Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng xuất và chất lượng giống lúa J02 trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Hoàng Su Phì (Trang 31 - 90)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.2. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp với khoảng 80% dân số làm nghề nông, chính vì vậy mà trải qua 4000 năm lịch sử cây lúa luôn gắn liền với sự phát triển của dân tộc.

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới nằm ở toạ độ 80

30’ - 23022’vĩ tuyến Bắc, 102010’ - 109029’ kinh tuyến Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Với đặc điểm khí hậu này đã phần nào khẳng định thêm Việt Nam là cái nôi hình thành cây lúa.

Địa hình nước ta trải dài từ Bắc vào Nam hình thành nên những vùng đồng bằng rộng lớn tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của cây lúa nước. Lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp của nước ta, hàng năm cây lúa cung cấp 85 - 87% tổng sản lượng lương thực trong nước, tuy rằng diện tích tự nhiên của Việt Nam chỉ đạt 33,1 triệu ha, đất sử dụng cho nông nghiệp là 7,4 triệu ha chiếm 22% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích trồng lúa là 4,25 triệu ha chiếm 76,9%, còn lại là cây trồng cạn và cây lương thực khác. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của Việt Nam giai đoạn 1970 - 2012

Năm Diện tích ( ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)

1970 4.724.400 21,53 101.716.332 1980 5.600.200 20,80 116.484.160 1990 6.042.800 31,81 192.221.468 2000 7.666.300 42,43 325.281.109 2001 7.492.700 42,85 321.062.195 2002 7.504.300 45,90 344.447.370 2003 7.452.200 46,39 345.707.558 2004 7.445.300 48,55 361.469.315 2005 7.329.200 48,89 358.324.588 2006 7.324.800 48,94 358.475.712 2007 7.207.400 49,87 359.433.038 2008 7.414.300 52,23 387.248.889 2009 7.440.100 52,28 388.968.428 2010 7.513.700 53,22 399.879.114 2011 7.655.440 55,38 423.958.267 2012 7.753.163 56,32 436.658.140

(Nguồn: FAO STAT, 2010)

Số liệu bảng trên cho thấy, diện tích trồng lúa tăng trong thập kỷ 80 và 90. Diện tích trồng lúa năm 1970 là 4.724.400 ha, năm 2000 đạt 7.666.300 ha. Từ năm 2000 đến nay diện tích trồng lúa biến động không nhiều. Năm 2012 cả nước trồng được 7.753.163 ha, tăng 86.863 ha.

Năng suất lúa của nước ta cũng tăng rất nhanh theo thời gian. Từ những năm 1970 đến 1980 năng suất lúa rất thấp và biến động không nhiều,

đạt xấp xỉ 20 tạ/ha. Năm 1990 năng suất lúa đã tăng lên 31,81 tạ/ha, năm 2000 là 42,43 tạ/ha, năm 2010 năng suất lúa đạt 53,22 tạ/ha và năm 2012 có năng suất lúa cao nhất là 56,32 tạ/ha, tăng 13,89 tạ/ha so với năm 2000 và tăng 35,52 tạ/ha so với năm 1980.

Do diện tích và năng suất tăng lên sản lượng tăng khá cao, năm 2012 đạt 436.658.140 tấn. Có được thành tựu trên nhờ chúng ta không ngừng cải thiện công tác giống trong sản xuất lúa, đây cũng chính là chiến lược sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới, phấn đấu đạt và duy trì sản lượng lúa hàng năm là 45 triệu tấn/năm, đẩy mạnh sản xuất giống lúa có chất lượng cao xuất khẩu hàng năm từ 5 – 6 triệu tấn. Như vậy việc nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo và nhập khẩu các loại giống lúa có chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu sản xuất là một nhiệm vụ sống còn và phải đặt thành chương trình cấp Quốc gia và phải huy động cả “4 nhà”(Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà nông và nhà Doanh nghiệp) cùng tham gia thì mới có hy vọng đạt kết quả như mong muốn.

