Các phương pháp nuôi vi sinh vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm đồ uống lên men lactic từ gạo lức (Trang 35 - 38)

Để đảm bảo sự phát triển của vi sinh vật, sau khi cấy xong phải quan tâm đến các điều kiện nuôi dưỡng chúng. Các điều kiện đó bao gồm:

 Nhiệt độ: Tuỳ loài vi sinh vật khác nhau, chọn nhiệt độ tối thích cho sự phát triển của chúng và duy trì sự ổn định nhiệt độ đó.

 Độ ẩm: Để duy trì độ ẩm trong quá trình nuôi cần: + Đảm bảo đủ lượng nước khi làm môi trường.

+Trong điều kiện cần thiết có thể phun nước vô khuẩn vào phòng nuôi hoặc để nước bốc hơi trong tủ ấm.

 Ôxi:

Đối với vi sinh vật hiếu khí:

+ Cung cấp thường xuyên và đầy đủ O2.

+ Lớp môi trường nuôi cấy có độ dày vừa phải.

+ Các bình chứa môi trường được lắc thường xuyên trong quá trình nuôi để cung cấp thêm oxi cho vi sinh vật.

+ Nếu nuôi cấy trong môi trường có khối lượng lớn phải tiến hành sục khí thường xuyên hay định kỳ.

Đối với vi sinh vật kị khí: Hạn chế sự tiếp xúc với oxi bằng cách đổ lên bề mặt môi trường parafin, dầu vazơlin hoặc cấy trích sâu vào môi trường đặc.

Nuôi cấy trong bình hút chân không. Nuôi trong ống nghiệm đặc biệt sau khi rút hết không khí và hàn kín lại. Đun sôi môi trường một thời gian để loại hết O2.

Để nguội 45°C. Dùng ống hút cấy vi sinh vật vào đáy ống nghiệm. Làm nguội thật nhanh rồi đổ vazơlin lên bề mặt để hạn chế sự tiếp xúc với O2.

 Kết quả của việc nuôi cấy:

Sau khi nuôi ở thời gian và nhiệt độ thích hợp cho mỗi loại vi sinh vật ta thấy:  Trong môi trường lỏng: Vi khuẩn phát triển sẽ làm đục môi trường.

 Trong môi trường đặc ở thạch nghiêng:

+ Nấm men, vi khuẩn phát triển sẽ tạo nên vệt nổi trên mặt thạch trong hay trắng đục.

+ Nấm mốc sẽ tạo nên những sợi mảnh từ vết cấy.

 Trong môi trường thạch đứng: Các vi khuẩn kị khí phát triển ở đáy của cột môi trường.

Chương II:

VẬT LIỆU VÀ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm đồ uống lên men lactic từ gạo lức (Trang 35 - 38)