Các thành phần của App-V

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp ảo hoá hệ thống mạng bằng công nghệ hyperv (Trang 41 - 106)

3.3.3.1 App-V Management Server

Máy chủ quản lý App-V dùng cung cấp việc truyền tải nội dung các ứng dụng ảo, phân bố các đường dẫn và các tập tin của ứng dụng ảo đến người dùng. Do việc cung cấp các ứng dụng ảo đến người dùng cuối theo nhu cầu sử dụng vì thế các máy chủ quản lý App-V phải được dùng trong một môi trường tin cậy và băng thông luôn được ổn định.

Máy chủ quản lý có thể được cài đặt trên một máy riêng lẻ và có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu SQL Server hoặc có thể cài đặt ngay trên cùng một máy chủ hoặc các máy chủ khác trong cùng mạng.Microsoft SQL Server quản lý cơ sở dữ liệu và nơi lưu trữ của App-V.

Máy chủ quản lý truy cập vào thư mục Content nơi mà chứa các gói ứng dụng ảo được phân bố và truyền tải (streaming) đến các máy trạm trong mạng.Thư mục Content chứa các tập tin .sft được nạp vào hoặc lưu trữ, các tập tin này được lưu tại trên chính máy chủ hoặc lưu vào các hệ thống lưu trữ riêng lẻ trong hệ thống mạng như Distributed File System (DFS) hoặc có thể trên SAN.

3.3.3.2 App-V Management Web Service

Dịch vụ Web quản lý App-V là một thành phần giao tiếp đọc/ghi các yêu cầu để truy cập dữ liệu từ App-V strore. Web Service có chức năng trung gian giữa giao diện quản lý vào lưu trữ dữ liệu.

Những thay đổi mà người quản trị thay đổi trong giao diện của App-V Management Console thì không được ghi vào Data Store, nhưng đối với giao diện quản lý kết nối dịch vụ Web thì cho phép tạo một kết nối đến DB OLE với máy chủ SQL và thực hiện các hoạt động đọc/ghi.

3.3.3.3 App-V Data Store

Là thành phần không thể thiếu khi triển khai App-V Management Server. Data store là nơi lưu trữ các thông tin liên quan đến cơ sở hạ tầng của App-V. Bao gồm các thành phần:

 Thông tin cấu hình máy chủ quản lý.  Thông tin báo cáo máy chủ quản lý.  Các trường dữ liệu của các ứng dụng.  Thông tin bản quyền ứng dụng.  Thông tin log của ứng dụng.

Data Store bao gồm cở sở dữ liệu máy chủ SQL có thể được cài đặt các phiên bản khác nhau của Microsoft như: Microsoft SQL Server 2005 hoặc Microsoft SQL Server 2008.

3.3.3.4 App-V Stream Server

Là một thành phần chịu trách nhiệm lưu trữ và truyền gói ứng dụng ảo đến người dùng App-V. Stream Server được thiết kế nhỏ gọn trong hoạt động của ứng dụng ảo,chỉ có chức năng Streaming. Máy chủ Stream Server sử dụng dịch vụ

Real-Time Streaming Protocols (RTSP) và RTSP secure (RTSP). Stream Server không bao gồm các dịch vụ web quản lý và không yêu cầu cơ sở dữ liệu từ Micrsoft SQL Server.

3.3.3.5 App-V Management Console

Thành phần này tác động qua lại với dịch vụ Web để cung cấp chính sách quản lý, về bản chất của App-V Management Console là snap-in MMC. Trên Management Console có thể thực hiện các chức năng:

 Import các ứng dụng.  Cập nhật các ứng dụng.

 Quản lý các tập tin liên quan đến ứng dụng.  Tạo quản lý các nhóm máy chủ.

 Quản lý bản quyền của ứng dụng.

Management Console có thể được cài đặt tại chính máy Management Server hoặc có thể cài trên một máy trạm nào đó mà có cài MMC 3.0 và .Net Framework 2.0 cho phép truy cập vào tài nguyên App-V từ xa.

3.3.3.6 App-V Sequencer

Đây là một công cụ sử dụng để giám sát và chụp lại toàn bộ quá trình cài đặt của một ứng dụng trên máy chạy Sequencer để tạo ra một gói ứng dụng ảo. Nhằm mục đích phân phối và chuyển đến máy tình người dùng.

Thành phần Sequencer thông thường được cài đặt trên một máy riêng lẻ tách biệt với các thành của App-V khác. Tất cả phải được khôi phục trở lại trạng thái nguyên bản của mình sau khi kết thúc tất cả các hoạt động tuần tự khi phân phối ứng dụng.

