Nhận xét chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở địa bàn huyện đoan hùng - phú thọ (Trang 38 - 82)

Từ kết quả của những dự án đấu giá QSDĐ tại các địa phương trên cho thấy chủ trương đấu giá QSDĐ nhằm phát huy nội lực từ đất đai, tạo nguồn vốn bổ sung đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là hoàn toàn đúng đắn. Việc đấu giá QSDĐ, đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với quỹ đất được sử dụng để tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vừa đảm bảo cho công tác quản lý sử dụng đất, khai thác có hiệu quả, phát huy hết tiềm năng đất đai, đồng thời việc sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.Đấu giá QSDĐ là việc làm khá mới mẻ nên trong quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.

Thứ nhất là hầu hết các bước thủ tục quy định rất chặt chẽ liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, trong khi đơn vị thực hiện chưa có cơ chế tài chính, nên chưa thể chủ động trong hoạt động. Việc lựa chọn đơn vị thẩm định giá cũng chưa có sự thống nhất.

Thứ hai phải thống nhất trong chỉ đạo, trong tổ chức thực hiện từ UBND tỉnh đến các Sở, ngành, và các quận, huyện, thường xuyên kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện.

Thứ ba là thực hiện công khai, có quy chế đấu giá phù hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện được tham gia đấu giá.

Thứ tư là chuẩn bị các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tổ chức đấu giá, trong đó: công tác quy hoạch phải chủ động đi trước một bước.

Thứ năm là cải cách thủ tục hành chính, uỷ quyền, phân cấp mạnh hơn cho UBND huyện trong quản lý, đầu tư tạo điều kiện cho dự án được triển khai nhanh. Cần cải tiến thủ tục về thu hồi đất, thủ tục về quản lý đầu tư, xây dựng; thủ tục về cung ứng vốn đầu tư, uỷ quyền, phân cấp cho UBND các huyện, trong việc giải phóng mặt bằng, ban hành quy chế đấu giá và tổ chức đấu giá, tiến độ thực hiện dự án đã được đẩy mạnh đáng kể.

Thứ sáu là việc sử dụng toàn bộ tiền thu được từ đấu giá QSDĐ để phục vụ lợi ích công cộng và dân sinh là yếu tố quan trọng để nhân dân, nhất là nhân dân nơi thu hồi đất đồng tình ủng hộ cho các dự án đấu giá QSDĐ

Chương II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG- PHÚ THỌ.

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ,kinh tế xã hội huyện Đoan Hùng. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên:

Đoan hùng là huyện miền núi nằm phía bắc tỉnh Phú thọ, cách thành phố Việt trì ( Trung tâm tỉnh lỵ Phú thọ) 50 km và có diện tích tự nhiên là 30.261,34 ha. Trên địa bàn có 2 sông lớn chảy qua là sông Lô và sông Chảy, ngoài ra còn có hệ thống kênh mương, suối nên rất thuận tiện cho lưu thông hàng hoá , tưới tiêu phục vụ sản xuất nhưng hàng năm thường gây lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

2.1.2. Thực trạng phát triển KT-XH.

Về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, điện nước : Các tuyến đường liên xã, liên thôn, đường làng ngõ xóm thường xuyên được tu sửa và nâng cấp,100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Các công trình xây dựng điện có nhiều chuyển biến đáng kể. Đến nay, 28/28 xã, thị trấn trong huyện đã có lưới điện quốc gia. Hệ thống mương máng thuỷ lợi nội đồng, đê điều được thường xuyên tu sửa, cải tạo nâng cấp. Chương trình kiên cố hoá kênh mương đang được tiến hành tại 10 xã. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển khá, toàn huyện có 24 điểm bưu điện văn hoá xã. Tỷ lệ máy điện thoại đạt 2,8 máy / 100 dân.

Nguồn nhân lực :Năm 2006, dân số toàn huyện là 115.113 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 57.000 người. Toàn huyện có 54 trường phổ thông, trong đó có 16 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp hàng năm đạt từ 97% trở lên. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 0,81%, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được thực hiện có hiệu quả

Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Năm 2008 tổng sản lượng lương thực là 43537,3 tấn, bình quân lương thực 450/kg/người/năm

Năm 2008, cơ cấu kinh tế toàn huyện đạt: nông – lâm nghiệp 56,9%, CN-TTCN 22,2%, thương mại dịch vụ 20,9%. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 44.056 tấn, vượt 20,3% so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Lương thực bình quân đầu người đạt 400 kg/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn huyện đạt 8- 9,5%/ năm, trong đó nông- lâm nghiệp tăng 5 – 6 %, CN – TTCN 13%, thương mại - dịch vụ 10%.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Những năm qua, sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện phát triển tương đối đồng bộ. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2006 đạt 102 tỷ đồng, trong đó khu vực ngoài quốc doanh đạt 75 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 11 – 15%. Các ngành nghề trên địa bàn huyện phát triển ngày càng phong phú. Các mặt hàng truyền thống như gạch ngói, vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm sản phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Sản lượng chế biến chè búp đạt 9.000 – 10.000 tấn. Các mặt hàng có thế mạnh là khai thác đá, cát, sỏi, vôi, ngoài ra còn có sản xuất mành cọ, chiếu tre, đũa gỗ và các sản phẩm lâm sản khác.

