Trong Công ty, tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng và có sự biến đổi nhanh chóng trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu trong tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ có tác động lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp.
Đối với công ty cổ phần kinh doanh Sao Việt, trong những năm qua, quy mô và cơ cấu của tài sản ngắn hạn đã có sự thay đổi, nó phụ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty và sự tác động của môi trường kinh doanh, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần kinh doanh Sao Việt
Đơn vị tính: trăm triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I.Tiền và các khoản tương đương tiền 7.458,52 85,93 4.765,61 72,81 4.342,18 59,88
II. Phải thu
ngắn hạn 747,58 8,61 1.094,91 16,73 1.852,18 25,54
1. Phải thu
khách hàng 618,58 7,13 982,72 15,01 752,68 10,38
3. Các khoản
31 III. Hàng tồn kho 465,83 5,37 683,38 10,44 1.019,39 14,06 IV. Tài sản ngắn hạn khác 7,88 0,09 1,02 0,02 38,22 0,53 1.Thuế GTGT được khấu trừ - - - - 26,46 0,36 2. TSNH khác - - 1,02 0,02 11,76 0,16 Tổng TSNH 8.679,80 100 6.544,92 100 7.251,97 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011 - 2013của Công ty)
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty trong ba năm, tiền và các khoản tương đương với tiền luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 50%), tiếp đó là các khoản phải thu ngắn hạn. Hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng của từng loại có sự thay đổi qua các năm.
Tiền và các khoản tương đương tiền: Qua các năm, tiền và các khoản tương
đương tiền giảm dần, năm 2011 tỷ trọng là 85,03%, năm 2012 là 72,81%, năm 2013 là 59,88% do sự giảm của tiền gửi ngân hàng đã làm giảm tổng khối lượng tiền và các khoản tương đương với tiền. Nhưng trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì các khoản tiền và tương đương với tiền vẫn ở mức cao. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là hoạt động trong ngành kinh doanh ô tô, Công ty cần dự trữ lượng tiền mặt lớn để đáp ứng ngay cho các nhu cầu cần thiết về chi phí phát sinh trong quá trình thu mua sản xuất ô tô. Lượng tiền có sẵn nhiều Công ty có thể tận dụng những cơ hội mua đặc biệt như sụt giá tạm thời hay dự đoán có tăng giá mạnh trong tương lai. Hơn nữa với số tiền lớn này Công ty có thể nâng vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên dự trữ quá nhiều tiền khiến Công ty không tận dụng được cơ hội đầu tư vào những tài sản sinh lời khác. Vì vậy, Công ty cần có những chính sách phù hợp để làm sao Công ty vừa đảm bảo được khả năng thanh toán cũng như đáp ứng các nhu cầu khác mà chi phí cơ hội ở mức thấp nhất.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng dần qua các
năm. Năm 2011, các khoản phải thu ở mức 8,61%, năm 2012 tăng lên đến 16,73%, năm 2013 là 25,54% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Qua tìm hiểu cho thấy, lý do của việc tăng các khoản phải thu khách hàng xuất phát từ việc khách hàng của Công ty là phía khách hàng mua ô tô theo hình thức trả góp như hợp đồng đã kí kết. Do đó, tạo ra mức tăng trong khoản phải thu vào cuối mỗi năm. Ngoài ra, do sự biến động của môi trường kinh
32
doanh trong những năm gần đây, trước sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, Công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng, dẫn đến tăng doanh thu. Năm 2012 và năm 2013 lại là một năm khó khăn chung đối với cả nền kinh tế, vốn chậm được thanh toán hơn so với các năm trước đó. Tuy có một số sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa được chấp nhận do một số sai sót về kỹ thuật, gây nên tình trạng số dư các khoản phải thu ngắn hạn tăng cao.
Chính sách tín dụng của Công ty Cổ phần kinh doanh Sao Việt:
Quản lý các khoản phải thu rất quan trọng tại các doanh nghiệp ngành kinh doanh ô tô nói chung và Công ty cổ phần kinh doanh Sao Việt nói riêng. Mỗi sản phẩm có đặc tính khác nhau, tuy nhiên chúng có điểm chung là thời gian thực hiện, trải qua nhiều công đoạn như xin giấy phép, khảo sát, thiết kế, lắp ráp, thử nghiệm, quảng cáo, chào bán. Các khách hàng của Công ty cũng rất đa dạng từ các cá nhân không có đăng ký kinh doanh, các công ty nhỏ, lẻ cho đến các khách hàng có quy mô lớn. Vậy nên, với mỗi đối tượng khách hàng Công ty đã có những chính sách tín dụng riêng theo tình hình khó khăn của nền kinh tế trong những năm vừa qua như sau:
Khách hàng là cá nhân không có đăng ký kinh doanh, các công ty nhỏ, lẻ: Do tình hình kinh tế khó khăn, Công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng với đối tượng khách hàng này và thường không lập hợp đồng mà chỉ thỏa thuận qua các chứng từ viết tay.
Khách hàng là doanh nghiệp: Do giá trị hợp đồng lớn nên Công ty thận trọng hơn trong việc nắm bắt thông tin về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của đối tác. Tuy nhiên Công ty vẫn duy trì chính sách nới lỏng với chiết khấu thanh toán là 2%. Với giá trị hợp đồng trên 9 tỷ đồng thì Công ty cho khách hàng nợ 15 ngày, hợp đồng từ 4 tỷ đồng đến 9 tỷ đồng thì thời gian cho khách hàng nợ là 10 ngày.
Hàng tồn kho: Trong ba năm, hàng tồn kho tăng, năm 2011 ở mức 465,83 trăm
triệu đồng, năm 2012 tăng lên 683,38 trăm triệu đồng, đến năm 2013 thì tăng vọt lên mức 1.019,39 trăm triệu đồng. Sự tăng lên này là do sự tăng của chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Nguyên vật liệu nhập về được sử dụng cho quá trình sản xuất, xảy ra tình trạng dư thừa. Việc dự trữ giúp cho doanh nghiệp trước những biến động thất thường của giá cả nguyên vật liệu, nhưng việc dự trữ cũng làm cho doanh nghiệp mất một khoản chi phí về lưu kho và bảo quản. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm được những nhà cung cấp cho Công ty về nguồn cung giá cả ổn định, hạn chế được lượng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn giảm được chi phí. Hàng tháng Công ty còn phải trả tiền lương cho nhân viên bảo vệ trông kho. Hiện tại, Công ty chưa áp dụng mô hình quản lý kho, do đó trong thời
33
gian tới Công ty nên áp dụng một số mô hình quản lý kho để có thể xác định được chính xác nhất lượng hàng lưu kho nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho Công ty.