Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tác động đến sự phát triển kinh

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 93)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.3Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tác động đến sự phát triển kinh

kinh tế - xã hội

Bảo vệ người tiêu dùng góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. Khi người tiêu dùng không được bảo vệ thì xã hội không thể có công bằng, văn minh. Thông qua việc bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng góp phần vào việc chống những bất công trong xã hội. Người tiêu dùng là tất cả chúng ta, bởi vậy quyền lợi của người tiêu dùng được bảo đảm sẽ làm cho xã hội công bằng hơn, văn minh hơn.

Chính sách tiêu dùng hiệu quả là một nhân tố quan trọng để đảm bảo thị trường hoạt động tốt. Bảo vệ người tiêu dùng đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và khiến cho người bán giữ vững những cam kết về sản phẩm của mình, từ đó bảo vệ người tiêu dùng góp phần vào sự cạnh tranh có hiệu quả.

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là động lực phát triển của sản xuất kinh doanh nói riêng và của cả nền kinh tế xã hội nói chung. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn có chủ trương chính sách hướng về dân và phục vụ quyền lợi của nhân dân. Pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cơ sở pháp lý để kịp thời ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sử dụng dịch vụ hiệu quả, tiết kiệm nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không những là bảo vệ lợi ích của số đông mà còn làm cho xã hội được văn minh, công bằng hơn, chống lại sự

lũng đoạn của những người sản xuất, kinh doanh không chân chính, ủng hộ những người sản xuất kinh doanh trung thực, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh, làm cho kinh tế phát triển, mang lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính là để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh.

Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng nhằm mục đích bảo đảm mọi quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Khi sản xuất và kinh doanh phát triển, người tiêu dùng có sức tiêu thụ cao thì nền kinh tế sẽ đi lên. Vì vậy mà Đảng và Nhà nước luôn chủ trương xây dựng một đất nước không những dân giàu, nước mạnh mà phải có xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong đó không có sự sản xuất kinh doanh không lành mạnh và mọi quyền của người tiêu dùng đều được đảm bảo.

3.2 Phƣơng hƣớng cơ bản hoàn thiện chế định bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm quyền lợi ngƣời tiêu dùng

a, Pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng, góp phần bảo đảm an toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao đời sống cho người tiêu dùng đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh

Tiêu dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì thị trường được điều tiết bởi chính tiêu dùng. Nó là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động đó là đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người cả về vất chất và tinh thần. Tuy nhiên, do nước ta mới bước và nền kinh tế thị trường, mở cửa nền kinh tế để hội nhập với thế giới; mặt khác nước ta xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu vì vậy kinh nghiệm quản lý còn nhiều yếu kém, người dân

còn chưa bắt kịp với các xu hướng và kiến thức của thời đại đặc biệt là kiến thức về tiêu dùng. Lợi dụng tình trạng đó, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thiếu đứng đắn, chạy theo lợi nhuận đã bất chấp đạo đức nghề nghiệp nên có nhiều hành vi cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng không đảm bảo gây phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng, và gây thiệt hại cho họ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự… Vì vậy, những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được liên hiệp quốc trong đó có Việt Nam công nhận đặc biệt là quyền được khiếu nại và bồi thường thiệt hại. Pháp luật phải góp phần tạo hành lang pháp lý cho người tiêu dùng thực hiện quyền này của mình. Từ đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao đời sống cho người tiêu dùng;

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có vai trò quan trọng, mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, một thương hiệu. Có thể nói người tiêu dùng chính là động lực để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và là trọng tâm của kế hoạch kinh tế. Nếu như sản phẩm làm ra mà không có người tiêu thụ sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa, nền kinh tế không phát triển và các doanh nghiệp không thể tồn tại. Các quy định của Luật hướng tới việc nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể này. Luật không thể hiện xu hướng quá thiên về bảo vệ người tiêu dùng mà hạn chế đi quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp, tránh tạo ra những kẽ hở để một số cá nhân lợi dụng quyền lợi của người tiêu dùng gây thiệt hại cho doanh nghiệp (Luật tránh việc tạo ra cơ chế khiếu nại tràn lan không có cơ sở, không quy định quyền được đổi trả lại hàng hóa sau một thời gian sử dụng như quy định của pháp luật một số nước).