 Nông – lâm - thủy sản.

Sản xuất nông – lâm nghiệp có bước chuyển biến khá cả về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế đồi rừng. Tổng sản lượng lương thực quy thóc hàng năm tăng từ 5 – 10%. Diện tích lúa năng suất cao ngày càng mở rộng, năng suất lúa bình quân năm 2006 đạt 49,5 tạ/ ha. Bên cạnh cây lúa, ngô, huyện còn khuyến khích phát triển các loại cây phù hợp với từng vùng như khoai, sắn, đỗ, đậu và rau màu các loại. Cây chè luôn là cây công nghiệp có thế mạnh trên địa bàn. Diện tích chè năm 2007 đạt 1.000 ha. Trên diện tích 1.300 ha, cây ăn quả của huyện chủ yếu là bưởi, cam, quýt, nhãn, vải, xoài, nhiều mô hình VACR cho thu nhập từ 20-30 triệu đồng/ năm. Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện khá phát triển với 15 trang trại quy mô diện tích 10 ha trở lên.

 Thương mại - dịch vụ

Đám, Tây Cốc, Yên Kiện….đáp ứng nhu cầu trao đổi và lưu thông hàng hoá trong nhân dân.

2.2. Thực trạng công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn huyện Đoan Hùng.

2.2.1. Công tác đấu giá QSDĐ tại huyện Đoan Hùng từ khi có chủ trương đấu giá QSDĐ đến nay.

Tỉnh Phú Thọ là một trong những tỉnh trung du miền núi phía Bắc và là một trong những địa phương tiến hành công tác đấu giá QSDĐ khá muộn. Từ năm 2003, tỉnh có chủ trương đấu giá đất lấy vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng phải đến năm 2005 mới tổ chức được phiên đấu giá QSDĐ tại Thành phố Việt Trì. Thực hiện Quyết định số 4033/2003/QĐ-UB ngày 28/11/2003 của UBND tỉnh Phú Thọ quy chế đấu giá tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tâng. Bắt đầu từ năm 2005, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai các dự án đấu giá QSDĐ, nhằm tạo nguồn vốn để đầu tư cho các dự án khác. Như dự án đấu giá quyền sử dụng khu đất công viên Văn Lang với tổng diện tích đấu giá là 20.143 m2, thu 55 tỷ đồng. Đến năm 2006 công tác đấu giá bắt đầu được tiến hành tại các địa phương trên toàn tỉnh.

Đối với huyện Đoan Hùng cũng như trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ thì công tác đấu giá là một vấn đề khá mới và được triển khai thực hiện trong môt vài năm gần đây. Từ đó đến nay, công tác đấu giá QSDĐ đã được quan tâm như là một trong các giải pháp tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tế công tác đấu giá QSDĐ đã đi vào cuộc sống và mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đấu giá QSDĐ còn bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong từng năm thì kết quả đấu giá ngày càng được nâng cao nhưng cũng gặp ngày càng nhiều vấn đề gây khó khăn trong công tác đấu giá. Trong năm 2006, huyện hoàn thành chỉ tiêu đất đấu giá. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như các quy định về đấu giá QSDĐ còn nhiều hạn chế và kẽ hở. Vì thế giá trúng các lô đất thường không cao, thu ngân sách không hiệu quả. Làm cho đất không đến được với người dân có nhu cầu sử dụng thực sự mà chủ yếu dành cho những người có tiền của và co điều kiện dự phiên đấu giá.Quy hoạch bị

điều chỉnh,nguồn kinh phí để giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn hạn hẹp …

Chủ tịch UBND huyện lập và phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 đối với các dự án đấu giá QSDĐ đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000. Các khu đất đấu giá phải xây dựng xong cơ sở hạ tầng rồi mới đấu giá, giao đất ngay sau khi đấu giá, đấu giá từng phần nhỏ là chủ yếu.

Trong năm 2007, huyện đã tổ chức 11 phiên đấu giá , đấu giá được 4000 m2 đất, thu 10 tỷ đồng .Huyện đã tiến hành kiểm tra, rà soát lại việc đấu giá QSDĐ trên toàn địa bàn huyện để chấn chỉnh lại các hiện tượng bất cập trong các năm trước như hạ tầng không hoàn chỉnh đã mang ra đấu giá, quy hoạch bị điều chỉnh, thi công lộn xộn

Năm 2008, theo chỉ tiêu kế hoạch về nguồn từ đấu giá QSDĐ của tỉnh giao là 15 tỷ đồng. UBND hyện đã bố trí 3 tỷ đồng để ứng vốn thực hiện các dự án đấu giá. Cho hết năm 2008, huyện đã tổ chức đấu giá 13 phiên tại 9 đơn vị với tổng số tiền trúng đấu giá là , đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Các dự án đấu giá QSDĐ đang đóng góp một phần quan trọng trong nguồn thu ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương phát huy nội lực từ đấu giá QSDĐ .

