2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ ĐO
2.3.2 Ước lượng các chỉ số tổng hợp cho khuynh hướng chính sách
Việc kết hợp 2 trong 3 mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi, đặc trưng cho chế độ tài chính quốc tế mà mỗi quốc gia lựa chọn. Do đó, để xem xét việc định hướng chính sách của mỗi quốc gia, chúng tôi xây dựng một chỉ số tổng hợp chẳng hạn:
26
Rogoff (2003) lập luận rằng toàn cầu hóa góp phần làm thu hẹp biến động giá và do đó làm giảm lạm phát. 27 Loungani và đồng sự (2001) cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng các quốc gia với những hạn chế trong chu chuyển vốn thì đường cong Philips sẽ có độ dốc lớn hơn.
Page 52 of 111
MI_ERS đo lường mức độ đóng cửa của một quốc gia, MI_KAOPEN thể hiện việc lựa chọn tỷ giá thả nổi, ERS_KAOPEN thể hiện qua đỉnh của liên minh tiền tệ hoặc chế độ đồng tiền chuyển đổi. Giá trị đo lường trong khoảng 0-1, giá trị càng lớn càng tiến về đỉnh tam giác bộ ba bất khả thi. Từ cột 7 đến cột 12 trong bảng 4, 5, 6 báo cáo kết quả ước lượng cho các chỉ số tổng hợp.
Biến động sản lượng: đối với các nước đang phát triển chỉ số MI_ERS càng lớn tức là càng đóng cửa tài chính thì sản lượng biến động càng ít, điều này chỉ đúng với các nước EMG khi họ nắm giữ một lượng lớn tích lũy ngoại hối. Một cơ chế tỷ giá thả nổi tức MI_KAOPEN cao cũng chịu ít biến động sản lượng, điều này phù hợp với quy luật tự điều chỉnh của tỷ giá. Các kết quả trên phù hợp với những quan sát trước đó cho rằng độc lập tiền tệ tác động làm giảm biến động sản lượng, vì vậy khi kết hợp độc lập tiền tệ với hội nhập tài chính hoặc với tỷ giá ổn định sẽ làm cho sản lượng ít biến động hơn.