b, Pháp luật tôn trọng các quyền của người tiêu dùng, chống lại sự lạm dụng của những nhà sản xuất kinh doanh và những bất công trong xã hội

Trong thời đại ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều sản phẩm hữu ích cùng với phương thức kinh doanh hiện đại đã ra đời và phát triển đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vì mục đích lợi nhuận nên một số doanh nghiệp, nhà sản xuất đã vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của người tiêu dùng khi đưa ra thị trường các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, thậm chí có sản phẩm còn gây nguy hại tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Những vi phạm về quyền lợi người tiêu dùng ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng (đặc biệt là các vi phạm về chất lượng hàng hóa, gian lận định tính, định lượng...), đó là những hành vi vi phạm đạo đức trong sản xuất kinh doanh. Chúng ta cần lên án, đấu tranh chống lại những hành vi này nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói riêng và lợi ích cho toàn xã hội nói chung để xây dựng xã hội phát triển lành mạnh vì lợi ích cộng đồng. Pháp luật phải bảo đảm tính răn đe các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quy trình sản xuất, lưu thông hàng hoá nếu không muốn bị áp dụng các hậu quả bất lợi khi gây phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng.

c, Xây dựng hệ thống chế tài một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Áp dụng phù hợp các chế tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài hình sự

Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là công việc thuộc về tất cả mọi người với tư cách là những nhà sản xuất, những nhà nhập khẩu, những người cung cấp, những nhà phân phối, những người sử dụng và người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Không chỉ pháp luật dân sự mà những ngành luật khác có liên quan khi quy định các vấn đề về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, bồi

thường thiệt hại nói riêng phải có sự thống nhất và đồng bộ. Pháp luật phải quy định rõ ranh giới khi áp dụng các chế tài xử lý tạo điều kiện cho công tác thực thi pháp luật được dễ dàng, đặc biệt là giữa chế tài dân sự và hình sự.

d, Bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch dân sự giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh

Hợp đồng là một sự tự do thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu để các bên tự do vô hạn thì hợp đồng sẽ trở thành phương tiện để bên mạnh hơn lấn át bên yếu thế hơn và gây thiệt hại to lớn tới lợi ích chung của xã hội. Người tiêu dùng luôn là bên thiếu thông tin, đặc biệt là các thông tin và kiến thức liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng thông thường ít có cơ hội đàm phán, thương lượng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do đó, pháp luật cần có các quy định đặc thù để đảm bảo sự cân bằng trong các quan hệ này, qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của xã hội.

đ, Xã hội hóa công tác bảo vệ người tiêu dùng

Theo định hướng này, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia cùng Nhà nước trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, pháp luật hướng tới sử dụng chính sức mạnh của thị trường để loại bỏ các doanh nghiệp có hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng từ đó ngoài việc bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng còn hướng tới bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

3.3 Các giải pháp hoàn thiện chế định bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm quyền lợi ngƣời tiêu dùng

3.3.1 Hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Tuy rằng đây là công việc khó khăn, tốn nhiều công sức và kinh phí nhưng nếu có thể đầu tư một cách tập trung và có định hướng thì sau khi hoàn

thành, công trình sẽ có giá trị và ý nghĩa to lớn không chỉ đối với công tác lập pháp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu và áp dụng pháp luật trên thực tế. Muốn hệ thống hóa, pháp điển hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả thì phải làm tốt những vấn đề sau:

Quốc hội phải lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Chia công việc ra từng khâu, giao nhiệm vụ cho cơ quan liên quan xây dựng đề án, tập hợp văn bản. Tốt nhất nên giao cho từng Bộ công việc này. Sau đó phải có một cơ quan làm tốt công tác hệ thống. Điều cần thiết là phải tập hợp được những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực lập pháp và có kinh nghiệm trong việc hệ thống hóa pháp luật. Nếu cần thiết thì phải có sự hổ trợ của chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực này.

Phải có một cơ quan chuyên môn giúp việc. Đây phải là một sự đầu tư toàn diện về mặt nhân lực.

Ngân sách Nhà nước phải được tăng cường cho công tác này. Nếu không đủ thì phải huy động trong nhân dân, kêu gọi nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Cần thiết sẽ cắt giảm một số chương trình dài hạn, những hạng mục chưa cần thiết.

