4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01 - 55: 2011/BNNPTNT).
* Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng - Thời gian sinh trưởng
+ Thời gian từ gieo đến đẻ nhánh: tính từ khi gieo mạ đến khi có 50% số khóm xuất hiện nhánh mới.
+ Thời gian từ gieo đến làm đòng: Tính từ khi gieo mạ đến khi có 10% số dảnh cái thắt eo đầu lá (trước trỗ 28 – 30 ngày).
+ Thời gian trỗ: Tính từ khi gieo mạ đến khi ruộng lúa 50% số dảnh có bông thoát khỏi bẹ lá đòng từ 5 cm trở lên.
- Chiều cao cây: Dùng thước đo từ mặt đất tới lá dài nhất đối với giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (từ mạ đến làm đòng). Đo từ mặt đất đến chóp bông đối với giai đoạn sinh trưởng sinh thực (từ làm đòng đến chín). 7 ngày 1 đo lần.
- Khả năng đẻ nhánh: Theo dõi bằng phương pháp đếm trực tiếp số dảnh lúa ở các khóm đã theo dõi chiều cao cây, 7 ngày theo dõi 1 lần.
* Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ - Sâu cuốn lá
Phương pháp điều tra: Mỗi ô thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 1 m2 (dùng khung tre có diện tích m2) đếm tất dảnh lúa bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống và các dảnh của 10 khóm. Sau đó đánh giá theo thang điểm của IRRI. + Điểm 1: 1-10% số dảnh bị hại + Điểm 3: 11-20% số dảnh bị hại + Điểm 5: 21-35% số dảnh bị hại + Điểm 7: 36-50% số dảnh bị hại + Điểm 9: 51-100% số dảnh bị hại
- Sâu đục thân: Theo dõi tỷ lệ dảnh bị chết ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng trỗ bông, chín.
Phương pháp điều tra: Lấy ngẫu nhiên 10 khóm, sau đó đếm tất cả số dảnh của 10 khóm, số dảnh có nõn héo (giai đoạn trước trỗ) và bông bạc (giai đoạn sau trỗ). Đánh giá theo thang điểm của IRRI.
+ Điểm 1: 1-10% số dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 3: 11-20 % số dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 5: 21-35 % số dảnh hoặc bông bị hại
+ Điểm 7: 36-50 % số dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 9: 51-100 % số dảnh hoặc bông bị hại
- Bệnh đạo ôn: Lấy mẫu như theo dõi sâu đục thân, đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 1: Vết bệnh mầu nâu hình kim, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.
+ Điểm 2: Vết bệnh nhỏ tròn hoặc hơi dài, đường kính từ 1-2 mm, có vết màu nâu rõ, hầu hết các lá phía dưới đều bị bệnh.
+ Điểm 3: Dạng vết bệnh như điểm 2 nhưng vết bệnh phát triển ở các lá trên.
+ Điểm 4: Vết bệnh điển hình, dài 3 mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh <4% diện tích lá.
+ Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá. + Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá. + Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26-50% diện tích lá + Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá + Điểm 9: Vết bệnh điển hình chiếm 76-100% diện tích lá
- Khả năng chống đổ: Theo dõi bằng phương pháp quan sát trực quan ở giai đoạn lúa chín sinh lý, đánh giá theo thang điểm của IRRI
+ Điểm 1: Khả năng chống đổ tốt (cây không bị nghiêng)
+ Điểm 3: Khả năng chống đổ khá (hầu hết các cây hơi nghiêng) + Điểm 5: Khả năng chống đổ trung bình (các cây nghiêng vừa) + Điểm 7: Khả năng chống đổ kém (hầu hết các cây nằm rạp) + Điểm 9: Khả năng chống đổ rất kém (tất cả các cây đều đổ rạp) * Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Yếu tố cấu thành năng suất
+ Số hạt chắc trên bông: Tuốt toàn bộ số hạt ở các khóm mẫu, phân loại hạt chắc, lép, đếm toàn bộ số hạt chắc, hạt lép.
+ Khối lượng 1000 hạt: Hạt thóc đã tách ra khỏi bông, phơi khô đến độ ẩm 13 – 14 % sau đó cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, đơn vị tính gam, lấy một chữ số sau dấu phẩy.
- Năng suất lý thuyết
Số bông/ m2 x số hạt chắc / bông x P1000 hạt
NSLT = (tạ/ha) 10.000
- Năng suất thống kê: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm, tuốt lấy hạt, phơi khô đến độ ẩm 13 – 14 % quạt sạch rồi cân và qui ra tạ/ha.