0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Sự phá vỡ cấu trúc tài chính quốc tế

Một phần của tài liệu BỘ BA BẤT KHẢ THI LÝ LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN – ĐÁNH GIÁ MẪU HÌNH BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM (Trang 30 -33 )

2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ ĐO

2.1.3 Sự phá vỡ cấu trúc tài chính quốc tế

Để làm sáng tỏ thêm về sự thay đổi giá trị của các chỉ số trong bộ ba bất khả thi theo thời gian. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa các sự kiện kinh tế tài chính nổi bật với sự thay đổi trong cấu trúc bộ ba bất khả thi. Các sự kiện chính được xem xét như sự sụp đỗ của hệ thống Bretton Woods năm 1973, khủng hoảng nợ ở Mexico năm 1982 (mở đầu cho một loạt các khủng hoảng nợ tại các nước đang phát triển), và khủng hoảng châu Á năm 1997 – 1998 (khơi ngòi khủng hoảng tại các nền kinh tế đang đạt thành quả cao ở châu Á (HPAEs)), làn sóng toàn cầu hóa năm 1990 và sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Chúng tôi xem các năm 1973, 1982, 1990, 1997-98, và năm 2001 trùng với thời gian diễn ra sự phá vỡ cấu trúc bộ ba bất khả thi và tiến hành kiểm định sự bằng nhau giữa giá trị trung bình của các nhóm mẫu con (subsample groups)14 – là các thời kì có chứa năm diễn ra sự phá vỡ đó.

Kết quả kiểm định thu được ở bảng 1 đã cho thấy rằng, tất cả các năm ứng với các sự kiện trên đều gây ra sự thay đổi trong mẫu hình bộ ba bất khả thi, dù vậy sự thay đổi này không giống nhau đối với từng nhóm nước. Chẳng hạn, sau sự đổ vỡ của hệ thống

14

Số liệu quan sát cho các năm mà được xem như là có gây nên sự thay đổi cấu trúc của bộ ba, không nằm trong nhóm giá trị bình quân của năm trước hoặc sau năm diễn ra thay đổi. Chẳng hạn như với cuộc khủng hoảng Châu Á, chúng tôi cho rằng sự phá vỡ cấu trúc xảy ra trong năm 1997-98 thì tức là phải loại ra mẫu quan sát của hai năm đó.

Page 31 of 111

Bretton Woods, chỉ số ổn định tỷ giá ERS của các nước công nghiệp hóa sụt giảm đáng kể, trong khi với quốc gia đang phát triển không phải thị trường mới nổi lại có sự sụt giảm trong chỉ số độc lập tiền tệ MI và tăng trong chỉ số hội nhập tài chính KAOPEN. Vì thế chúng tôi đã tiến hành so sánh giá trị thống kê t giữa các năm gây ra thay đổi cấu trúc15 và thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.

Bảng 1: Kiểm định sự phá vỡ cấu trúc bộ ba bất khả thi.

15 So sánh thống kê t của các giá trị chênh lệch giữa các năm được xem như gây ra sự phá vỡ cấu trúc (đương nhiên các giá trị đó phải có ý nghĩa về mặt thống kê). Thống kê t lớn nhất sẽ chỉ ra một sự thay đổi quan trọng nhất.

Page 32 of 111

Nguồn: Aizenman, Chinn, Ito (2008), Table 2a, 2b.

Bảng 2: Tóm tắt sự phá vỡ cấu trúc bộ ba bất khả thi.

Page 33 of 111

Có thể kết luận rằng đối với nhóm quốc gia công nghiệp phát triển IDC, sự kiện năm 1997-98 gây ra sự thay đổi lớn trong chính sách độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá16, và năm 1990 chứng kiến một sự thay đổi trong mức độ hội nhập tài chính17

. Tất cả diễn biến này đã cho thấy sự di chuyển vốn của các quốc gia châu Âu nhằm hướng đến một liên minh tiền tệ và kinh tế thống nhất. Đối với quốc gia đang phát triển không phải thị trường mới nổi Non-EMG, năm 1990 có sự biến chuyển nhiều nhất về độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính. Cũng như sự kiện Mexico năm 1982 đã làm cho chỉ số ổn định tỷ giá ở các nước này thay đổi đáng kể, do hậu quả từ cuộc khủng hoảng nợ đã khiến cho các quốc gia rơi vào khủng hoảng không thể tiếp tục theo đuổi chính sách tỷ giá cố định. Cuối cùng năm 1982 cũng chứng kiến một sự thay đổi đáng ngạc nhiên trong chỉ số ổn định tỷ giá ở các nước thị trường mới nổi EMG, đó là tỷ giá trở nên linh hoạt hơn. Đến năm 1997-98, EMG bắt đầu có sự tăng tốc trong hội nhập tài chính, trong khi mức độ độc lập tiền tệ lại giảm nhiều vào năm 2001. Tuy nhiên nếu so sánh với các nước IDC thì chỉ số MI ở nhóm nước EMG vẫn cao hơn rất nhiều. Điều này phản ánh một thực tế, khi các nước EMG tăng cường tự do hóa tài khoản vốn thì bắt buộc hoặc phải hi sinh độc lập tiền tệ như các nước IDC hoặc phải thả nổi tỷ giá. Nhưng có một điều thú vị xảy ra ở nhóm nước mới nổi đó là các nước này sở hữu một kho dự trữ ngoại hối khổng lồ và mức dự trữ này tăng liên tục từ năm 2000 cho đến nay. Chính nhân tố này đã tạo ra một tấm đệm vô hình giúp các quốc gia EMG có thể duy trì một mức độ độc lập tiền tệ cho phép, bằng cách áp dụng một chế độ tỷ giá trung gian, tức cơ chế tỷ giá linh hoạt nhưng có quản lý.

Một phần của tài liệu BỘ BA BẤT KHẢ THI LÝ LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN – ĐÁNH GIÁ MẪU HÌNH BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM (Trang 30 -33 )

×