- Sửdụng rộng rãi hon, hệ số Ghd cũng cho biêt lợi ích chảy tràn do tăng trưởng kinh tế đem lại đối với chất lượng cuộc sống theo biến số thời gian.
6. Bảo tồn các giá trị vănh óa khác nhau:
Phát triển con người là quá trình dung dưỡng sự khác biệt về văn hóa. Các giá trị sống mà mỗi người dân coi trọng đều tồn tại bình đẳng với nhau trong sự đa dạng về văn hóa. V I vậy, bảo tổn các giá trị văn hóa khác nhau, nhất là các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp là một đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Tuy nhiên trên thực tế, sự thống nhất về chính trị hay sức nặng của nền văn hóa có tiềm lực kinh tế nhiều khi đã nhấn chìm sự đa dạng về văn hóa. Trong xu thế toàn cầu hóa, sự đa dạng về văn hóa còn bị mờ nhạt bởi các hình mẫu có tính chất toàn cầu. N ó làm hao mòn chất lượng cuộc sống của mọi người. V ì vậy, trong quá trình tăng trưởng kinh tế, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp khác nhau cần phải được bảo tồn. Khi này, xã hội sẽ không phải gánh chịu các xung đột văn hóa, môi trường tăng trưởng sẽ được đảm bảo.
7. C h ú tr ọ n g P h á t triể n b ền vững:
Phát triển con người phải là quá trình phát triển bền vững theo quan điểm toàn diện. Các thế hệ tương lai cũng cần được đảm bảo một có một môi trường sống ít nhất được như hiện tại. V ì vậy việc tăng trưởng kinh tế nhằm phục vụ lợi ích của thế hệ hiện tại không được làm xói mòn các cơ hội tăng trưởng và phát triển của thế hệ tương lai. Theo ý nghĩa này, tăng trưởng kinh tế nhanh đi kèm với sự gia tăng ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là một quá trình tăng trưởng không có tương lai. Trong khi đó, tích lũy cho tương lai là tiền đề để tăng trưởng bền vững, Vượt ra ngoài khuôn khổ của vấn đề môi trường, các thế hệ hiện tại còn phải lường trước được những thách thức khác mà thê hệ tương lai phải gánh chịu do những hành động thiếu cân nhắc của mình. Những căn bệnh xã hội kinh niên hay những món nợ tài chính khổng lồ (nhất là nợ nước ngoài) không phải là những tài sản mà thê hệ tương lai muốn thừa kế. V ì vậy, chú trọng phát triển bền vững là nhân tô phù hợp với cả quan điêm phát triển con người và tăng trưởng kinh tế.
8. P h á t tr iể n c á c d ịc h v ụ y tế , g iá o d ụ c v à k h o a h ọ c c ô n g n gh ệ:
Nhìn trực diện nhất thì phát triển con người là quá trình nâng cao năng lực lựa chọn cho người dân. Các năng lực cơ bản này không chỉ là phương tiện đê
người dân đạt được một cuộc sống khỏe mạnh, trường tồn, giầu tri thức và hạnh phúc bền vững mà xét cho cùng, bản thân chúng cũng chính là các nhân tố cấu thành hạnh phúc con người. V ì vậy, những nỗ lực nâng cao năng lực con người thông qua việc phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục và khoa học công nghệ là những hành xử mang tính nhân văn sâu sắc. Ở khía cạnh vật chất, nó là quá trình đầu tư vốn con người như cải thiện sức khỏe, tăng cường đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, tận dụng các lợi ích chẩy tràn của giáo dục hay tăng cường khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống... Những nỗ lực cải thiện vốn con người như vậy sẽ tác động làm thay đổi triển vọng về tăng trưởng kinh tế bởi vì nguồn vốn con người là nền tảng để nâng cao năng suất lao động. Cũng vì thế mà vốn con người ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấu thành của cải quốc gia (xem hình 5).
Hình 5. Đóng góp của các yếu tố vào tàng trường kinh tế {theo WB năm 1995)[13,14]
Đóng góp của vốn vặt chít (16%) Đóng góp của vổn tự nhiên (20%) Đóng góp cúa vổn xl hội và con ngưòi (64%)
CHƯƠNG 2.