Dự báo xu hướng phát triển của thị trường khách quốc tế đến Việt Nam

Một phần của tài liệu 1054m (Trang 39 - 40)

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP MAKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY ĐẠI MINH

4.2.1 Dự báo xu hướng phát triển của thị trường khách quốc tế đến Việt Nam

Qua theo dõi tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy sau khi đạt những thành công như thu hút được 4,5 triệu lượt khách quốc tế vào Việt Nam năm 2006 thì liên tiếp 2 năm sau đó 2007 và 2008 lượng khách lại giảm do các nguyên nhân khách quan tác động tới. Thì dến năm 2009 và đầu năm 2010 du lịch Việt Nam đang khởi sắc khi mà lượng khách đang tăng lên cụ thể theo thống kê lượng khách quốc tế đến Việt Nam tính chung 4 tháng đầu năm 2010 ước đạt 1.783.832 lượt tăng tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009. Cũng theo thống kê của Cục du lịch Việt nam thì các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,…là những thị trường lớn đưa khách vào Việt Nam tương ứng với các con số 312,111 lượt; 176,199 lượt; 163,101 lượt; 146,818 lượt; 114,350 lượt;…Đây là một tín hiệu tốt cho du lịch Việt Nam phát triển trong năm 2010, các công ty kinh doanh khách sạn du lịch có cơ hội nhiều hơn tuy nhiên cũng tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt hơn. Qua thống kê trên ta có thể thấy thị trường khách du lịch Hàn Quốc thực sự là một thị trường tiềm năng chỉ đứng sau Trung Quốc tuy nhiên mức chi trả của họ cho du lịch lại cao hơn rất nhiều so với người Trung Quốc.

Để có được những kết quả trên là nhờ những xu hướng như xu hướng quốc tế hoá trong kinh doanh sản xuất, xu hướng cầu du lịch tăng và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đã giúp cho cuộc sống của con người thoải mái hơn, có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và thu nhập cũng tăng lên không ngừng, các dịch vụ đa dạng chất lượng hơn, …chính nhnững điều này là động lực thúc đẩy người dân đi du lịch nhiều hơn. Và không thể không kể đến sự cố gắng phát triển bền bỉ của du lịch Việt Nam khi áp dụng các chính sách đổi mới mở cửa và hội nhập của Đảng, Nhà nước phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Khi Việt Nam gia nhập WTO hồi cuối năm 2007 đã mở ra cho nước ta cơ hôi để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hoá ra quốc tế, không chỉ thu hút khách du lịch đến Việt Nam du lịch mà còn mở ra cơ hội cho các lĩnh vực tiềm năng khác đang cần hoạt động đầu tư nước ngoài để phát triển. Việt Nam có nền kinh tế ổn định, an ninh đảm bảo, là điểm du lịch còn mới tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì vẫn còn những khó khăn mà du lịch Việt Nam gặp phải trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Tham gia WTO chưa được lâu nhưng đã phải đối mặt với bao cuộc khủng hoảng tài chính, khủng bố chạy đua vũ trang và bệnh dịch lây lan nhanh…rất ảnh hưởng tới du lịch nước ta. Du lịch Việt

Nam vẫn đang trên đà phát triển kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ lao động còn yếu kém, cơ sở hạ tầng và vật chất còn thiếu đồng bộ. Đó còn chưa kể tới sự xuống cấp của các tài nguyên du lịch, môi trường sống đang bị đe doạ bởi những hành vi thiếu ý thức của một bộ phận nhỏ người dân làm ảnh hưởng tới hoạt động du lịch và thu hút khách du lịch tới các điểm đến này. Một điều nữa là hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan đến du lịch còn nhiều thiếu sót cũng đã hạn chế phần nào hoạt động du lịch ở Việt Nam. Sau những ảnh hưởng đó là kéo theo giá cả dịch vụ tăng cao khó kiểm soát nên giá các dịch vụ trong du lịch lên giá rất dễ mất khách vì họ sẽ chọn các địa điểm du lịch khác ít tốn kém hơn.

Một phần của tài liệu 1054m (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w