Về phía doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH sóng thần (Trang 47 - 50)

- Đội ngũ lãnh đạo của Sóng Thần đều có xuất phát điểm là những

người làm về kỹ thuật. Do đó để có thể lãnh đạo công ty trong giai đoạn khó khăn hiện tại và phát triển trong tương lai, bản thân các thành viên trong Ban lãnh đạo của công ty cần nâng cao trình độ, khả năng, kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý công ty về mọi mặt.

- Khi nhìn ra được những mặt mạnh, mặt yếu của công ty, cần có những thay đổi phù hợp nhằm phát huy các thế mạnh, hạn chế các mặt yếu kém cả về cách quản lý tài sản, vốn cũng như quản lý về con người để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

- Nhất thiết phải nhận ra được những biến động của xã hội, của môi trường kinh doanh để có những biện pháp hợp lý, kịp thời trong việc sử dụng nguồn vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty. Sóng Thần cần liên tục cập nhật, nắm vững những chủ trương, biện pháp vĩ mô của Nhà nước trong quản lý kinh tế để có thể áp dụng, vận dụng vào tình hình thực tế của doanh nghiệp một cách chính xác, hiệu quả, tận dụng triệt để những cơ hội có được và hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra…

KẾT LUẬN

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải là nhiệm vụ và mục tiêu thường xuyên lâu dài của CT Sóng Thần. Nó không chỉ liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn lưu động ngắn hạn mà còn liên quan đến việc quản lý tài chính dài hạn, đảm bảo cho vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. Thực hiện tối việc bảo toàn phát triển vốn lưu động. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty cũng như điều kiện kinh tế xã hội và những quy định quản lý của Nhà nước, tích cực hoạt tập những kinh nghiệp, tri thức quản lý tiên tiến và biết vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp mình. Sự nỗ lực và cố gắng của doanh nghiệp là yếu tố và động lực chính trong việc nâng cao năng lực tự chủ tài chính của công ty. Đồng thời tích cực tìm kiếm vào khai thác có hiệu quả các nguồn vốn khác, lựa chọn phương thức tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động một cách khoa học, phù hợp với điều kiện và được điểm kinh doanh của công ty trên cơ sở cân nhắc chi phí và rủi ro của mỗi phương thức tài trợ.

Việc huy động vốn phải luôn gắn liền với việc làm tốt công tác quản lý và sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng; phải được định hướng bằng những kế hoạch và quyết định kinh doanh sáng suốt, khoa học, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Đối với bộ phận vốn lưu động, do đặc diểm của nó tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, không ngừng vận động và luân chuyển với tốc độ cao. Vì vậy việc quản lý, sử dụng vốn lưu động hiệu quả là hết sức phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý xuyên suất ở tất cả các khâu trong toàn bộ quá trình tuần hoàn.

Bên cạnh đó không ngừng nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, trong đó cần chú trọng đến việc quản lý con người – Đây là một nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.

Mặt khác, sự hỗ trợ bằng những biện pháp và chính sách vĩ mô của Nhà nước cũng hết sức cần thiết, đặc biệt là các biện pháp hỗ trợ về vốn. Trong đó Nhà nước cần có những biện pháp tạo ra được cơ chế quản lý hữu hiệu nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của công ty Sóng Thần năm 2009, năm 2010 và năm 2011.

2. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Anphanam năm 2009, năm 2010 và năm 2011.

3. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần thế giới số Trần Anh năm 2009, năm 2010 và năm 2011.

4. Các luận văn tốt nghiệp, cao học chuyên đề Tài chính doanh nghiệp. 5. PGS. TS Nguyễn Đức Kiệm, TS Bạch Đức Hiển - Giáo trình tài chính doanh nghiệp - NXB Tài Chính.

6. PGS. TS Nguyễn Năng Phúc - Giáo trình phân tích báo cáo tài chính - NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân – Khoa kế toán.

7. TS Lưu Thị Hương – Giáo trình tài chính doanh nghiệp – NXB Giáo dục.

8. TS Nguyễn Đăng Nam, PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm – Quản trị tài chính doanh nghiệp – NXB Tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH sóng thần (Trang 47 - 50)