Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng xuất và chất lượng giống lúa J02 trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Hoàng Su Phì (Trang 48 - 50)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây có vai trò quan trọng trong trong việc đánh giá sức sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng chống đổ của lúa. Chiều cao cây và khả năng chống đổ là hai chỉ tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng lớn đến năng suất. Chiều cao cây thấp, thân rạ cứng, dày và có bộ lá

gọn quyết định tính kháng đổ ngã, có tiềm năng cho năng suất cao. Chiều cao cây lớn dễ đổ ngã, sớm làm rối bộ lá, tăng hiện tượng che bóng lẫn nhau, làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm sự vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm quang hợp vào các cơ quan sinh sản và như vậy sẽ làm cho hạt bị lép, do đó năng suất giảm.

Cây lúa thường bị đổ vào giai đoạn sau trỗ, ở giai đoạn này thân cây không những phải nâng đỡ bộ lá mà còn phải nâng đỡ cả bông lúa. Thân cây cứng hay mềm phụ thuộc vào chiều dày của thân và hàm lượng các chất trong thân như: Hêmixenlulo, k+, tinh bột. Nếu thân dày và hàm lượng các chất trên cao thì sẽ tăng khả năng chống đổ. Vì vậy ngoài giống, kỹ thuật chăm sóc là một trong những yếu tố quyết định rất lớn đến tính chống đổ của cây lúa.

Trong quá trình làm thí nghiệm chúng tôi theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây. Kết quả thể hiện qua bảng 3.5. và hình 3.2.

Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của mật độ đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống lúa J02, vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì

ĐVT: cm

Công thức

Thời gian sau cấy.... ngày

0 10 20 30 40 50

1 19,6 22,7 27,9 39,9 53,9 64,6

2 20,2 22,6 27,3 38,6 54,9 67,4

3 (đ/c) 19,7 24,4 29,6 40,8 55,2 69,2

4 19,2 23,2 28,4 39,7 57,8 70,4

Kết quả theo dõi chiều cao cây từ khi cấy đến 50 ngày chúng tôi thấy chiều cao cây tăng nhanh theo thời gian sinh trưởng. Giai đoạn từ khi cấy đến 20 ngày có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chậm và biến động giữa các công

thức không theo quy luật. Điều đó có thể do số nhánh lúa ở thời kỳ này chưa nhiều nên chiều cao cây chưa bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh ánh sáng.

Hình 3.2. Ảnh hƣởng của mật độ đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống lúa J02, vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì

Giai đoạn từ 30 – 50 ngày sau cấy, chiều cao cây của các công thức tăng tỷ lệ thuận mới mật độ, biến động giữa các công thức có chiều hướng giống nhau. Giai đoạn sau khi cấy 50 ngày chiều cao cây của các công thức đạt từ 64,6 – 70,4 cm. Công thức 1 có chiều cao cây thấp hơn công thức đối chứng 4,6 cm, công thức 2 thấp hơn công thức đối chứng 1,8 cm, công thức 4 có chiều cao cây cao hơn công thức đối chứng 1,3 cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng xuất và chất lượng giống lúa J02 trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Hoàng Su Phì (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)