Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kinh doanh sao việt missan hà nội (Trang 28 - 29)

Nhà nước bằng pháp luật và hệ thống chính sách kinh tế, thực hiện chức năng quản lý và điều tiết các nguồn lực trong nền kinh tế. Đối với một đất nước đang phát triển như nước ta, các chính sách của Nhà nước có vai trò quyết định đến quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế, đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư thông qua nguyên thiên nhiên, tài sản xã hội, các nguồn vốn trong nước và ngoài nước cho từng ngành, từng thành phần kinh tế… nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đã được xác định trong chiến lược phát

20

triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối đến các hoạt động của các doanh nghiệp.Đối với hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê, quy chế đầu tư… đều gây ảnh hưởng lớn trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Một trong những chính sách kính tế vĩ mô của Nhà nước như chính sách thuế. Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của Nhà nước tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng sinh lời của tài sản. Các chính sách khuyến khích đầu tư và những ưu đãi về thuế, về vốn đã thực sự đem lại cho các doanh nghiệp một môi trường kinh doanh ổn định, sôi động để phát triển sản xuất.

Chính sách tiền tệ mở rộng, nhằm tăng lượng tìền cung ứng, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Trong trường hợp này chính sách tiền tệ nhằm chống suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp.

Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế.Trường hợp này chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát.

Chính sách tiền tệ một mặt là cung cấp đầy đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, mặt khác phải giữ ốn định giá trị đồng nội tệ.

Vì vậy đứng trước các quyết định đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp luôn phải xét tới các chính sách của Nhà nước.Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Sự can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung như: duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị; định hướng phát triển kinh tế, kích thích phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kinh doanh sao việt missan hà nội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)