Mô hình triển khai Hyper-V

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp ảo hoá hệ thống mạng bằng công nghệ hyperv (Trang 34 - 106)

3.2.3.1 Hợp nhất máy chủ

Tổng hợp nhiều máy chủ vật lý được chuyển thành các máy ảo trên một máy chủ vật lý và hoạt động độc lập với nhau. Mục đích chính của việc thực hiện này tổng chi phí sở hữu thấp (TCO), giảm thiếu được phần cứng mà còn giảm thiểu chi phí điện năng, làm mát, không gian lưu trữ vật lý và bảo trì phần cứng. Cho phép tương thích khối lượng công việc 32 bit và 64 bit trong cùng môi trường.

3.2.3.2 Tính liên tục và khôi phục sự cố

Giảm thiếu tối đa thời gian chết của quá trình hoạt động. Hyper-V bao gồm các tính năng liên tục mạnh mẽ, chẳng hạn như sao lưu trực tiếp và di chuyển nhanh chóng, cho phép đáp ứng thời gian hoạt động liên nghiêm ngặt. Khôi phục sự cố cũng là một thành phần quan trọng của tính liên tục và bằng cách tận dụng tính năng Failover Clustering .

3.2.3.3 Kiểm thử và phát triển

Là một chức năng quan trọng có thể tận dụng việc sử dụng các công nghệ ảo hóa như Hyper-V. Bằng cách tạo máy ảo trên các hệ thống vật lý, các nhà phát triển tạo và thử nghiệm một loạt các mô hình trong môi trường bị cô lập, khép kính giống với hoạt động của hệ thống vật lý.

3.2.3.4 Trung tâm dữ liệu động

Khi được tích hợp với Microsoft System Center, Hyper-V có thể giúp việc thực hiện trung tâm dữ liệu động, tự quản lý và hoạt động nhanh hơn. Bởi vì Hyper- V bao gồm các tính năng tự động cấu hình lại máy ảo, kiểm soát hoạt động tài nguyên, di chuyển nhanh chóng…nên việc quản trị trung tâm dữ liệu động có thể đáp ứng tốt cho các vấn đề hiện tại.

3.2.4 Thành phần chính trong Hyper-V

Có 2 dạng chính

 Dạng thứ nhất : Hyper-V là một Role trong Windows Server 2008 như DNS role, DHCP Role…và chỉ có trong phiên bản Standard, Enterprise và DataCenter.

 Dạng thứ hai : Microsoft Hyper-V Server 2008 là một sản phẩm độc lập dựa trên cùng cấu trúc ảo hóa có sẵn trong Windows Server 2008 Hyper-V. Hoạt động như Server Core, dùng giao diện dòng lệnh để cấu hình hoặc các cộng cụ như Hyper-V, RSAT…

3.2.4.1 Lưu trữ trong Hyper-V

Hyper-V hỗ trợ một số tùy chọn lưu trữ khác nhau, bao gồm cả các thiết bị lưu trữ trực tiếp (DAS) như SATA hoặc SAS và lưu trữ SAN, như FC, iSCSI. Sau khi các máy chủ Hyper-V đã được kết nối để lưu trữ, có thể được cung cấp cho máy ảo theo nhiều cách khác nhau.

Sau khi lưu trữ đã được kết nối với máy chủ Hyper-V, việc lưu trữ hệ điều hành khách có thể được thực hiện như sau:

 Tạo một đĩa cứng ảo (VHD) trên một ổ đĩa của máy chủ Hyper-V, các đĩa cứng đơn giản là một tập tin được lưu trữ trên một ổ đĩa lưu trữ của máy chủ Hyper-V. Có hai loại đĩa cứng ảo là Dynamic và Fixed. Kích thước tối đa của một tập tin VHD là 2048 GB.

 Sử dụng đĩa Passthrough cho phép truy cập vào ổ đĩa trực tiếp. Trước khi cấu hình máy ảo với đĩa Passthrough, đĩa phải được đặt ở trạng thái Offline để không bị tranh chấp giữa các máy ảo và máy chủ Hyper-V.

Có 3 loại kết nối đến các ổ đĩa đến các máy ảo, dựa vào các trình điều khiển sau:

IDE : cho phép các ổ đĩa lên đến 2048 GB, cung cấp hiệu suất cao ngang với SCSI. Bộ điều khiển IDE hỗ trợ một trong hai đĩa cứng ảo hoặc đĩa

Passthrough. Các máy ảo có thể được tối đa bốn đĩa IDE (2 bộ điều khiển với 2 đĩa). Trong Hyper-V, có thể khởi động một máy ảo bằng từ một đĩa ảo được kết nối thông qua giao diện IDE. Khởi động từ SCSI ảo thì không được hỗ trợ.