3.3.3.7 App-V Client

Chạy trên các máy trạm và cung cấp môi trường để chạy các ứng dụng ảo. Những máy trạm này có thể giao tiếp và xác thực với máy chủ App-V Server để lấy các ứng dụng, và sau đó sử dụng trên máy của mình. App-V xử lý quá trình truyền nội dụng ứng dụng từ máy chủ Streaming nếu ứng dụng đã được triển khai.

 App-V Desktop Client: sử dụng dựa trên tiêu chuẩn môi trường máy tính cụ thể. Cung cấp các ứng dụng được triển khai theo yêu cầu mà không cần cài đặt tại máy Client, và cũng không quan tâm việc xung đột các ứng dụng hiện có.App-V Desktop Client cho phép quản lý tập trung các ứng dụng.

 App-V Terminal Services Client: Các máy trạm sử dụng dịch vụ đầu cuối, hoạt động như khi sử dụng App-V Desktop, ngoại trừ việc cài đặt trên máy chủ thiết bị đầu cuối, chứa các ứng dụng ảo thày vì cài trực tiếp các ứng dụng ảo trên máy trạm.

Bảng 3: Các giao thức sử dụng trong App-V 3.3.4 Quy trình hoạt động của App-V

App-V cho phép tạo ra các ứng dụng ảo, mà các ứng dụng này được đóng gói và có thể hoạt động trong môi trường ảo trên các máy tính người dùng (Client). Môi trường ảo này chứa tất cả các thông tin cần thiết để có chạy các ứng dụng ảo trên các máy trạm và được chay trong phần mềm App-V.

3.3.4.1 Môi trường Ảo App-V

Môi trường ảo này được xem là nơi chứa đựng các hoạt động nhằm xác định các tài nguyên sẵn có để các ứng dụng có thể thực thi từ một gói ứng dụng. Các nguồn tài nguyên bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

COM ảo: một hệ thống phụ quản lý các đối tượng COM mà được tạo bởi các quá trình ứng dụng chạy trong môi trường ảo nhằm ngăn ngừa xung đột các ứng dụng giữa môi trôi trường thật với môi trường ảo.

Thư mục ảo: dùng để chứa các tập tin và thư mục con được tạo ra bởi các gói ứng dụng hoặc sự tương tác của các ứng dụng với môi trường ảo.

Tập tin ảo: tên của các tập tin trong môi trường ảo là một ánh xạ tới các máy Client. Tập tin ảo xuất hiện với các tập tin trong cùng thư mục.

Hệ thống tập tin ảo: được dùng để chặn và chuyển hướng đến các yêu cầu hệ thống tập tin từ ứng dụng đang chạy trong môi trường ảo. Các yêu cầu này được thực hiện dựa trên các tập tin ảo và thư mục được định nghĩa trong các gói phần mềm ứng dụng và cũng có thể được tạo, sửa, thông qua sự tương tác với các ứng dụng ảo.

Registry ảo: có chức năng làm chuyển hướng và chặn các yêu cầu Key và Value từ các tiến trình chạy trong môi trường ảo.

Dịch vụ ảo: một hệ thống phụ hoạt động như một Service Control Manager kiểm soát các dịch vụ chạy trong môi trường ảo.

3.3.4.2 Tuần tự hóa ứng dụng (Sequencing Applications)

Trước khi App-V phân phối các ứng dụng đến các máy Client thì phải được đóng gói các ứng dụng sẽ được phân phối. Các quá trình đóng gói này được chạy trong môi trường ảo trên các máy trạm nên được gọi là tuần tự hóa ứng dụng (Sequencing Applications). Ứng dụng tuần tự được ảo hóa và tách biệt với các chương trình khác, nhằm tránh tình trạng xung đột giữa các ứng dụng.

Hình 3.6 Các thành phần gói tin được đón gói

Một gói ứng dụng tuần tự gồm 4 loại tập tin tạo nên ứng dụng ảo và cho phép ứng dụng ảo này thực thi. Như hình bên trên các tập tin này tạo ra sau khi ứng dụng được thực hiện tuần tự.

Tập tin .ICO: dùng làm biểu tượng (icon) của ứng dụng trên các máy Client, cho phép người dùng mở các ứng dụng này.

Tập tin .OSD: là một loại tập tin dạng XML, ghi nhận lại quá trình lấy ứng dụng tuần tự từ App-V Management Server hoặc Streaming Server và kích hoạt ứng dụng tuần tự trong môi trường ảo hóa.

Tập tin .sft: tập tin này chứa một hoặc nhiều ứng dụng tuần tự và các thông tin phân phối cho các máy Client.

