7. Kết cấu của đề tài
1.2.1 Khái niệm
“Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.” [29]
Bồi thường thiệt hại là một chế định thuộc về trách nhiệm dân sự trong pháp luật dân sự và được chia làm hai loại: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quy định là một điều luật tại Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 630, Mục 3, Chương XXI, Phần thứ ba: nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.).
Luật cũng quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” [15. Khoản 1, Điều 604]. Từ đây ta có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một quan hệ pháp luật dân sự. Trong đó người có hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có cơ sở pháp lý là những quy định của pháp luật. Pháp luật quy định những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn của các chủ thể. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể hoàn toàn do pháp luật quy định bởi vì trước thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại các bên trong quan hệ pháp luật này không có mối quan hệ với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý hoặc nếu có thì cũng không liên quan gì đến mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Ở Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chủ yếu được quy định trong Bộ luật Dân sự. Ngoài ra, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn được quy định rải rác trong những văn bản pháp luật khác như: Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Lao động, Luật Hàng không dân dụng, Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa… Tuy nhiên, ở đây ta chỉ nghiên cứu chế định này trong pháp luật dân sự.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên Bộ luật Dân sự cũng không đưa ra một khái niệm cụ thể và hiện nay cũng chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn về vấn đề này mà chỉ quy định “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.” [15. Điều 630]
Điều luật quy định hết sức ngắn gọn, cô đọng nhưng đã thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đến quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và quyền được bồi thường thiệt hại của người tiêu dùng nói riêng thông qua chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Xuất phát từ lý luận chung nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng kết hợp với Điều 630, Bộ luật Dân sự ta có thể đưa ra khái