Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng điều chỉnh đối với tổ chức, cá

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 91)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng điều chỉnh đối với tổ chức, cá

nhân sản xuất kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh. Do vậy, nhà sản xuất, kinh doanh phải nhận thức rõ được trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng mà pháp luật đã quy định. Nhà sản xuất, kinh doanh muốn phát triển vững chắc phải quan tâm đến người tiêu dùng, do đó họ phải lắng nghe người tiêu dùng, phải làm công việc tiếp thị một cách tốt nhất, phải phục vụ tốt người tiêu dùng: bảo hành, sửa chữa, hướng dẫn người tiêu dùng và tiếp nhận khiếu nại, đền bù cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để tiếp cận được thị trường thì nhà sản xuất, kinh doanh cũng phải chú ý nghiên cứu và đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Do đó, việc tôn trọng người tiêu dùng, tôn trọng các quyền người tiêu dùng trước tiên là xuất phát từ quyền lợi của nhà sản xuất, kinh doanh và việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ góp phần tạo nên ý thức kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng đòi hỏi một sự thay đổi nhận thức về vai trò của mình từ phía các doanh nghiệp. Nhiều chủ doanh nghiệp đã bắt đầu thừa nhận sự cần thiết phải quan tâm đến các lợi ích chung của người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh của họ. Tuy nhiên, hiện nay, trên

thực tế có rất ít doanh nghiệp hoạt động phù hợp với cách nhìn này. Nhìn chung, các doanh nghiệp luôn ưu tiên mục đích tối đa hóa lợi nhuận và cho rằng họ không cần phải có những khung luật pháp để đảm bảo lợi ích và nhu cầu của người tiêu dùng. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của doanh nghiệp liên quan chặt chẽ với nhau vì thương mại nhằm phục vụ người tiêu dùng và thương mại nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Lý do mà các doanh nghiệp xem người tiêu dùng như là những trở ngại là vì họ muốn khai thác người tiêu dùng cho khoản lợi ích kỉ của bản thân mình. Về ngắn hạn họ có thể thành công nhưng họ không thể đứng vững về lâu dài.

Hầu hết các bộ luật, cũng như các hướng dẫn chỉ đạo của Liên hiệp quốc đều nhằm một mục đích: bảo vệ người tiêu dùng chống lại sự bất bình đẳng trong quan hệ với các doanh nghiệp là những người luôn mạnh hơn và có đầy đủ thông tin hơn. Tuy nhiên, về mặt phát triển kinh tế, các nghiên cứu và các chính sách đều chủ yếu tập trung vào cung, nghĩa là các doanh nghiệp. Theo đó thì vấn đề quan trọng của phát triển kinh tế là phải khuyến khích đầu tư đồng thời phải tập trung vào các lĩnh vực hành chính, thuế cũng như các chính sách về việc làm. Tuy vậy, cần phải thừa nhận rằng thị trường hoạt động hiệu quả không phải chỉ nhờ vào cung mà còn nhờ vào sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Trong khi đó, cạnh tranh chỉ tồn tại thật sự khi mà quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo, khi người tiêu dùng có tiếng nói và có khả năng lựa chọn một cách đúng đắn. Các nền kinh tế phát triển đều nhận thức được rõ điều này và thường có những cơ chế quản lý chặt chẽ để bảo vệ người tiêu dùng cũng như bảo đảm cạnh tranh trên thị trường.

Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ nhằm mục đích bảo vệ cho người tiêu dùng mà còn bảo vệ một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp. Bảo vệ người tiêu dùng là bảo vệ tất cả mọi người trong đó có cả các nhà sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 91)