Ngoài hàng loạt những biện pháp đổi mới của Chính Phủ, công tác cải tiến giống lúa có vai trò quan trọng về mặt kỹ thuật và sau đó là những thay đổi kỹ thuật trồng lúa như việc chuyển đổi mùa vụ, giải quyết vấn đề thủy lợi để tưới tiêu, cải tạo đất phèn ở ĐBSCL. Năng suất và sản lượng lúa tăng còn do tăng diện tích gieo trồng. Đặc biệt việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao kết hợp với các biện pháp thâm canh tổng hợp đã góp phần chủ yếu làm tăng năng suất lúa với tốc độ cao ổn định. Tỷ lệ diện tích gieo cấy bằng các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao tăng từ 50% (1991-1995) lên 80% thời kỳ 1996-2000 và trở thành yếu tố cơ bản làm tăng năng suất lúa. Hiện nay các giống lúa mới chiếm khoảng 65% diện tích gieo trồng của cả nước. Những năm gần đây chúng ta có chính sách mở cửa nên nhập nội một số giống lúa từ các Viện lúa quốc tế (IRRI), CIAT... và của một số nước khác đặc biệt là Trung Quốc.

Việt Nam vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất và được chứng minh bằng việc Việt Nam tiếp tục giành nhiều lợi thế cạnh tranh trong sản xuất gạo so với những nhà sản xuất khác và lợi thế này ngày càng mạnh đối với sản phẩm gạo chất lượng cao. Tuy nhiên vẫn còn những câu hỏi đặt ra là làm thế nào để gạo đạt được chất lượng cao và duy trì tốc độ xuất khẩu như hiện nay. Sự tăng trưởng đầy ấn tượng về năng suất và sản lượng lúa là thành quả của những nỗ lực tổng hợp của cả nước trong việc tìm kiếm những giải pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương thực. Có được sự tăng tiến như trên chủ yếu vẫn nhờ vào công tác cải tiến giống. Chọn tạo giống được coi là giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao sản lượng lúa vì đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao, vì vậy công tác chọn tạo giống lúa phải được tiến hành thường xuyên và liên tục.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Giống lúa J02

- Một số tổ hợp phân bón và mật độ cấy

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Xã Tụ Nhân huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. - Thời gian: Vụ xuân năm 2013

2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J02.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J02.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1:Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J02

Thí nghiệm có 4 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 10 m2, trên đất ruộng hai vụ lúa, chủ động nước tưới tiêu.

* Sơ đồ thí nghiệm

NL1 1 3 4 2

NL2 4 1 2 3

NL3 3 2 1 4

CT2: 35 khóm/m2 CT4: 55 khóm/m2

Thí nghiệm 2:Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J02

Thí nghiệm có 6 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 10 m2, trên đất ruộng hai vụ lúa, chủ động nước tưới tiêu.

* Sơ đồ thí nghiệm 1 3 2 5 4 6 4 1 5 6 3 2 3 2 6 4 1 5 * Công thức thí nghiệm CT1: 60 N + 60 P + 50 K CT2: 70 N+ 70 P+ 60 K CT3: 80 N+ 80 P + 70 K CT4: 90 N + 90 P + 80 K CT5: 100 N + 100 P + 90 K CT6: 110 N + 110P + 100 K 2.2.2.2. Quy trình kỹ thuật

* Thời vụ: Gieo mạ ngày 22/1, cấy ngày 5/3 * Tuổi mạ: 4 lá

* Làm đất: Đất phải được cày, bừa kỹ, san phẳng, làm nhuyễn, dọn sạch cỏ dại. Cần có rãnh thoát nước theo độ nghiêng của ruộng.

* Mật độ cấy: 45 khóm/m2 (thí nghiệm 1 cấy theo công thức) * Phân bón

- Lượng phân bón: 10 tấn phân chuồng + 90 kg N + 90 kg P2O5 + 90 K2O kg/ha (thí nghiệm 2 bón theo công thức).

+ Bón lót : 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 50% N + 30% K2O + Bón thúc lần 1 (sau cấy 15 ngày): 40% N + 40% K2O kết hợp làm cỏ sục bùn.

