Giới thiệu khái quát về công ty

Một phần của tài liệu 1054m (Trang 29 - 34)

DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH ĐẠI MINH

3.3.1 Giới thiệu khái quát về công ty

Công ty TNHH TM, DV & DL Đại Minh là một công ty cổ phần được thành lập từ năm 2005, các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm thương mại xuất nhập khẩu, dịch vụ và du lịch. Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển công ty đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường và tạo được niềm tin trong lòng các đối tác, khách hàng.

Với đội ngũ nhân viên năng động, kinh nghiệm, công ty đã tổ chức thành công nhiều đoàn khách đi du lịch trong nước và ngoài nước, phục vụ nhiều đoàn khách quốc tế vào khảo sát và du lịch Việt Nam để lại ấn tượng trong lòng du khách sau mỗi chuyến đi.

Nhận thức được rằng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên ở bất cứ đâu, đối với bất cứ khách hàng nào công ty đều cố gắng phục vụ với cái Tâm và sự nhiệt tình, luôn luôn lắng nghe khách hàng để học hỏi nhằm ngày một nâng cao chất lượng phục vụ, áp dụng những công nghệ mới nhất trong cách làm việc để đạt được hiệu quả cao nhất. Công ty đã hợp tác thành công với nhiều đối tác du lịch danh tiếng như Club Med ở Pháp, GTA ở Hồng Kông, Foreank ở Malaysia. Công ty cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Phương châm của công ty là không ngừng nâng cao vị thế của một đơn vị lữ hành, phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất với chi phí hợp lý đồng thời tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường du lịch .

Mục tiêu của công ty là giữ vững tính cạnh tranh không ngừng đổi mới dịch vụ linh hoạt phục vụ khách hàng đẩy mạnh sự phát triển công ty cũng như một nhà cung cấp dịch vụ du lịch.

 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Sơ đồ 3.7 Cơ cấu hoạt động tổ chức của công ty Đại Mịnh

Ban lãnh đạo của công ty gồm: Giám đốc: Trịnh Lan Hương P.Giám đốc: Nguyễn Thu Phương Các phòng nghiệp vụ trong công ty:

Phòng thương mại, dịch vụ Phòng Sales & Marketing Phòng Hành chính nhân sự Phòng kế toán tài chịnh

 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 – 2009

Bảng 3.8 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 – 2009

Đơn vị: USD

Stt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh

% ± 1 Doanh thu 5.051.109,062 7.457.747,46 14,76 2.406.638,398 2 Chi phí 2.687.122,81 3.360.069,12 12,50 672.946,31 3 Lợi Nhuận 2.363.986,252 4.097.678,34 17,33 1.733.692,088 Nguồn BCKQHDKD năm 2009 Giám đốc P. Giám đốc Phòng thương mại dịch vụ Phòng Sales&Mar keting Phòng hành chính – nhân sự Phòng kế toán – tài chính

Nhận xét: Qua kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 của công ty, ta thấy lợi nhuận của công ty năm 2009 đều cao hơn năm 2008 cụ thể như sau:

+ Về doanh thu: tăng 14,76% và hơn tuyệt đối là 2.406.638,398 USD. Chứng tỏ các chính sách triển khai của công ty đã đem lại hiệu quả từ sau năm 2007 doanh thu sụt giảm do số lượng khách đi du lịch qua công ty giảm rất nhiều.

+ Về chi phí hoạt động cũng tăng lên 125% so với năm 2008. Ngoài chi phí hoạt động quản lý, năm 2009 công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc hiện đại hỗ trợ cho việc kinh doanh. Mặt khác, do giá tiêu dùng trong 2 năm qua cũng tăng lên rất nhiều khiến cho chí phí tăng.

+ Về lợi nhuận: lợi nhuận tăng lên 173,3% là con số tăng lớn nhất kể từ trước tới nay, doanh thu tăng và chi phí cũng tăng nhưng công ty vẫn kinh doanh có lãi chứng tỏ các công tác trong quản lý điều hành hoạt động có hiệu quả cao.

