đây quanh năm có nước, đảm bảo nước tưới cho nông nghiệp và sinh hoạt.

* Y tế- giáo dục -văn hoá

Dân cư trong và xung quanh khu bảo tồn một số nơi đã có điện. Đường điện cao thế đã đến xã Nghĩa Phương, Bình Sơn, An Lạc nên những hộ ở khu vực này đời sống đã có những cải thiện rõ rệt, nhiều nhà đã có ti vi, xe máy. Nhận thức của đồng bào đã tiến bộ, xã nào cũng có trường học, trạm xá, có nhiều khu chợ mọc lên đảm bảo cho người dân mua bán và trao đổi hàng hoá.

39

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM THẢM THỰC VẬT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGHĨA PHƢƠNG NGHĨA PHƢƠNG

4.1.1. Đặc điểm thành phần loài thực vật

Theo như trong “Tài nguyên thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ- Sơn Động-Bắc Giang” [30] và “Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương -Lục Nam Bắc Giang” [38], đã thống kê thành phần thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương- Lục Nam - Bắc Giang có 780 loài thực vật có mạch, thuộc 494 chi, 165 họ, 5 ngành thực vật.

Sau quá trình điều tra thực địa, thu thập và tổng hợp số liệu, chúng tôi đã thống kê được về đặc điểm thành phần loài thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương như sau:

- Thành phần thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương khá phong phú về loài: 786 loài thuộc 166 họ, 496 chi trong đó có những họ có số loài nhiều nhất là họ Thầu dầu (Euphoriaceae) có 50 loài, sau đó là họ Đậu (Fabaceae) là 37 loài, họ Cúc (Asteraceae) 28 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) 25 loài, họ Hoà thảo (Poaceae) 24 loài, họ Re (Lauraceae) 24 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) 20 loài, họ Vang (Caesalpiniaceae) 17 loài.

- Các họ có nhiều chi trong tổng số 496 chi, là họ Thầu dầu (Euphoriaceae) có 21 chi, sau đó là họ Đậu (Fabaceae) là 20 chi, họ Hoà thảo (Poaceae) 21 chi, họ Re (Lauraceae) 10 chi, họ Cà phê (Rubiaceae) 13 chi, họ Ráy (Araceae), họ Cau (Arecaceae) và họ Hoa môi (Lamiaceae) có 10 chi, họ Vang (Caesalpiniaceae) 9 chi và họ có chi ít nhất là họ Trúc đào (Apocynaceae) chỉ có 1 chi.

40

- Các chi có nhiều loài như chi Crotalaria, chi Millettia họ Đậu (Fabaceae), chi Ardisia họ Đơn nem (Myrsinaceae) có 5 loài. Chi Syzygium họ Sim, chi Polygonum họ Rau răm (Plygonaceae), chi Dioscorea họ Củ nâu (Dioscoreaceae), chi Dendrobium họ Phong lan (Orchidaceae), chi Elaeocarpus

họ Côm (Elaeocarpaceae) có 6 loài. Chi Litsea họ Re (Lauraceae) có 7 loài. Chi

Ipomoea họ Khoai lang (Cavolvulaceae) có 8 loài, chi Diospyros họ Thị (Ebenaceae). Chi Lithocarpus họ Dẻ (Fagaceae) có 10 loài. Chi Ficus họ Dâu tằm (Moraceae) có 17 loài. Tuy nhiên nhiều họ có số chi và số loài ít nhưng lại có số lượng cá thể giữ vai trò quan trọng trong thành phần thực vật của khu bảo tồn như họ Dẻ (Fagaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Na (Anonaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae).

Bảng 4.1-Số họ, chi, loài của các ngành thực vật khu bảo tồn

TT Ngành thực vật Số họ Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 1,20 2 0,40 3 0,38 2 Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) 1 0,60 1 0,20 1 0,13 3 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 13 7,83 16 3,23 28 3,56 4 Ngành hạt trần (Pinophyta) 6 3,62 6 1,21 10 1,27 5 Ngành Hạt kín (Magnoliophyta) 144 86,75 471 94,96 744 94,66 5.1 Lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) 118 81,94 382 81,10 601 80,80 5.2 Lớp Một lá mầm (Liliopsida) 26 18,06 89 18,90 143 19,20 Tổng cộng 166 100,0 496 100,0 786 100,0

41

- Thành phần thực vật trong khu bảo tồn có nhiều loài cây gỗ quý và dược liệu quý như Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông tre (Podocarpusnerrifolius), Gụ (Sindora tonkinesis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Giổi xanh (Michelia mediocris), Đinh (Markhamia stipullata), Thông nàng (Podocarpus imbrricatus), Sa nhân (Amomum xanthoides), Ba kích (Morinda officinalis), Lá khôi (Ardisia sylvestris), Đau xương (Tinospora sinensis), Trầu tiên (Asarum maximum), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Phòng kỷ (Stephania setaceus). Một số loài hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và được ghi trong sách đỏ Việt Nam cần phải có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn gen quý hiếm: Chò đãi (Annamocarya chinensis), Trầm hương (Aquilaria crassna), Đinh (Markhamia stipullata), Lá khôi (Ardisia silvetris), Gụ (Sindora tonkinensis).

