Chiến lược hành động vì sự nghiệp phát triển con ngườ iở ViệtNam Trước đổi mới, mô hình phát triển của V iệt Nam dựa trên nền tảng cơ chế

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam (Trang 40)

- Sửdụng rộng rãi hon, hệ số Ghd cũng cho biêt lợi ích chảy tràn do tăng trưởng kinh tế đem lại đối với chất lượng cuộc sống theo biến số thời gian.

TĂNG TRƯỞNG KINH TỀ vỉ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CON NGƯỜ Iở VIỆT NAM: MỘT SÔ VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

2.1.2 Chiến lược hành động vì sự nghiệp phát triển con ngườ iở ViệtNam Trước đổi mới, mô hình phát triển của V iệt Nam dựa trên nền tảng cơ chế

kế hoạch hoá tập trung với động lực phát triển thực tế được quy về Nhà nước. Xét về nguyên tắc, các quan hệ thị trường cùng các quan hệ kinh tế tư nhân tương ứng bị loại bỏ. Nhà nước được coi là hình thức thực hiện hiệu quả nhất quyền làm chủ của nhân dân và có trách nhiệm dẫn dắt quá trình phát triển trên mọi phương diện đời sống kinh tế - xã hội. M ô hình phát triển mà Việt Nam theo đuổi đã dẫn tới một kết quả có tính chất hai mặt.

M ột mặt, V iệ t Nam đã đạt được những thành tựu phát triển con người cao hơn đáng kể so với trình độ phát triển kinh tế. Trong số các nước có thu nhập thấp, V iệt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số về phát triển giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đổng tương đối cao. Các khía cạnh khác như mức độ bất bình đẳng thấp, vị thế của người phụ nữ được nâng cao, hoạt động chăm sóc trẻ

em được chú trọng ... cũng cho thấy những kết quả phát triển con người tích cực cua V iệt Nam. Các kết quả này càng nổi bật nếu đật chúng trong bôi cảnh của một nước có xuất phát điểm thấp về trình độ phát triển, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá.

M ặt khác, quyền lực tập trung của Nhà nước cũng hạn chế đáng kể các cơ hội lựa chọn của các cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Quan hệ thị trường, quyền tự do kinh doanh cá nhân về cơ bản bị loại bỏ. Khi các vấn đề cơ bản của nền kinh tế như sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai trực tiếp do bộ máy Nhà nước quyết định và chi phối, thì sự tham gia của nhân dân vào các hoạt động kinh tế chỉ mang tính thụ động. Điều này đã làm mất đi những động ỉực kinh tế vốn dẫn dắt các hoạt động sáng tạo và hiệu quả phía các cá nhân và tập thể. Kết quả là nền kinh tế tăng trưởng chậm và hoạt động không hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người của V iệt Nam vốn đã thấp lại chậm được gia tăng; chất lượng cuộc sống trên nhiều mặt của người dân ít được cải thiện. Sự phát triển năng lực cũng như sự tham gia trong các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của người dân bị hạn chế bởi những ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung và việc tuyệt đối hoá trên thực tế vai trò của Nhà nước. Đây là yếu tố chính cản trở việc thực hiện các mục tiêu phát triển vì con người. Tính không hiệu quả của mô hình phát triển này đã đặt ra nhu cầu phải tiến hành một quá trình đổi mới toàn diện.

Quan điểm về đổi mới được tuyên bố chính thức tại Đại hội V I của Đảng Cộng sản V iệt Nam (1986) và được hoàn thiện dần cùng với các tiến trình thực tiễn. Quan điểm đó không đặt lại vấn đề về mục tiêu của sự phát triển, ngược lại, đổi mới khẳng định V iệt Nam tiếp tục duy trì định hướng X H C N trong thực hiện các mục tiêu phát triển vì con người thể hiện trong khẩu hiệu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Đổng thời, đổi mới nhấn mạnh việc chuyển đổi căn bản cách thực thực hiện sự phát triển, mà tiêu điểm ở đây là xây dựng và phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới đã thực sự tạo lập môi trường thuận lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân. Quá trình cải cách thể chế này đã bắt đầu từ nông nghiệp bằng việc giao đất của hợp tác xã cho các hộ nông dân. Điều đó đã mở rộng rất nhiều phạm vi lựa chọn

cho người dân nông thôn để họ có thể sử dụng và quản lý đất nông nghiệp một cách hiệu quả nhất. Cùng với các biện pháp cải cách kinh tế vĩ mô như tự do hoá giá cả và thống nhất tỷ giá hối đoái, đầu tư phát triển vùng lãnh thổ, công cuộc cải cách thể chế như vậy đã thúc đẩy thương mại cả trong nước và quốc tế. Những thành tích đáng khích lệ cũng đã đạt được trong việc mở rộng cơ hội việc làm. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và một nền kinh tế ĩhông thoáng hơn đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc giải phóng nhiều tiềm nâng của nhân dân V iệ t Nam. Đây thực chất cũng là bước đột phá quan trọng trong việc mở rộng quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế. Những nỗ lực theo hướng này đang được tiếp tục, gắn liền với những cải cách trong các lĩnh vực khác kể cả chính trị.

Việc xác lập cơ chế thị trường ở Việt Nam diễn ra song song với quá trình chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, mở rộng các quan hệ thương mại, và thu hút đầu tư nước ngoài. Kết qủa là nền kinh tế Việt Nam đã trở nên năng động và hiệu quả hơn nhờ có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực mới, công nghệ mới, ý tưởng quản trị mới, thị trường mới cũng như nhờ sức ép của cạnh tranh quốc tế. Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết và tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (M G D s). Những nỗ lực hành động của Việt Nam như vậy đã thực sự gia tăng các cơ hội phát triển cũng như các năng lực tương ứng cho người dân V iệ t Nam.

2 .2 TH À N H TỰU PH Á T TRIÊN c o n N G Ư Ò I ỏ v i ệ t n a m d ư ớ i t á c đ ộ n g c ủ a q u á t r ì n hT Ă N G T R Ư Ỏ N G KINH TẾ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)