3.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty

3.3.2.1 Nhân tố khách quan

Trong quá trình kinh doanh của bất kỳ một hoạt động nào cũng đều phải chịu sự ảnh hưởng từ các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô. Bởi vì cơ chế thị trường là một cơ chế ảnh hưởng cả hai chiều tác động qua lại lẫn nhau, hoạt động thu hút khách du lịch cũng chịu ảnh hưởng từ môi trường này. Cụ thể như sau:

- Kinh tế: Trong năm vừa qua tuy Việt Nam bị ảnh hưởng không nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng các chỉ số tiêu dùng lại có dao động ảnh hưởng trực tiếp tới chi tiêu của người dân, do vậy mua các yếu tố đầu vào cho du lịch bị tăng giá dẫn đến giá dịch vụ tăng không kéo được khách đi du lịch vì họ phải trả nhiều tiền hơn, mặt khác kinh tế Hàn Quốc năm 2009 bị ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế do đó mà số lượng du khách sụt giảm hẳn so với 3 năm trước. Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi du lịch của du khách, kinh tế có tăng trưởng ổn định thì các lĩnh vực dịch vụ, du lịch mới có thể phát triển được.

-Chính trị - pháp luật: Việt Nam luôn được coi là một điểm đến thân thiện an toàn trong khu vực vì không xảy ra khủng bố tấn công, hay đảo chính, tranh quyền,… nên du khách cảm thấy yên tâm hơn khi đến du lịch tại nơi mà tính mạng của mình không được đảm bảo. Chính trị và pháp luật có ổn định thì các hoạt động khác hoạt động hiệu quả và có quy củ hơn, lợi ích của các doanh nghiệp du lịch được bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Từ sau khi chính phủ Việt Nam ban hành các chính sách phát triển kinh tế trong đó có du lịch đã thu hút được du khách đến Việt Nam du lịch, hợp tác cùng đầu tư và phát triển.

- Yếu tố tự nhiên - văn hóa: đó là các điểm đến của du lịch các tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên góp phần quan trọng trong du lịch. Khách du lịch chỉ thích

được ngắm nhìn những nơi mà nước họ không có, muốn xem những điều mới lạ nên những tài nguyên đó là tài sản quốc giá vô giá đối với việc phát triển du lịch, nó là cốt lõi trong du lịch và là sức thu hút mạnh mẽ nhất. Đối với khách du lịch Hàn Quốc họ thích lễ hội, yêu thiên nhiên vì vậy mà họ thường tìm tới nơi có di tích lịch sử nổi tiếng để tham quan, và du lịch sinh thái đem lại cho họ những giá trị tinh thần mới và trải nghiệm mới. Tuy nhiên hiện nay, nhiều công trình đang bị xuống cấp mai một dần nét đẹp cổ xưa, và an ninh trật tự một số điểm không chặt chẽ nên ảnh hưởng đến tâm lý của du khách khi tới những nơi này. Ví dụ điển hình ngay như ở khu vực tập trung nhiều cảnh đẹp của thủ đô Hồ Hoàn Kiếm du khách lại bị lôi kéo, chặt chém giá hàng hóa, ép mua và đôi khi còn bị móc túi nữa,…khiến cho mất mỹ quan đô thị, làm mất đi văn hóa lịch sự hiếu khách của người Việt Nam.

- Sự cạnh tranh: Công ty Đại Minh là một công ty tuy mới thành lập được 5 năm trở lại đây nhưng đã gặp phải sự cạnh tranh không phải là ít. Ban đầu khi mới hoạt động vì chưa có kinh nghiệm nên việc thu hút khách và chính sách để phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều công ty lữ hành do đó thị trường lại càng bị chia nhỏ hơn, những doanh nghiệp lớn như Viettravel, Saigontourist, Hanoitourist, Fiditour,…do họ có năng lực tài chính mạnh nên giá cả của họ thường rất cạnh tranh, nên không chỉ có Đại Minh mà rất nhiều doanh nghiệp có quy mô như công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm giá, xúc tiến chương trình ra bên ngoài. Xu hướng cạnh tranh ngày nay là các công ty hợp tác với nhau để cung cấp cho du khách một chuỗi giá trị ổn định và đảm bảo chất lượng. Công ty đã khéo léo trong các chương trình cung cấp dịch vụ của mình theo yêu cầu của khách, giữ mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, các đại lý du lịch nên đã dần tạo được chỗ đứng trong ngành du lịch.

- Tập khách hàng là một yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm nhất, công ty đã tổ chức nghiên cứu và tổ chức điều tra nhỏ để nắm bắt tâm lý du lịch của khách hàng phục cụ cho kinh doanh, để tạo ra sản phẩm thực sự theo yêu cầu của khách. Khách Hàn Quốc thường là khách cộng vụ nên công ty đã cố gắng tạo ra các sản phẩm trọn gói thuận tiện nhất để họ tập trung tốt vào công việc của mình, tạo ra các sản phẩm du lịch lễ hội đặc sắc để thu hút khách vì người Hàn Quốc thích hội hè và hoạt động mang tính cộng đồng. Khách hàng thì rất đa dạng nhưng công ty mới chỉ khai thác được khách du lịch theo mục đích và lứa tuổi, còn rất nhiều phân đoạn thị trường khác thì công ty chưa thể thực hiện đươc vì yêu cầu của họ rất đa dạng và đòi hỏi mức chất lượng phục vụ khác nhau.