Tập tin .sprj: loại tập tin XML được dùng khi tạo ra các trường của ứng dụng và có thể chỉnh sửa các tập tin này như sửa, thêm, thay đổi xóa hoặc nâng cấp các gói ứng dụng.

Tập tin Manifest.xml: dùng để triển khai các ứng dụng kiểu ESD (Electronic Software Distribution)

3.3.4.3 Xuất bản ứng dụng (Publishing Application)

Sau các quá trình đóng gói kết thúc thì các ứng dụng ảo này được phân phối đến người dùng. Việc xuất bản này được thực hiện thông qua App-V Management Server. App-V hỗ trợ cách xuất bản ứng dụng như sau:

 Sử dụng App-V Management Server

 Sử dụng System Center Configuration Manager 2007  Phân phối đơn.

Sau khi xuất bản ứng dụng và các tập tin .ico, .osd được chuyển đến người dùng. Các gói ứng dụng ảo hoặc tập tin .sft phải được chuyển đến các máy Client. App-V cho phép các phương thức khác nhau để thực hiện điều này, bao gồm việc sử dụng App-V Management, Web Management Service, máy chủ File, việc phân phối có thể thực hiện độc lập hoặc một được tập trung tại một máy chủ System Center Configuration Manager 2007 quá này được thiết lập cho sau khi các gói tin đã xuất bản được gọi Streaming.

Máy chủ Streaming thường là một máy chủ có thể truy cập máy tính của người sử dụng, như System Center Configuration Manager 2007 có thể phân phối tập tin .SFT vào một thư mục trên máy tính người dùng. Máy dùng để Streaming gói ứng dụng ảo có thể được thiết lập trên một máy tính thông thường (Client).

3.3.5 Triển Khai App-V

3.3.5.1 Triển khai App-V trên Single Site

Mô hình này được đặt tại địa điểm duy nhất và có một LAN ổn định.Các thành phần cần thiết để triển khai một hệ thống App-V.

 App-V Management Server.  App-V Client.

 Sequencer

 Microsoft SQL Server 2005 hoặc 2008.

Hình 3.7 Triển khai App-V trên một Site đơn

Thiết kế App-V cho một mô hình nhỏ thì tất cả các thành phần được cài đặt trên một Server duy nhất.

Sau khi triển khai các thành phần cần thiết của App-V, tiếp theo sử dụng máy Sequencer để tạo ra các gói ứng dụng ảo và chép gói tin đến thư mục Content. Tất cả các gói tin này sẽ được chuyển đến nhóm người dùng đã được tạo trong hệ thống AD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.5.2 Triển khai App-V ở các chi nhánh

Các công ty lớn thì có nhiều chi nhánh ở các địa điểm khác nhau. Mô hình này thì được triển khai qua hệ thống WAN, các streaming Server được đặt tại mỗi chi nhánh và các thành phần App-V đặt tại chinh nhánh chính.

Hình 3.8 Triển khai App-V ở chi nhánh

3.3.5.3 Triển khai App-V sử dụng hệ thống ESD (ElectronicSoftware Distribution) Software Distribution)

Các doanh nghiệp lớn thường thì có sẵn hệ thống phân phối phần mềm điện tử (ESD) tại chỗ có thể tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có này để cung cấp ứng dụng ảo hóa cho người sử dụng bằng nhiều cách khác nhau.

Hình 3.9 Triển khai mô hình App-V dùng ESD 3.3.6 Quản lý App-V với App-V Management

App-V Management Console là vị trí trung tâm để thực hiện tất cả các nhiệm vụ quản lý liên quan đến App-V.

3.3.6.1 Quản lý ứng dụng

Mục tiêu của Application Management Console cho phép thực hiện việc sau:

 Import một ứng dụng: dùng để streaming ứng dụng từ một máy chủ App-V. Để Import ứng dụng thì phải có hai loại tập tin .osd và .Sprj được có sẵn trên máy chủ.

Hình 3.11 Đóng gói ứng dụng

 Thêm ứng dụng : được thực hiện bằng cách xác định tất cả các thông tin được tự động bởi các ứng dụng Wizard.

 Phân quyền hoặc từ chối truy cập đối với ứng dụng : cho phép chỉ định nhóm người dùng nào được truy cập vào ứng dụng.

3.3.6.2 Quản lý các gói ứng dụng

Gói ứng dụng có thể được quản lý bằng cách sử dụng mục Packages trong Management Console. Gói ứng dụng cho phép kiểm soát các phiên bản ứng dụng ảo trên App-V Management Server. Trong Packages gồm có:

 Nâng cấp một gói tin.

 Xóa tất cả các phiên bản của một gói hoặc một phiên bản cụ thể.  Thêm phiên bản mới của gói tin.