+ Bón thúc lần 2 (trước trỗ 25 ngày): Lượng phân còn lại. * Làm cỏ

- Lần 1: Sau khi cấy lúa được 10 - 15 ngày. - Lần 2: Sau lần 1 khoảng 20- 25 ngày * Chế độ nước

- Khi lúa mới cấy mực nước 5 - 10 cm, để lúa nhanh bén hồi rễ xanh. Lúc lúa đẻ hữu hiệu: 3 - 5 cm để lúa đẻ nhanh. Lúa đẻ nhánh vô hiệu: rút nước phơi hạn để hạn chế đẻ vô hiệu.

- Giai đoạn làm đòng vào chắc: Lúa cần nhiều nước để tạo năng suất nên cho mực nước ngập 5 - 10 cm.

* Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên theo dõi và tiên hành phun thuốc theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật

* Thu hoạch khi có khoả 90% số hạt trên bông đã chín. Trước khi thu hoạch mỗi giống lấy mẫu 10 khóm để đánh giá các chỉ tiêu trong phòng.

2.2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01 - 55: 2011/BNNPTNT).

* Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng - Thời gian sinh trưởng

+ Thời gian từ gieo đến đẻ nhánh: tính từ khi gieo mạ đến khi có 50% số khóm xuất hiện nhánh mới.

+ Thời gian từ gieo đến làm đòng: Tính từ khi gieo mạ đến khi có 10% số dảnh cái thắt eo đầu lá (trước trỗ 28 – 30 ngày).

+ Thời gian trỗ: Tính từ khi gieo mạ đến khi ruộng lúa 50% số dảnh có bông thoát khỏi bẹ lá đòng từ 5 cm trở lên.

- Chiều cao cây: Dùng thước đo từ mặt đất tới lá dài nhất đối với giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (từ mạ đến làm đòng). Đo từ mặt đất đến chóp bông đối với giai đoạn sinh trưởng sinh thực (từ làm đòng đến chín). 7 ngày 1 đo lần.

- Khả năng đẻ nhánh: Theo dõi bằng phương pháp đếm trực tiếp số dảnh lúa ở các khóm đã theo dõi chiều cao cây, 7 ngày theo dõi 1 lần.

* Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ - Sâu cuốn lá

Phương pháp điều tra: Mỗi ô thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 1 m2 (dùng khung tre có diện tích m2) đếm tất dảnh lúa bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống và các dảnh của 10 khóm. Sau đó đánh giá theo thang điểm của IRRI. + Điểm 1: 1-10% số dảnh bị hại + Điểm 3: 11-20% số dảnh bị hại + Điểm 5: 21-35% số dảnh bị hại + Điểm 7: 36-50% số dảnh bị hại + Điểm 9: 51-100% số dảnh bị hại

- Sâu đục thân: Theo dõi tỷ lệ dảnh bị chết ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng trỗ bông, chín.

Phương pháp điều tra: Lấy ngẫu nhiên 10 khóm, sau đó đếm tất cả số dảnh của 10 khóm, số dảnh có nõn héo (giai đoạn trước trỗ) và bông bạc (giai đoạn sau trỗ). Đánh giá theo thang điểm của IRRI.

+ Điểm 1: 1-10% số dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 3: 11-20 % số dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 5: 21-35 % số dảnh hoặc bông bị hại

+ Điểm 7: 36-50 % số dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 9: 51-100 % số dảnh hoặc bông bị hại

- Bệnh đạo ôn: Lấy mẫu như theo dõi sâu đục thân, đánh giá theo thang điểm:

+ Điểm 1: Vết bệnh mầu nâu hình kim, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.

+ Điểm 2: Vết bệnh nhỏ tròn hoặc hơi dài, đường kính từ 1-2 mm, có vết màu nâu rõ, hầu hết các lá phía dưới đều bị bệnh.

+ Điểm 3: Dạng vết bệnh như điểm 2 nhưng vết bệnh phát triển ở các lá trên.

+ Điểm 4: Vết bệnh điển hình, dài 3 mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh <4% diện tích lá.

+ Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá. + Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá. + Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26-50% diện tích lá + Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá + Điểm 9: Vết bệnh điển hình chiếm 76-100% diện tích lá

- Khả năng chống đổ: Theo dõi bằng phương pháp quan sát trực quan ở giai đoạn lúa chín sinh lý, đánh giá theo thang điểm của IRRI

+ Điểm 1: Khả năng chống đổ tốt (cây không bị nghiêng)

+ Điểm 3: Khả năng chống đổ khá (hầu hết các cây hơi nghiêng) + Điểm 5: Khả năng chống đổ trung bình (các cây nghiêng vừa) + Điểm 7: Khả năng chống đổ kém (hầu hết các cây nằm rạp) + Điểm 9: Khả năng chống đổ rất kém (tất cả các cây đều đổ rạp) * Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Yếu tố cấu thành năng suất

+ Số hạt chắc trên bông: Tuốt toàn bộ số hạt ở các khóm mẫu, phân loại hạt chắc, lép, đếm toàn bộ số hạt chắc, hạt lép.

+ Khối lượng 1000 hạt: Hạt thóc đã tách ra khỏi bông, phơi khô đến độ ẩm 13 – 14 % sau đó cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, đơn vị tính gam, lấy một chữ số sau dấu phẩy.

- Năng suất lý thuyết

Số bông/ m2 x số hạt chắc / bông x P1000 hạt

NSLT = (tạ/ha) 10.000

- Năng suất thống kê: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm, tuốt lấy hạt, phơi khô đến độ ẩm 13 – 14 % quạt sạch rồi cân và qui ra tạ/ha.

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu trung bình được tính trên phần mềm Excel.

Phân tích ANOVA theo chương trình SAS 8.0 (Đỗ Thị Ngọc Oanh và cs., 2004)[22].

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu

Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác, quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Xuất xứ từ vùng nhiệt đới, nên khí hậu nóng ẩm ở nước ta rất thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của lúa. Các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa… có ảnh hưởng lớn tới năng suất, khi chúng tác động theo chiều hướng có lợi thì năng suất lúa tăng và ngược lại. Dựa trên cơ sở đó chúng ta có thể lợi dụng sự ảnh hưởng của các yếu tố này bằng cách xác định chế độ trồng trọt, bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất và sản lượng lúa.

Huyện Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao phía tây của Tỉnh Hà Giang, địa hình phức tạp và không đồng nhất, nhiều đồi núi. Khí hậu huyện c

hai mùa rõ rệt, một mùa nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô rất ít mưa và chịu tác động nhiều của gió mùa Đông Bắc. Nhìn chung, điều kiện khí hậu của huyện Hoàng Su Phì tương đối thuận lợi cho cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng sinh trưởng và phát triển tốt. Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013 ở huyện được thể hiện qua bảng 3.1.

* Về nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và phát triển của lúa, nhiệt độ không những quyết định năng suất, mà còn quyết định mùa vụ và thời gian gieo trồng. Cây lúa sinh trưởng phát triển bình thường ở nhiệt độ 25 - 280

C, nhiệt độ thấp hơn 170C làm cây lúa sinh trưởng chậm lại, nhiệt độ cao trong khoảng 28 - 350C làm cây lúa nảy mầm, sinh trưởng nhanh nhưng chất lượng kém. Khi nhiệt độ cao hơn 350

C, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phân bào giảm nhiễm làm cho tỷ lệ hạt lép cao.

Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013 ở huyện Hoàng Su Phì Tháng Nhiệt độ TB (0c) Lƣợng mƣa (mm) Ẩm độ không khí TB (%) Số giờ nắng (giờ) 1 15,2 85 84,0 68 2 18,5 175 83,0 124 3 20,7 323 80,6 145 4 23,4 349 82,2 178 5 24,0 457 80,6 212 6 27,3 441 84,5 227

(Nguồn: Dự báo khí tượng thuỷ văn Huyện Hoàng Su Phì năm 2013)

Số liệu bảng 3.1 cho thấy, nhiệt độ 6 tháng đầu năm của huyện Hoàng Su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng xuất và chất lượng giống lúa J02 trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Hoàng Su Phì (Trang 31 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)