Thành phần này tác động qua lại với dịch vụ Web để cung cấp chính sách quản lý, về bản chất của App-V Management Console là snap-in MMC. Trên Management Console có thể thực hiện các chức năng:
Import các ứng dụng. Cập nhật các ứng dụng.
Quản lý các tập tin liên quan đến ứng dụng. Tạo quản lý các nhóm máy chủ.
Quản lý bản quyền của ứng dụng.
Management Console có thể được cài đặt tại chính máy Management Server hoặc có thể cài trên một máy trạm nào đó mà có cài MMC 3.0 và .Net Framework 2.0 cho phép truy cập vào tài nguyên App-V từ xa.
3.3.3.6 App-V Sequencer
Đây là một công cụ sử dụng để giám sát và chụp lại toàn bộ quá trình cài đặt của một ứng dụng trên máy chạy Sequencer để tạo ra một gói ứng dụng ảo. Nhằm mục đích phân phối và chuyển đến máy tình người dùng.
Thành phần Sequencer thông thường được cài đặt trên một máy riêng lẻ tách biệt với các thành của App-V khác. Tất cả phải được khôi phục trở lại trạng thái nguyên bản của mình sau khi kết thúc tất cả các hoạt động tuần tự khi phân phối ứng dụng.
3.3.3.7 App-V Client
Chạy trên các máy trạm và cung cấp môi trường để chạy các ứng dụng ảo. Những máy trạm này có thể giao tiếp và xác thực với máy chủ App-V Server để lấy các ứng dụng, và sau đó sử dụng trên máy của mình. App-V xử lý quá trình truyền nội dụng ứng dụng từ máy chủ Streaming nếu ứng dụng đã được triển khai.
App-V Desktop Client: sử dụng dựa trên tiêu chuẩn môi trường máy tính cụ thể. Cung cấp các ứng dụng được triển khai theo yêu cầu mà không cần cài đặt tại máy Client, và cũng không quan tâm việc xung đột các ứng dụng hiện có.App-V Desktop Client cho phép quản lý tập trung các ứng dụng.
App-V Terminal Services Client: Các máy trạm sử dụng dịch vụ đầu cuối, hoạt động như khi sử dụng App-V Desktop, ngoại trừ việc cài đặt trên máy chủ thiết bị đầu cuối, chứa các ứng dụng ảo thày vì cài trực tiếp các ứng dụng ảo trên máy trạm.
Bảng 3: Các giao thức sử dụng trong App-V 3.3.4 Quy trình hoạt động của App-V
App-V cho phép tạo ra các ứng dụng ảo, mà các ứng dụng này được đóng gói và có thể hoạt động trong môi trường ảo trên các máy tính người dùng (Client). Môi trường ảo này chứa tất cả các thông tin cần thiết để có chạy các ứng dụng ảo trên các máy trạm và được chay trong phần mềm App-V.
3.3.4.1 Môi trường Ảo App-V
Môi trường ảo này được xem là nơi chứa đựng các hoạt động nhằm xác định các tài nguyên sẵn có để các ứng dụng có thể thực thi từ một gói ứng dụng. Các nguồn tài nguyên bao gồm:
COM ảo: một hệ thống phụ quản lý các đối tượng COM mà được tạo bởi các quá trình ứng dụng chạy trong môi trường ảo nhằm ngăn ngừa xung đột các ứng dụng giữa môi trôi trường thật với môi trường ảo.
Thư mục ảo: dùng để chứa các tập tin và thư mục con được tạo ra bởi các gói ứng dụng hoặc sự tương tác của các ứng dụng với môi trường ảo.
Tập tin ảo: tên của các tập tin trong môi trường ảo là một ánh xạ tới các máy Client. Tập tin ảo xuất hiện với các tập tin trong cùng thư mục.
Hệ thống tập tin ảo: được dùng để chặn và chuyển hướng đến các yêu cầu hệ thống tập tin từ ứng dụng đang chạy trong môi trường ảo. Các yêu cầu này được thực hiện dựa trên các tập tin ảo và thư mục được định nghĩa trong các gói phần mềm ứng dụng và cũng có thể được tạo, sửa, thông qua sự tương tác với các ứng dụng ảo.
Registry ảo: có chức năng làm chuyển hướng và chặn các yêu cầu Key và Value từ các tiến trình chạy trong môi trường ảo.
Dịch vụ ảo: một hệ thống phụ hoạt động như một Service Control Manager kiểm soát các dịch vụ chạy trong môi trường ảo.
3.3.4.2 Tuần tự hóa ứng dụng (Sequencing Applications)
Trước khi App-V phân phối các ứng dụng đến các máy Client thì phải được đóng gói các ứng dụng sẽ được phân phối. Các quá trình đóng gói này được chạy trong môi trường ảo trên các máy trạm nên được gọi là tuần tự hóa ứng dụng (Sequencing Applications). Ứng dụng tuần tự được ảo hóa và tách biệt với các chương trình khác, nhằm tránh tình trạng xung đột giữa các ứng dụng.
Hình 3.6 Các thành phần gói tin được đón gói
Một gói ứng dụng tuần tự gồm 4 loại tập tin tạo nên ứng dụng ảo và cho phép ứng dụng ảo này thực thi. Như hình bên trên các tập tin này tạo ra sau khi ứng dụng được thực hiện tuần tự.
Tập tin .ICO: dùng làm biểu tượng (icon) của ứng dụng trên các máy Client, cho phép người dùng mở các ứng dụng này.
Tập tin .OSD: là một loại tập tin dạng XML, ghi nhận lại quá trình lấy ứng dụng tuần tự từ App-V Management Server hoặc Streaming Server và kích hoạt ứng dụng tuần tự trong môi trường ảo hóa.
Tập tin .sft: tập tin này chứa một hoặc nhiều ứng dụng tuần tự và các thông tin phân phối cho các máy Client.
Tập tin .sprj: loại tập tin XML được dùng khi tạo ra các trường của ứng dụng và có thể chỉnh sửa các tập tin này như sửa, thêm, thay đổi xóa hoặc nâng cấp các gói ứng dụng.
Tập tin Manifest.xml: dùng để triển khai các ứng dụng kiểu ESD (Electronic Software Distribution)