Tính toán chi phí nguyên vật liệu cho 100g sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất curcumin từ nghệ vàng bằng dung môi xà phòng (Trang 51 - 57)

Một quy trình công nghệ có ý nghĩa trong thực tiễn khi nó đƣợc ứng dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng vì từ đó ngƣời sản xuất thấy đƣợc có nên sản xuất loại mặt hàng này hay không, giá cả có hợp lý không, ngƣời tiêu dùng có chấp nhận không, sản phẩm làm ra có tiêu thụ đƣợc hay không...

Việc tính toán giá thành sản phẩm chính xác dựa trên một dây chuyền công nghệ cụ thể, có định mức lao động, có công suất máy cụ thể, đơn giá của nguyên vật liệu chính và phụ ổn định,... nhƣng đây chỉ mới trong giai đoạn nghên cứu sản xuất thử nên việc tính toán chỉ dừng lại ở phạm vi phòng thí nghiệm. Mọi chi phí tính toán chỉ mang tính tƣơng đối (chi phí thí nghiệm). .

Sau đây là sơ bộ tính cho một đơn vị 100g sản phẩm curcumin thô:

Bảng 3.7. Chi phí nguyên vật liệu để sản xuất 100g sản phẩm curcumin thô.

STT Nguyên vật liệu ĐVT Đơn giá

(đồng/kg) Khối lƣợng dùng (kg) Thành tiền (đồng) 1 Nghệ Kg 23.000 2kg 46.000 2 Dầu lít 25.000 1l 25.000 3 Acid Clohydrit 100g 20.000 100g 20.000 4 Natri Hydroxit 100ml 25.000 50ml 12.500 Tổng 103.500

Theo tính toán sơ bộ thì chi phí nguyên, 100g sản phẩm curcumin thô khoảng 105.000đ

Kết luận và đề xuất ý kiến.

Kết luận:

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu đƣợc những kết quả sau: - Xác định đƣợc hàm lƣợng ẩm của nghệ nguyên liệu.

- Đề xuất đƣợc qui trình chiết curcumin từ nghệ với một sô thông sô kỹ thuật :

+ Độ ẩm của bột nghệ khô khoảng 6- 8%.

+ Dung môi chiết là xà phòng đƣợc điều chế từ dầu lạc. + Nhiệt độ chiết 900

C, thời gian chiết là 7 phút. + Nồng độ NaOH dùng tạo xà phòng là 40%. + Kích thƣớc của hạt nghệ để chiết ≤ 1mm.

+ Sản phẩm tạo ra đạt chất lƣợng loại khá, có màu vàng cam hơi thẫm, có mùi thơm đặc trƣng của nghệ. Có thể dùng làm màu thực phẩm và dƣợc phẩm chữa bệnh.

Đề xuất ý kiến:

Do thời gian thực hiện đề tài và kiến thức bản thân còn hạn chế, nên vấn đề nghiên cứu này của tôi mới chỉ dừng lại ở kết quả ban đầu, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Sau đây, tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện sản phẩm và tăng cƣờng khả năng ứng dụng thực tế của đề tài:

- Nghiên cứu bổ sung thêm các phụ gia để nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm.

- Nghiên cứu điều kiện tối ƣu để kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học.

2. Phạm Nguyên Chƣơng ( 2002), Hóa học kỹ thuật, Nxb Khoa học và kỹ thuật.

3. Đào Hùng Cƣờng (2003), Chiết tách Curcumin từ củ nghệ vàng bằng dung môi hực phẩm, Hóa học và ứng dụng số 11- 2003.

4. Đỗ Tất Lợi (1978), Dược liệu y học Viêt Nam, Nxb Y học 5. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ tập II, Nxb Giáo dục.

6. Trần Kim Quy (1987), Kỹ thuật các chất màu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phan Tống Sơn (1987), Về thành hóa học tinh dầu nghệ Việt Nam, Tạp chí hóa học, Số 1.

8. Louis Hồ Tấn Tài, Các sản phẩm tẩy rửa và vệ sinh cá nhân, Nxb Dunod.

9. Ngô Thị Thuận, Thực tập hóa học hữu cơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10.Lê Ngọc Tú (2000), Hóa sinh công nghiệp, Nxb Khoa học và kỹ thuật. 11.Lê Bạch Tuyết (1996), Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất

thực phẩm, Nxb Giáo Dục.

12.Trần Thanh Trúc, Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC 1

Sự thay đổi hiệu suất chiết curcumin thô theo loại dầu điều chế xà phòng.

TT Loại dầu Hiệu suất chiết curcumin thô (%)

1 Dầu Lạc thô 34,52 2 Dầu Nành 28,63 3 Dầu Marvela 20,15 4 Dầu Neptune 19,72 PHỤ LỤC 2

Sự thay đổi hiệu suất chiết curcumin thô theo nồng độ kiềm.

TT Nồng độ kiềm (%) Hiệu suất chiết curcumin thô (%)

1 20 17,34 2 25 19,57 3 30 25,18 4 35 29,75 5 40 34,52 6 45 32,80 7 50 30,49 PHỤ LỤC 3

Sự thay đổi hiệu suất chiết curcumin thô theo kích thước hạt nghệ.