SCSI :là một thiết bị tổng hợp. Có thể có đến bốn bộ điều khiển SCSI cho mỗi máy ảo. Mỗi bộ điều khiển hỗ trợ 64 đĩa, tổng cộng thì có 256 đĩa cho mỗi máy ảo. Mỗi máy ảo không được cấu hình để khởi động từ một bộ điều khiển SCSI.

iSCSI : máy ảo kết nối với một mạng vật lý có thể tận dụng lợi thế của lưu trữ iSCSI. Máy ảo kết nối trực tiếp đến thiết bị lưu trữ iSCSI qua mạng iSCSI, bỏ qua việc kết nối đến máy chủ Hyper-V. Tất cả những gì cần thiết là cấu hình thích hợp trong các máy ảo và iSCSI chạy một nơi nào đó trên mạng và có thể truy cập máy ảo. Không có giới hạn số lượng đĩa iSCSI được hỗ trợ trên máy ảo.

3.2.4.2 Kết nối máy ảo

Với Hyper-V, các hệ điều hành khách sẽ không bao giờ truy cập trực tiếp vào phần cứng, các giao diện quản lý của Hyper-V có thể điều khiển lưu lượng qua lại thông qua các giao diện ảo và giao diện vật lý.

Hyper-V có Virtual Network Manager dùng để tạo và điều khiển các switch ảo. Không có sự hạn chế về số lượng các Switch ảo có thể tạo – phụ thuộc vào kiểu mạng ảo sẽ làm việc chung. Ví dụ các mạng ảo ngoài về cơ bản đều nằm trên các NIC vật lý, vì vậy chỉ có thể có được số lượng mạng ngoài bằng số lượng NIC vật lý.

Tất cả các máy ảo kết nối đến cùng một Switch của mạng ảo sẽ đều được kết nối đến cùng một Switch. Mỗi một Switch ảo sẽ được cách ly về mặt logic với tất cả các Switch ảo khác. Nếu muốn các Host kết nối với một Switch ảo nào đó làm nhiệm vụ truyền thông với các Host nằm trên một switch ảo khác khi đó phải tạo Router ảo, máy chủ VPN, tường lửa hoặc thiết bị tương tự như những thiết bị có trên mạng vật lý.

 Private Virtual Network : là một Switch ảo mà chỉ có các máy ảo mới có thể kết nối đến nó. Các hệ điều hành khách được kết nối với cùng một Private Virtual Network có thể truyền thông với nhau. Card mạng này thì không thể giao tiếp với các hệ điều hành Host được.

 Internal Virtual Network : là một switch ảo được tách biệt giống như Private Virtual Network nhưng trong trường hợp Internal Virtual Network hệ điều hành Host có thể truy cập vào các máy ảo khách thông qua Internal Virtual Network Virtual Switch.

 External Virtual Network : kết nối với các adapter mạng vật lý. Card mạng này có nhiệm vụ kết nối với máy vật lý để kết nối ra mạng ngoài. Sau khi cài đặt Hyper-V xong và cấu hình địa chỉ IP cho card mạng thật thì tất cả IP này sẽ được chuyển qua External.

 Hyper-V hỗ trợ hai kiểu NIC ảo Legacy NIC và High Speed NIC. Mỗi một máy ảo có thể có đến 12 NIC ảo gắn với nó, đặc biệt hơn là có tới 8 NIC tốc độ cao High Speed NIC và 4 Legacy NIC.

3.2.4.3 Công cụ quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.5 Công cụ quản lý Hyper-V

Dùng công cụ Hyper-V Manager để quản lý các máy ảo, công cụ này được tạo ra khi cài đặt xong Hyper-V.

Hyper-V Manager có một số tính năng như:

New virtual machine : Tạo ra các máy ảo cho hệ thống.

Export và import máy ảo : dùng cho việc muốn di trú các máy ảo từ Host này sang Host khác.

Virtual Machine Manager : quản lý các card mạng ảo trong Hyper-V.  Edit Disk : quản lý các ổ đĩa cho các máy ảo trong hệ thống.

Snapshot : dung để chụp lại các quá trình làm việc của máy ảo,khi có máy ảo nào bị hư thì có thể khôi phục lại nhanh chóng mà không cần phải tạo mới lại từ đầu.

3.2.5 So sánh Hyper-V với các công nghệ khác

So với phiên bản Microsoft Server 2005 thì Hyper có một số điểm nổi bật sau:

 Hyper-V là một phần tích hợp sẵn của Windows Server 2008 R2, lớp trừu tượng nằm giữa các máy ảo và phần cứng mỏng hơn, mang lại hiệu suất cao hơn so với Virtual Server 2005.

