Hiệu quả quản lý các khoản phải thu:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH sóng thần (Trang 30 - 34)

a. Hiệu quả quản lý các khoản phải thu:

Các khoản phải thu thực chất là phần vốn của doanh nghiệp bị đối tượng khác chiếm dụng. Phần vốn này doanh nghiệp không thể dùng để thanh toán. Do vậy nếu không kiểm soát tốt các khoản cho vay doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải rủi ro trong thanh khoản. Để phân tích tác động của các khoản phải thu lên việc thanh khoản của doanh nghiệp ta phân tích qua hai chỉ số là số

vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân. Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt của nó để đảm bảo cho thanh toán và hoạt động của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân thì cho ta biết số ngày của một vòng quay các khoản phải thu.

Bảng 14: Các chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu

Nguồn: Thuyết minh BCTC của CT Sóng Thần3 năm 2010, 2011 và 2012

Đồ thị 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu

đoạn 2010 – 2012. Cụ thể:

Trong năm 2010 số vòng quay các khoản phải thu là 3,7 vòng tức trong kỳ doanh nghiệp phải mất 97 ngày để thu hồi các khoản nợ.

Năm 2011 số vòng quay các khoản phải thu tăng 2,701 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 73% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng do doanh thu thuần trong năm 2011 có tốc độ tăng cao (30,7 %). Bên cạnh đó, do Sóng Thần áp dụng tốt các chính sách thu nợ, quản lý các khoản phải thu nên các khoản phải thu trong kỳ của doanh nghiệp giảm xuống 24,4%. Dẫn tới số ngày để thu hồi nợ giảm xuống còn 56,24 ngày; giảm 73% so với năm 2010 => Tốc độ chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu là nhanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quay vòng vốn trong hoạt động sản suất. Đây là một dấu hiệu tốt choSóng Thần.

Bước sang năm 2012, trước sự khó khăn chung của nền kinh tế, Sóng Thần cũng gặp không ít khó khăn. Doanh thu thuần có tốc độ tăng thấp hơn so với cùng thời điểm năm 2011 (chỉ tăng 14,3%) trong khi đó, các khoản phải thu bình quân giảm đi nhưng với tốc độ thấp hơn năm trước (giảm 3,3%). Dẫn tới số vòng quay các khoản phải thu có tăng nhưng tốc độ tăng chậm (tăng 0,18 lần); kỳ thu tiền là 47,6 ngày.

Như vậy ta thấy, trong cả 2 năm 2011 và 2012, Sóng Thần đã có những chính sách quản lý nợ và thu nợ hợp lý, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu, tăng số lần quay vòng vốn.

b. Phân tích tình hình các khoản phải thu và các khoản phải trả:

Việc phân tích tỷ lệ giữa khoản phải thu và khoản phải trả sẽ cho ta thấy việc quản lý các khoản phải thu sẽ tác động thế nào tới tình hình công nợ của doanh nghiệp, sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau giữa doanh nghiệp và các đối tác. Cụ thể như sau:

Bảng 15: Tỷ lệ giữa các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản phải trả ngắn hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính của Sóng Thần 3 năm 2010 - 2012

Đồ thị 2.10: Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả

Từ bảng 15 và đồ thị 2.11 ta trong năm 2010 và năm 2011 các khoản phải thu ngắn hạn luôn lớn hơn các khoản phải trả ngắn hạn hay tỷ lệ giữa các khoản phải thu/ các khoản phải trả của doanh nghiệp trong 2 năm này luôn lớn hơn 1. Đây là một điều bất lợi đối với Sóng Thần do các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều hơn số vốn doanh nghiệp chiếm dụng được. Năm 2011, tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả giảm 5,34% nguyên nhân do doanh nghiệp áp dụng chính sách thu nợ, kiểm soát nợ và bán chịu 1 cách hợp lý làm cho các khoản phải thu có tốc độ giảm lớn hơn so với các

khoản phải trả. Sang năm 2012 tỷ lệ này giảm mạnh, giảm 22,56% so với năm 2011. Nguyên nhân là do các khoản phải trả trong năm này tăng cao đột biến từ 344.761.663 VNĐ lên mức 489.918.938 VNĐ; tăng 42,10%. Trong khi đó, các khoản phải thu chỉ tăng 10% so với cùng thời điểm năm 2011. Mặc dù phần vốn của Sóng Thần bị chiếm dụng nhỏ hơn so với vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng, nhưng việc nợ phải trả quá cao có thể dẫn tới nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn lãi suất đang ở mức cao như hiện nay.

Sóng Thần cần phân tích kỹ hơn về số lượng các khoản phải thu và các khoản trả; Đưa ra các chính sách bán và mua chịu một cách thích hợp. Tránh tình trang đến hạn thanh toán cho nhà cung cấp mà chưa thu được các khoản phải thu gây mất cân đối thu chi có thể dẫn tới tình trạng mất thanh khoản.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH sóng thần (Trang 30 - 34)