Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền ta đi xem xét chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Hệ số này nhỏ hơn 0,5 là thấp, lớn hơn 1 là cao.
Bảng 12: Tình hình khả năng thanh toán tức thời của Sóng Thần
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Sóng Thần trong 3 năm 2010 - 2012
Đồ thị 2.7: Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Sóng Thần
năm đều luôn ở mức cao (luôn lớn hơn 1). Cụ thể trong năm 2010, hệ số này là 1,193. Năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên ở mức 1.24; tăng 3,92% so với năm 2010. Sang năm 2012, hệ số khả năng thanh toán tức thời đạt 1,566; tăng 0,326 đơn vị so với năm 2011 tương ứng tăng 26,31%. Cũng trong cùng ngành, Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh có hệ số thanh toán tức thời qua 3 năm 2010 - 2012 lần lượt là 0,730; 1,689 và 0,259. Hay một doanh nghiệp khác như CTCP Anphanam có hệ số thanh toán tức thời như sau: Năm 2010 là 0,594; Năm 2011 là 1,246; năm 2012 là 0,978. Như vậy ta thấy, Sóng Thần có hệ số thanh toán tức thời qua các năm luôn cao hơn các doanh nghiệp trong cùng ngành. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp đã giữ một lượng tiền nhàn rỗi quá lớn, dẫn tới lãng phí, mất chi phí lưu giữ, bảo quản. Doanh nghiệp nên khắc phục bằng cách mở rộng quy mô, đầu tư đổi mới trang thiết bị hay mở thêm chi nhánh, chuyển bớt lượng tiền thanh toán ngắn hạn sang tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn để hưởng lãi suất cao hơn… nhằm thu về lợi nhuận cao hơn trong tương lai.