 Hỗ trợ nhiều vi xử lý cho mỗi máy ảo.

 Hyper-V hỗ trợ các hệ điều hành máy trạm 32 bit lẫn 64 bit.  Thiết bị lưu trữ ảo có khả năng đến 2TB.

 Việc kết nối ảo trong Hyper-V có thể đạt 10Gb.  Hyper-V thiết lập cơ chế Vlan cho hệ thống ảo.

 Snapshot, đây là tính năng đột phá so với Virtual Server 2005.

Bảng 1: So sánh tính năng giữa Hyper-V và Microsoft Virtual Server.

Hyper-V cũng là một sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao so với các nhà cung cấp ảo hóa khác.

Bảng 2: So sánh các tính năng giữa Hyper-V và VMware ESX 3.3 Công nghệ ảo hóa ứng dụng với App-V

3.3.1 Tổng quan

Công nghệ ảo hóa ứng dụng của Microsoft cung cấp khả năng phân phối ứng dụng từ trên máy Server đến các máy Client mà không cần phải cài các ứng dụng đó trên máy Client. Khi các ứng dụng được quản lý tập trung trên một máy Server như vậy thì việc quản lý đơn giản, hiệu quả năng suất làm việc được tối ưu tránh được tình trạng xung đột ứng dụng và cập nhật các ứng dụng….

Application Virtualization (App –V) là một trong những thành phần của Microsoft Desktop Optimization Pack (MDOP) trong Assurance phiên bản R2.

3.3.2 Lợi ích của App-V

Việc quản lý ứng dụng là một trong những vấn đề tốn nhiều thời gian và chi phí của cơ sở hạ tầng hệ thống mạng trong doanh nghiệp. App-V ra đời cung cấp nhiều lợi ích so với việc cài đặt ứng dụng theo kiểu truyền thống mà có thể giảm thiểu được chi phí và thời gian quản lý.

 Quản lý tập trung : một trình điều khiển quản lý có thể kết nối đến tất cả ứng dụng ảo từ một máy chủ. Quản lý được việc cài đặt trên máy chủ và phân phối ứng dụng xuống các máy trạm và người dùng cuối.

 Cho phép chạy nhiều phiên bản của một cùng một ứng dụng mà không bị đụng độ. App-V cho phép người dùng chạy các phiên bản của các ứng dụng tương tự bằng cách cung cấp môi trường ảo cô lập.

 Giảm bớt được việc tranh chấp ứng dụng: các ứng dụng thì không thể tồn tại các tập tin DLL hoặc API trong cùng một hệ thống xung đột. Môi trường ảo cô lập có nghĩa là các ứng dụng không nhận biết được nhau và có thể tránh xung đột.

 Khả năng mở rộng hệ thống cao. Triển khai nhiều hệ thống máy chủ ảo để truyền các ứng dụng ảo đến cho các máy trạm trong toàn bộ hệ thống mạng. Quản lý các máy chủ và thực hiện việc cân bằng tải trong hệ thống.

 Truy cập ứng dụng một cách dễ dàng. Các ứng dụng được tạo trong các nhóm, người dùng có thể làm việc bất cứ đâu mà có thể truy cập vào mạng trên máy có triển khai App–V. Trên các ứng dụng có thể Roaming, Profiles, Personal các cấu hình ứng dụng được cài đặt để phù hợp với từng chức năng trong nhóm.

 Hỗ trợ việc truy cập từ xa. App-V cho phép các ứng dụng chạy đồng thời với bất kỳ ứng dụng khác trên các máy hỗ trợ truy cập từ xa.

3.3.3 Các thành phần của App-V3.3.3.1 App-V Management Server 3.3.3.1 App-V Management Server

Máy chủ quản lý App-V dùng cung cấp việc truyền tải nội dung các ứng dụng ảo, phân bố các đường dẫn và các tập tin của ứng dụng ảo đến người dùng. Do việc cung cấp các ứng dụng ảo đến người dùng cuối theo nhu cầu sử dụng vì thế các máy chủ quản lý App-V phải được dùng trong một môi trường tin cậy và băng thông luôn được ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy chủ quản lý có thể được cài đặt trên một máy riêng lẻ và có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu SQL Server hoặc có thể cài đặt ngay trên cùng một máy chủ hoặc các máy chủ khác trong cùng mạng.Microsoft SQL Server quản lý cơ sở dữ liệu và nơi lưu trữ của App-V.

