Bình đẳng trong phân phối cơ hội:

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam (Trang 35)

- Sửdụng rộng rãi hon, hệ số Ghd cũng cho biêt lợi ích chảy tràn do tăng trưởng kinh tế đem lại đối với chất lượng cuộc sống theo biến số thời gian.

4.Bình đẳng trong phân phối cơ hội:

Theo quan điểm toàn diện, phát triển con người phải hướng tới việc tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người. Quyền tiếp cận các nguồn lực phải được trao cho rộng rãi mọi người dân. Trên cơ sở đó, người dân mới có khả năng trong việc duy trì và cải thiện chất lượng cuộc sống. Từ bình diện xã hội, sự bình đẳng hay công bằng trong việc phần bổ các cơ hội còn là nền tảng hình hành một xã hội phát triển mang tính nhân văn. Nhấn mạnh đến quyền lợi (thường là yếu thế hơn) của người phụ nữ, sự bình đẳng ở đây bao hàm cả khía cạnh bình đẳng về giới. Phụ nữ cũng có quyền được hưởng các cơ hội phát triển như nam giới. Trên thực tế, nhiều quá trình tăng trưởng thường đi đôi với sư bất bình đẳng. Thông thường, sự bất bình đẳng về cơ hội sẽ được chuyển hóa và biểu hiện rõ nét nhất ở sự bất bình đẳng về thu nhập. Nhưng khi nhìn bức tranh tổng thể về vấn đề này, người ta thấy một mảng lớn sự phân cách giầu nghèo. Nhiều quá trình tãng trưởng chủ yếu đem lại lợi ích cho nhóm những người vốn đã giầu có vì người giầu vẫn được coi là những người có xu hướng tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn, vì vậy, quá trình tãng trưởng sẽ tiếp tục vòng xoáy đi lên. Sự thực, quá trình tăng trưởng sai lầm này được nhiều nhà phân tích gọi là quá trình tăng trưởng không có lương tâm (,Ruthless G ro w th )[60,14]. Thực chất, sự phân bổ công bằng

hạ tâng cơ sơ khi được đảm bảo sẽ có xu hướng thúc đẩy tãng trưởng nhờ có những tác động kích thích dân chúng làm giầu một cách sâu sắc và rộng lớn hơn. Nó thai thác sự đóng góp của tất cả mọi người vào sự phát triển chung và làm giảm thiểu các chi phí dành cho việc ổn định xã hội. M ặt khác, khi được phân phoi một cách công băng, các cơ hội kinh doanh sẽ được tân dụng một cách tối ưu hơn, hiệu quả hơn và hệ quả tất yếu là lợi ích tăng trưởng sẽ cao hơn. Ở khía cạnh bình đẳng giới, những cơ hội công bằng hơn cho phụ nữ, nhất là cơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ giáo dục, châm sóc trẻ em hay việc làm, đểu đóng góp vào sự phát triển con người của họ và liên đới trực tiếp là sự phát triển đối với gia đình của họ. Bên cạnh đó, với chất lượng phát triển cao hơn, phụ nữ sẽ có vai trò tích cực hom trong việc gia tăng lợi ích tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam (Trang 35)