Khi giao việc cho cơ quan cần quy định thời gian hoàn thành và có chế độ khen thưởng kịp thời nếu hoàn thành tốt trong thời gian sớm nhất.

Cần tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn trên mạng để lấy ý kiến đóng góp trong nhân dân. Các ý kiến đều phải được lưu tâm. Sự phản hồi từ phía người dân là vô cùng quan trọng.

Về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần có một điều luật nêu lên khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng làm cơ sở cho việc giải quyết các trường hợp cụ thể của loại trách nhiệm này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại ở Bộ luật Dân sự trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Thực tế là việc xác định thiệt hại

và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật không đơn giản. Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới đây vẫn là thách thức đối với các nhà lập pháp. Bởi vậy để tăng cường hiệu quả thực thi cần phải kết hợp bồi thường thiệt hại với các chế tài xử phạt khác như: xử phạt vi phạm hành chính và thậm chí xử lý hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Muốn vậy các chế tài xử phạt phải đủ mạnh, mang tính răn đe và ngăn ngừa tái phạm.

Cần thiết phải rà soát lại tất cả các quy định về bồi thường thiệt hại trong các ngành luật khác nhau để nếu có những điều không phù hợp, lệch nhau thì phải sửa đổi, bổ sung, thay thế đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Việc tính toán thiệt hại để bồi thường cần phải đảm bảo được nguyên tắc "toàn bộ và kịp thời". Vì vậy, đối với những thiệt hại về vật chất có thể tính được thành tiền thì nên công thức hóa để việc áp dụng pháp luật trên thực tế được thống nhất. Đặc biệt là việc xét xử tại Tòa án sẽ được công bằng, nghiêm minh và đồng bộ.

Cần có những quy định tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất kinh doanh trong việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ có chất lượng như đã đăng ký. Muốn làm tốt điều này cần hoàn thiện những quy định của pháp luật liên quan như Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Đo lường và đặc biệt là Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa… Mặt khác, muốn người tiêu dùng được bồi thường một cách thỏa đáng thì cần có những quy định rõ ràng về trách nhiệm bồi thường của nhà sản xuất kinh doanh, những trường hợp phải bồi thường, trường hợp không phải bồi thường, đối tượng được bồi thường, mức bồi thường... Đây là những quy định mang tính chi tiết bởi vậy không nên đưa vào Bộ luật Dân sự vì Bộ luật Dân sự chỉ nên quy định chung còn những vấn đề cụ thể thì cần được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3.3.2 Các giải pháp để tăng hiệu quả việc thực thi pháp luật

Muốn thực thi pháp luật có hiệu quả và đúng đắn thì cần có hiểu biết sâu rộng về các ngành luật khác nhau cũng như nhận thức được vai trò và sự ảnh hưởng của các chế định pháp luật khi được áp dụng trên thực tế. Muốn có hiểu biết và nhận thức đúng thì phải thực hiện tốt công tác giáo dục và tuyên truyền pháp luật.

Đối với người tiêu dùng: Trước hết họ phải được giáo dục để có những hiểu biết nhất định về quyền và trách nhiệm của mình. Người tiêu dùng chiếm số lượng đông đảo nhưng họ lại là những cá thể hoạt động riêng lẻ bởi vậy cần tạo được mối liên hệ cộng đồng giữa những người tiêu dùng để họ có thể cảnh báo cho nhau những tác hại khi sử dụng hàng hóa dịch vụ không đảm bảo chất lượng và góp tiếng nói chung để đòi quyền lợi khi có sự vi phạm xảy ra (ví dụ: yêu cầu bồi thường thiệt hại). Người tiêu dùng cần được giáo dục pháp luật để có thể tự tin đối diện với nhà sản xuất kinh doanh để đòi quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm đồng thời mạnh dạn khiếu kiện. Việc giáo dục cho người tiêu dùng không phải là một điều mới mẻ trên thế giới. Ngay từ năm 1980, IOCU đã tìm ra những cách đưa giáo dục người tiêu dùng vào trong các lớp học. IOCU tin rằng giáo dục người tiêu dùng phải là một

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 93)