 Tự thêm một gói phần mềm bằng cách xác định tên gói và đường dẫn đến tập tin .sft của ứng dụng.

3.3.6.3 Quản lý cấp phép ứng dụng

Application licenses để thêm, xóa, cấu hình và kiểm soát các nhóm giấy phép ứng dụng. Việc quản lý này cho phép quản lý các nhóm người nào được cấp phép dùng nhóm ứng dụng nào và trong thời gian nhất định.

Trong hệ thống licenses của App-V thì có ba loại:

 Giấy phép đồng thời (Concurrent Licenses): cho phép người sử dụng đồng thời truy cập đến các ứng dụng của các nhóm được giao. Đây là loại phổ biến nhất trong việc cấp phép sử dụng ứng dụng ảo và có thể giảm chi phi phí cấp phép bằng cách giới hạn số lượng bản sao của một ứng dụng có thể chạy đồng thời.

 Giấy phép không giới hạn (Unlimited Licenses): dùng cho bất kỳ số lượng người dùng truy cập các ứng dụng mà các nhóm được giao.

 Giấy phép đặt tên (Named Licenses): loại này chỉ được sử dụng cụ thể người dùng được cấp phép sử dụng.Thường dùng để hạn chế số người dùng ứng dụng.

3.3.7 Ảo hóa với Sequencer Server.

Sequencer được sử dụng để tạo ra một gói ứng dụng ảo cho một ứng dụng. Sequencer thực hiện điều này bằng cách theo dõi và ghi lại quá trình cài đặt và các thiết lập cho một ứng dụng. Kết quả của trình tự ứng dụng là một tập hợp các tập tin (.ico.osd.sft.sprj_manifest.xml .msi tùy chọn) chứa tất cả các thông tin cần thiết cho việc chạy ứng dụng trong một môi trường ảo.

Hình 3.12 Giao diện chính để tạo gói tin

Những thông tin để chỉ định một tên và tùy chọn cho các gói phần mềm mới.

Hình 3.13 Quá trình tạo gói tin

Monitor Installation là quá trình ghi lại trong lúc ứng dụng được cài đặt . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.14 Quá trình theo dõi cài đặt ứng dụng trên mấy Sequencer

App-V Sequencer Console điều khiển hiển thị các kết quả của các hoạt động tuần tự và các thông tin cơ bản của các gói phần mềm vừa mới được cài đặ

trên máy Sequencer chẳng hạn như ngày tạo kích thước tối đa khối kích thước khởi động thuật toán nén.

Trong giao diện App-V Sequencer cho phép tạo tập tin, đóng gói các ứng dụng vừa được ghi lại để chuyển đến các Client.Tùy chỉnh giao thức để Streaming các ứng dụng.

Các ứng dụng này được truyền đến các Client thông qua Port 554 và sử dụng giao thức mã hóa RTPS

Hình 3.15 Chỉnh sửa phương thức truyền tải 3.4 Ảo hóa trình diễn (Presentation Virtualization)

3.4.1 Sơ lược về Remote Desktop Service

Trong phiên bản Windows Server 2008 R2 dịch vụ Terminal Service được đổi thành Remote Desktop Service (RDS). Một sự thay đổi chính trong phiển bản này là việc bổ sung của dịch vụ Remote Desktop Virtualization Host (RD Virtualization Host), dịch vụ tích hợp với Hyper-V để lưu trữ máy ảo và cung cấp máy ảo cho người sử dụng.

Remote Desktop cung cấp công nghệ kết nối từ xa cho phép người dùng truy xuất và sử dụng những chương trình ứng dụng trên máy chủ Remote Desktop Session Host hoặc truy cập vào máy ảo. Với Remote Desktop Service người dùng có thể truy cập đến RD Session Host từ bất cứ nơi đâu có internet.

RDS cho phép triển khai và duy trì hiệu quả các phần mềm trong môi trường doanh nghiệp lớn. Vì các chương trình hoặc phần mềm được cài triển khai tại một vị trí trung tâm (máy chủ RD Session Host) mà không phải trên máy tính người dùng nên có thể dễ dàng nâng cấp hoặc bảo trì.

Hình 3.16 Cách thức hoạt động của RDS 3.4.2 Lợi ích của việc triển khai RDS

 Triển khai ứng dụng : triển khai nhanh chóng các chương trình trên nền Windows cho các thiết bị. RDS có tác động rất hữu ích khi các chương trình, ứng dụng triển khai cho người sử dụng cần được cập nhật thường

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp ảo hoá hệ thống mạng bằng công nghệ hyperv (Trang 41 - 106)