TT Kích thƣớc lỗ sàng Hiệu suất chiết curcumin thô (%)

1 0.5 x 0.5 mm 42,35

2 1 x 1mm 45,84

3 2.5 x 2.5mm 30,18

4 3.5 x 3.5mm 27,95

PHỤ LỤC 4

Sự thay đổi hiệu suất chiết curcumin thô theo độ ẩm bột nghệ.

TT Độ ẩm (%) Hiệu suất chiết curcumin thô (%)

1 4 34,17

2 6 39,74

3 8 37,68

4 10 33,75

PHỤ LỤC 5

Sự thay đổi hiệu suất chiết curcumin thô theo nhiệt độ chiết.

TT Nhiệt độ chiết(o

C) HIệu suất chiết curcumin thô(%)

1 50 22,57 2 60 28,39 3 70 34,52 4 80 37,65 5 90 40,14 6 100 38.67 PHỤ LỤC 6

Sự thay đổi hiệu suất chiết curcumin thô theo thời gian chiết.

TT Thời gian chiết (phút) HIệu suất chiết curcumin thô(%)

1 3 34,51

2 5 39,56

3 7 41,45

4 9 38,35

PHỤ LỤC 7

1. Phương pháp điều chế xà phòng trong phòng thí nghiệm:

+ Phản ứng chính: CH2 - O - C - R CH - O - C - R CH2 - O - C - R + 3NaOH CH2 - OH CH - OH CH2 - OH + 3RCOONa + Hoá chất: 1. Chất béo 2. NaOH 40% hoặc ở nồng độ khác 3. Cồn 4. Nƣớc cất

+ Dụng cụ:

1. Bình tam giác 250ml 2. Đũa thuỷ tinh

3. Bếp cách thuỷ + Tiến hành:

Lấy chất béo cho vào bình tam giác 250ml. Cho thêm vào đó cồn. Cho tiếp dung dịch NaOH 40%. Lắc đều, đun cách thuỷ hỗn hợp trong bình tam giác cho đến khi dung dịch trở nên trong suốt. Đun cách thuỷ hỗn hợp ở nhiệt độ 80 0C, vừa đun vừa khuấy trong khoảng 40 phút.

. Xà phòng kết tủa. Để dung dịch nguội, tiến hành lọc lấy kết tủa, để ráo ta đƣợc xà phòng dạng rắn. 2.Xác định độ ẩm của nghệ tươi.  Dụng cụ thí nghiệm. Tủ sấy, bình hút ẩm. Cốc sứ dùng để sấy. Cân điện tử (độ chính xác 0,01g) Cối nghiền.  Tiến hành:

Lấy 15 cốc sứ cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ >100oC đến khối lƣợng không đổi. Đem cân để biết khối lƣợng chính xác mỗi cốc

Chọn ngẫu nhiên 40 củ nghệ cắt ra từng phần: + Phần củ non + Phần củ chính đã bỏ củ non. + Phần lõi trong. + Phần vỏ ngoài (vỏ thịt) + Nguyên củ (củ chính và củ non)

Cắt lát mỏng và nghiền mịn từng mẫu riêng biệt, cho vào cốc sứ đã biết khối lƣợng ở trên một lƣợng chính xác nghệ nghiền.

Cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 130oC trong thời gian 35’, sau đó tiếp tục sấy ở nhiệt độ 105oC trong thời gian 45’ thì bắt đầu cân . Mỗi lần cân cách nhau 15’, khi nào hai lần cân liên tiếp khối lƣợng sai khác nhau không quá 0,01g thì dừng lấy kết quả cuối cùng

 Kết quả thí nghiệm:

Gọi G 0 : khối lƣợng cốc sứ đã sấy ,g.

G1 : Khối lƣợng cốc và nguyên liệu trƣớc khi sấy, g. G2 : Khối lƣợng cốc và nguyên liệu sau khi sấy ,g. Độ ẩm của nguyên liệu tính theo công thức:

W= 100% 0 1 1 2 G G G G

3. Xác định độ ẩm của bột nghệ sau khi sấy.

 Dụng cụ thí nghiệm: Cốc sứ để sấy khô. Cân điện tử.

Giấy báo, thìa. Tủ sấy, bình hút ẩm.  Tiến hành thí nghiệm.

Lấy mẫu: Mẫu đo độ ẩm gồm bột củ chính và bột củ nguyên.

Lấy chính xác mỗi loại mẫu cho vào 3 cốc sứ đã sấy khô đến khối lƣợng không đổi. Cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 105oC, sau 40’ bắt đầu cân. Mỗi lần đo cân cách nhau 15’, mỗi lần lấy mẫu ra thì cho vào bình hút ẩm để làm nguội, cho đến khi khối lƣợng giữa hai lần cân liên tiếp chênh lệch nhau không quá 0,01g thì dừng lấy kết quả cuối cùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất curcumin từ nghệ vàng bằng dung môi xà phòng (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)