Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng, quyết ựịnh và ảnh hưởng trực tiếp ựến kết quả sản xuất kinh doanh. Từ thực trang phân tắch trên, ựể cho kinh tế trang trại phát triển và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải tổ chức ựào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và những người lao ựộng trong các trang trại. Các giải pháp cần thực hiên như:
- đào tạo tập huấn những kiến thức về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, về cách thức tổ chức quản lý sản xuất, về cách tiếp cận kinh tế thị trường.
- Xây dựng mối liên kết giữa các trang trại trong vùng, trong huyện và trong tỉnh, ựể các chủ trang trại có ựiều kiện trao ựổi, học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và hỗ trợ lẫn nhau về mọi mặt, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của các trang trại.
- Tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ựể hỗ trợ các trang trại áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất. đồng thời khuyến khắch các thành phần kinh tế làm dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật ựể nâng cao trình ựộ cho các chủ trang trại và người lao ựộng của các trang trại nuôi trồng thủy sản.
4.3.6. Giải pháp về phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp
Quan kết quả nghiên cứu cho thây mô hình trang trại NTTS kết hợp mang lại hiệu quả cao, thu nhập ổn ựịnh, ựa dạng hóa ựối tượng nuôi, tỷ lệ rủi ro thấp hiện nay ở tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên chi phắ ựầu tư cao hơn các mô hình khác. để trong những năm tới, loại hình trang trại NTTS kết hợp phát triển mạnh, cần thực hiện triệt ựể các vấn ựề sau:
- Mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị và tỷ trọng hàng hoá, ưu tiên phát triên nuôi các ựối tượng cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. đối với việc kết hợp chăn nuôi lợn gà với các ựối tượng thủy sản cần có biện pháp ựảm bảo vệ sinh trong sản xuất, thực hiện mô hình BIOGAS nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kiểm soát các quá trình sản xuất ựể tạo ra sản phẩm ựảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu, phân tắch xử lý số liệu thu thập, tôi có những kết luận và ựề xuất sau nhằm làm cơ sở cho nghiên cứu và hoạch ựịnh chắnh sách quản lý, phát triển kinh tế trang trại hiệu quả, bền vững tại tỉnh Thanh Hoá.