- Các nhà cung cấp là các nhà cung cấp dịch vụ ăn, ở, giải trí, vận chuyển,… Đại Minh liên kết với các công ty này để được cung cấp dịch vụ một cách ổn định mỗi khi có khách. Về phía khách sạn có đối tác ở Hà Nội là Daewoo Hotel, Bao Son

Hotel, Nikko Hotel và một số nhà nghỉ cao cấp trên Hồ Tây. Nhà hàng là đối tác với công ty như Garden Seul, Korean Restaurant,… vì những nơi đây mang phong cách Hàn Quốc và phục vụ các món ăn Hàn Quốc rất độc đáo Công ty cũng có những chính sách quan hệ rất tốt với các đối tác này để củng cố sự tăng cường lẫn nhau. 3.3.2.2 Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tới hoạt động thu hút khách du lịch của công ty thuộc về môi trường nội tại của công ty và có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng phục vụ của công ty:

- Cơ sở vật chất kỹ thuât đó là mặt bằng kinh doanh, trang thiết bị làm việc và phục vụ khách. Công ty tuy chưa có điều kiện để mở rộng mặt bằng kinh doanh nhưng văn phòng hiện tại đang đăt ở tòa nhà Ford Thăng Long, Láng Hạ cũng khá thuận lợi vì khu này gần với nhiều nơi làm việc của người Hàn Quốc tại Hà Nội. Trang thiết bị cơ sở khá hoàn chỉnh và hiện đại, trang trí khá bắt mắt với nhiều tranh ảnh Hàn Quốc và Việt Nam, các broucher thông tin du lịch khá đầy đủ, …

- Đội ngũ nhân viên bao gồm 24 nhân viên đều có trình độ đại học, tinh thần làm việc đều nhiệt tình hăng say và có trách nhiệm với công việc. Đặc biệt là đội ngũ lao động trẻ do đó có tinh thần sáng tạo trong công việc, tôn trọng nội quy và phép tắc, rất phù hợp với phong cách của người Hàn Quốc.

- Hoạt động marketing của công ty ngày trước chưa được chú trọng nhưng hiện tại có phòng Marketing hoạt động chuyên nghiệp vừa marketing và bán hàng cho công ty. Trong đó có nhân viên phụ trách các mặt quan hệ đối tác, tìm nguồn khách, quảng cáo hình ảnh và sản phẩm của công ty trên internet, báo chí…

- Uy tín và vị thế của doanh nghiệp: Sau 5 năm hoạt động công ty đã tạo được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng bằng chứng là đa số khách quay lại Việt Nam là khách cũ và do khách cũ giới thiệu. Điều này rất quan trọng trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như ngày nay, vì thế mà uy tín và vị thế của công ty ngày càng cao hơn và tạo nên năng lực cạnh tranh cho công ty trong hoạt động kinh doanh lữ hành của mình.

- Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố mang tính trừu tượng nhưng lại là một yếu tố tạo nên sức mạnh cho công ty. Nó chính là môi trường làm việc, kỷ luật khi làm việc, và các hoạt động giao lưu nội bộ để thắt chặt tinh thần đoàn kết trong nội bộ công ty. Chính văn hóa doanh nghiệp tạo nên thương hiệu cho công ty tuy vậy Đại Minh vẫn chưa có một văn hóa doanh nghiệp rõ ràng, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần lao động của mọi người và chất lượng công việc của họ. Trong marketing cũng đã nhắc tới điều này khi nói rằng muốn làm tốt marketing hướng tới khách hàng trước hết làm tốt marketing mội bộ, điều này rất đúng vì nó tác dộng trực tiếp đến lòng tin của khách hàng.

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của công ty và sức thu hút khách hàng cũng chính là các yếu tố thuộc về cả hai môi trường vĩ mô và vi mô mà doanh nghiệp đang tham gia vào, tất cả các yếu tố này vừa tạo nên cơ hội vừa tạo ra những thách thức cho doanh nghiệp do đó dù là công ty lớn hay nhỏ thì công tác nghiên cứu Marketing cũng rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa khi nghiên cứu nó. Và doanh nghiệp phải tỉnh táo để tránh hoặc giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực và tranh thủ nếu có cơ hội tạo ra lợi nhuận cho công ty.

Một phần của tài liệu 1054m (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w