Máy chủ quản lý truy cập vào thư mục Content nơi mà chứa các gói ứng dụng ảo được phân bố và truyền tải (streaming) đến các máy trạm trong mạng.Thư mục Content chứa các tập tin .sft được nạp vào hoặc lưu trữ, các tập tin này được lưu tại trên chính máy chủ hoặc lưu vào các hệ thống lưu trữ riêng lẻ trong hệ thống mạng như Distributed File System (DFS) hoặc có thể trên SAN.

3.3.3.2 App-V Management Web Service

Dịch vụ Web quản lý App-V là một thành phần giao tiếp đọc/ghi các yêu cầu để truy cập dữ liệu từ App-V strore. Web Service có chức năng trung gian giữa giao diện quản lý vào lưu trữ dữ liệu.

Những thay đổi mà người quản trị thay đổi trong giao diện của App-V Management Console thì không được ghi vào Data Store, nhưng đối với giao diện quản lý kết nối dịch vụ Web thì cho phép tạo một kết nối đến DB OLE với máy chủ SQL và thực hiện các hoạt động đọc/ghi.

3.3.3.3 App-V Data Store

Là thành phần không thể thiếu khi triển khai App-V Management Server. Data store là nơi lưu trữ các thông tin liên quan đến cơ sở hạ tầng của App-V. Bao gồm các thành phần:

 Thông tin cấu hình máy chủ quản lý.  Thông tin báo cáo máy chủ quản lý.  Các trường dữ liệu của các ứng dụng.  Thông tin bản quyền ứng dụng.  Thông tin log của ứng dụng.

Data Store bao gồm cở sở dữ liệu máy chủ SQL có thể được cài đặt các phiên bản khác nhau của Microsoft như: Microsoft SQL Server 2005 hoặc Microsoft SQL Server 2008.

3.3.3.4 App-V Stream Server

Là một thành phần chịu trách nhiệm lưu trữ và truyền gói ứng dụng ảo đến người dùng App-V. Stream Server được thiết kế nhỏ gọn trong hoạt động của ứng dụng ảo,chỉ có chức năng Streaming. Máy chủ Stream Server sử dụng dịch vụ

Real-Time Streaming Protocols (RTSP) và RTSP secure (RTSP). Stream Server không bao gồm các dịch vụ web quản lý và không yêu cầu cơ sở dữ liệu từ Micrsoft SQL Server.

3.3.3.5 App-V Management Console

Thành phần này tác động qua lại với dịch vụ Web để cung cấp chính sách quản lý, về bản chất của App-V Management Console là snap-in MMC. Trên Management Console có thể thực hiện các chức năng:

 Import các ứng dụng.  Cập nhật các ứng dụng.

 Quản lý các tập tin liên quan đến ứng dụng.  Tạo quản lý các nhóm máy chủ.

 Quản lý bản quyền của ứng dụng.

Management Console có thể được cài đặt tại chính máy Management Server hoặc có thể cài trên một máy trạm nào đó mà có cài MMC 3.0 và .Net Framework 2.0 cho phép truy cập vào tài nguyên App-V từ xa.

3.3.3.6 App-V Sequencer

Đây là một công cụ sử dụng để giám sát và chụp lại toàn bộ quá trình cài đặt của một ứng dụng trên máy chạy Sequencer để tạo ra một gói ứng dụng ảo. Nhằm mục đích phân phối và chuyển đến máy tình người dùng.

Thành phần Sequencer thông thường được cài đặt trên một máy riêng lẻ tách biệt với các thành của App-V khác. Tất cả phải được khôi phục trở lại trạng thái nguyên bản của mình sau khi kết thúc tất cả các hoạt động tuần tự khi phân phối ứng dụng.

3.3.3.7 App-V Client

Chạy trên các máy trạm và cung cấp môi trường để chạy các ứng dụng ảo. Những máy trạm này có thể giao tiếp và xác thực với máy chủ App-V Server để lấy các ứng dụng, và sau đó sử dụng trên máy của mình. App-V xử lý quá trình truyền nội dụng ứng dụng từ máy chủ Streaming nếu ứng dụng đã được triển khai.

 App-V Desktop Client: sử dụng dựa trên tiêu chuẩn môi trường máy tính cụ thể. Cung cấp các ứng dụng được triển khai theo yêu cầu mà không cần cài đặt tại máy Client, và cũng không quan tâm việc xung đột các ứng dụng hiện có.App-V Desktop Client cho phép quản lý tập trung các ứng dụng.

 App-V Terminal Services Client: Các máy trạm sử dụng dịch vụ đầu cuối,

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp ảo hoá hệ thống mạng bằng công nghệ hyperv (Trang 34 - 106)