2.2.2. Quy chế đấu giá QSDĐ của huyện Đoan Hùng.

Thực hiện Luật Đất đai 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu giá QSDĐ, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành quyết định số 877/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành quy chế đấu giá QSDĐ ,để giao có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất về đấu giá QSDĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ngoài những quy định chung của quyết định 216/2005/QĐ-TTg ,quyết định số 877/2006/QĐ-UBND có những quy định cụ thể với địa phương.

Căn cứ Luật Đất đai 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu giá

QSDĐ, quyết định số 877/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ngày 29 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành quy chế đấu giá QSDĐ ,để giao có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất UBND huyện Đoan Hùng ra quyết định số 175/ HD –UB ngày 04 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn quy trình thực hiện đấu giá QSDĐ.

Quy trình gồm 10 bước và được thực hiện theo trình tự sau.

Lựa chọn vị trí và quỹ đất tham gia đấu giá Lập và duyệt quy hoạch bổ xung và quy hoạch chi tiết Thu hồi đất

Lập và duyệt phương án bồi thường GPMB , đầu tư kết cấu hạ tầng

Lập và duyệt phương án đấu giá

Tuyên truyền,quảng cáo Tổ chức phiên đấu giá

Thực hiện công việc sau phiên đấu giá Giao,cấp giấy chứng nhận QSDĐ

cho người trúng giá

Công việc cụ thể từng bước được tiến hành như sau.

Bước 1: Lựa chọn vị trí ,quỹ đất tham gia đấu giá.

Các điều kiện để tổ chức đấu giá QSDĐ cũng được quy định chi tiết hơn: Quỹ đất để tổ chức đấu giá QSDĐ phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có các điều kiện sau:

- Quy hoạch chi tiết (hoặc tổng mặt bằng) tỷ lệ 1/500 do đơn vị có tư cách pháp nhân lập, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trong đó đã xác định chức năng sử dụng đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan và các thông số hạ tầng kỹ thuật khác); hoặc văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định cụ thể về chức năng sử dụng đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan và các thông số hạ tầng kỹ thuật khác.

- Các trường hợp giao đất hoặc cho thuê đất theo hình thức đất giá không có quy định về đất làm muối do đặc thù địa hình của địa phương là vùng đồi núi trung du phía Bắc.

UBND xã , thị trấn xem vị trí ,quỹ đất hiện có của địa phương đặc biệt các vị trí có nhiều thuận lợi cho sản xuất kinh doanh , làm nhà ở . có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều người để tổ chức đấu giá.

UBND xã , thị trấn họp bàn trong thường trực UBND và báo cáo thường vụ Đảng ủy để thống nhất chủ trương đấu giá.

Làm công văn gửi về UBND huyện đăng ký thực hiện đấu giá để được chỉ đạo, hướng dẫn.

Việc lựa chọn quỹ đất đấu giá phụ thuộc vào mực tiêu nhằm tăng cường công tác quản lý ,sử dụng có hiệu quả đất đai và ngân sách ,từng bước thực hiện công bằng dân chủ văn minh trong quản lý đất đai ,tạo vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội – tạo ra khu dân cư mới đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Ví dụ như khu phương án đấu giá QSDĐ khu lò ngói xã Vân Du ngày 29 tháng 5 năm 2007: Khu đất nằm theo đường tỉnh lộ số 322 thuộc xã Vân Du, gần UBND xã Vân Du, trường Tiểu học và THCS .

Phương án đấu giá khu đất gần sân vận động thị trấn Đoan Hùng ở vị trí trung tâm thị trấn Đoan Hùng. Thích hợp cho việc phát triển khu dân cư.

Dự án đấu giá cho thuê đất thuộc thôn 8 xã Sóc Đăng làm nhà máy chế biến đồ gỗ và làm hệ thống nhà xưởng, cây xăng…ngày 10 tháng 11 năm 2006 thì khu đất nằm dọc theo quốc lộ 2 thuộc địa phận xã Sóc Đăng, gần nguồn nước .

Bước 2. Lập quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất để phục vụ cho đấu giá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trình tự lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất theo quy định hiện hành.( Riêng vè quy hoạch với đất thị trấn quản lý ,việc phê duyệt quy hoạch thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh trên cơ sở có sự thẩm định của sở Tài nguyên và MT, sở Xây dựng; Đối với các xã còn lại do Chủ tịch UBND huyện phê duyệt quy hoạch trên cơ sở thẩm định ,thỏa thuận của sở Tài nguyên và MT.

Đối với quy hoạch đất ở chia lô: Căn cứ vào vị trí lô đất và nhu cầu của các đối tượng dự kiến tham gia vào đấu giá để quy hoạch và chia lô nhằm đạt được số người

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở địa bàn huyện đoan hùng - phú thọ (Trang 38 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w