Trong tổng số 786 loài thống kê công dụng được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2- Công dụng của các loài cây trong khu bảo tồn

TT Công dụng Số loài Tỷ lệ (%) 1 Làm thuốc 450 57,4 2 Lấy gỗ 274 34,1 3 Bóng mát, cây cảnh 105 13,5 4 Làm rau ăn 65 8,5 5 Lấy quả 55 7,4 6 Cho nhựa mủ 30 3,6 7 Cho tanin 15 2,1

8 Cho tinh dầu 14 1,8

9 Lấy củ 13 1,8

10 Cho vật liệu đan 11 1,4

11 Lá lợp nhà 10 1,3

12 Cho nhựa dầu, sáp 8 1,2

13 Cho mầu nhuộm 9 1,2

42

Đối với thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy và khai thác kiệt phân bố rộng chủ yếu trong vùng đệm, phân khu phục hồi sinh thái và một số đỉnh núi trong khu bảo vệ nghiêm nghặt, với những cây tiên phong ưa sáng tiêu biểu là Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Sau sau (Liquidambar formosana), Bưởi bung ( Acronychia peduncunata), Dền (Xylopia vielana), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Trọng đũa (Ardisia lecomtei). Cấu trúc tầng cây tái sinh chính của rừng gồm: Sau sau (Liquidambar formosana), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Lọng bàng (Dillenia turbinata), Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Hoắc quang (Wendlandia panicunata), Bời lời (Litsea aff glutinosa), Kháo (Machilus sp), Bứa (Garciniaobolongifolia), Chẹo (Engelhardtia chrysolepis), Màng tang (Litsea cubeba). Những cây gỗ tốt, có giá trị kinh tế tái sinh với số lượng không nhiều như Táu mật (Vanca tonkinensis), Sến (Madhuca pasquieri), Lim xanh (Erythrofloeum fordii), Ké (Mischocarpus oppositifolius). Rừng có độ tàn che 0,3-0,4.

4.1.2. Các kiểu TTV trong khu bảo tồn

Theo tiêu chuẩn phân loại của UNESCO (1973) trong khu bảo tồn có các

kiểu thảm thực vật sau [30].

I . Lớp quần hệ rừng rậm

I.A.1.1.1. Phân quần hệ rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa, trên núi thấp <700m.

Rừng chiếm diện tích lớn trong khu bảo tồn, tập trung phân khu phục hồi sinh thái, vùng thấp của khu bảo vệ nghiêm ngặt. Gồm các loài cây phổ biến như Vàng anh (Saraca dives), Ô rô (Taxotrophis eberhadii), Máu chó lá nhỏ (Knema confeta), Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica), Sảng nhung (Sterculia lanceolata), Táu mật (Vatica tonkinensis), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Dền (Xylopia vielana), Sau sau (Liquidambar formosana), Dẻ lá tre (Quercus bambusifolia)…

43

ngoài ra có Lim xanh (Erythrofloeum fordii), Sến (Madhucapasquicri)…tái sinh với số lượng nhỏ. Tổ thành của rừng bao gồm các loài cây: Kháo (Machilus sp), Hoắc quang tía (Wendlandia paniculata), Trám (Canarium album), Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Sau sau (Liquidambarformosana), Chẹo (Engelhardtia chrysolepis), Dẻ gai Ấn độ (Castanopsisindica)…, các loài dây leo, cây bụi phát triển mạnh.

Rừng Nứa (Neohuojeana dulloa) + Lim xanh (Erythrofloeum fordii) + Lá nến (Macaranga denticulata).

I.A.1.1.2. Phân quần hệ rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa, trên núi cao >700m.

Rừng phân bố ở trên các dông núi, đỉnh núi, có độ cao từ 700m trở lên. Với các loài cây phổ biến: Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Táu mật (Vatica tonkinensis), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Thông tre (Podocarpus nerrifolius), Kháo vòng (Litsea verticilata), Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica), Thông nàng (Podocarpus imbrricatus), Thông tre

(Podocarpus nerrifolius), Gụ (Sindora tonkinensis), Đinh (Markhamina stipullata), Sến (Madhuca pasquieri), Táu (Vatica tonkinensis), Trường (Pometia pinnata),

Xoan đào (Pygeum arboretum), Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica), Kháo

(Machilus sp), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Thôi ba (Alangium chinense), Trám trắng (Canarium album), Ngát (Gironniera subaequalis), Chò chỉ

(Parashorea chinensis), Thị rừng (Diospyros filipendula)… Tổ thành rừng chủ yếu là Thông tre (Podocarpus nerrifolius), Thông nàng (Podocarpus imbrricatus), Lim xanh (Erythrofloeumfordii), Giổi (Michelia mediocris), Gụ (Sindora tonkinensis), Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica)… Rừng sinh trưởng khá, tái sinh tốt.

44

II. Lớp quần hệ cây bụi

Là cây thường xanh lá rộng, không rụng lá vào mùa khô lạnh. Phân bố thành từng đám nhỏ gặp phổ biến ở khu phục hồi sinh thái và vùng đệm nơi có nhiều đất trống bỏ hoang sau nương rẫy. Những loài ưu thế là : Mua ông (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma candium), Bồ cu vẽ (Breyniafruticosa). Các loài gặp rải rác là Trọng đũa (Ardisia lecomtei), Ngấy hương (Rubus cochinchinensis), Lấu

(Psychotria reevesii).

III. Lớp quần hệ cỏ

III.A.1.1.1. Phân quần hệ cỏ dạng lúa, cao trung bình, cỏ cây che phủ 10-40% có khả năng chịu hạn.

Phân bố thành từng đám hẹp ở thung lũng, nơi đất bằng, gặp ở nơi có nhiều đất trống bỏ hoang sau nương rẫy. Những loài ưu thế là: Cỏ lau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của thảm thực vật rừng phục hồi trên đất sau nương rẫy tại Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên nghĩa phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang (Trang 42 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)