ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP ĐANG THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động pr cho việc phát triển thương hiệu của công ty cổ phần truyền thông giáo dục và giải trí phan thị (Trang 92 - 125)

Hiện nay, Thần đồng Đất Việt được xem là tập truyện tranh có khối lượng lớn độc giả nhí, với mức độ yêu thích cao. Tuy nhiên, người ảnh hưởng và quyết định mua sản phẩm là cha/mẹ của độc giả lại có sự hiểu biết về Công ty Phan Thị còn hạn chế.

Theo kết quả khảo sát trên cho thấy, số lớn họ không biết hoặc không quan tâm đến nhà sản xuất của truyện tranh nổi tiếng Thần đồng Đất Việt. Các cuộc thi gắn liền với tên tuổi TĐĐV đa phần các phụ huynh không biết đến.

Ngày nay, việc đọc và chăm lo đến nhu cầu văn hóa của con trẻ đang được các bậc phụ huynh quan tâm hơn, 92% phụ huynh quan tâm đến nhà sản xuất sách/truyện, do đó sản phẩm được phát hành hiện nay không chỉ cần quan tâm đến chất lượng, nhu cầu và thị hiếu của độc giả trẻ mà còn phải quan tâm đến các nhìn nhận, suy nghĩ và sự chấp nhận của các bậc phụ huynh. Một bộ sản phẩm đã được khách hàng biết đến nhưng tên thương hiệu Công ty vẫn chưa được số đông biết đến, điều đó sẽ không làm cho khách hàng tìm đến và quan tâm hơn đến sản phẩm cùng nhà sản xuất. 1.82% 14.55% 70.91% 72.73% 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 Trên website phanthi.vn

Thông tin trên báo chí Thầy cô giáo Các chủ cửa hàng sách báo

SVTH: Trần Quỳnh Giao 77 Định hướng phát triển trong tương lại của Công ty Phan Thị là xây dựng hình ảnh “Đại sứ truyền thông văn hóa Việt” nhưng với thông điệp này khó có thể tiếp cận với đối tượng độc giả chính là thiếu nhi vì lứa tuổi đó vẫn chưa thật sự quan tâm hay hiểu đến mà phải truyền tải đến nhóm khách hàng ảnh hưởng là các bậc cha mẹ, thầy cô giáo.

Trong ngành sản xuất truyện tranh, Phan Thị có thể được coi là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực làm truyện tranh Việt, nhưng điều này vẫn chưa truyền tải đến với khách hàng trong khi đó là một lợi thế về hình ảnh của Công ty Phan Thị.

Tuy nhiên đứng ở góc độ độc giả đọc truyện tranh thì Công ty Phan Thị đã thành công trong việc đầu tư và phát triển truyện tranh Việt Nam với chu trình khép kín từ khâu sáng tác, biên tập và phát hành. Nhưng nếu như đúng trên góc độ thị trường thì các hoạt động của Phan Thị chỉ mới tiếp cận đến độc giả chính, nhưng thật sự tác động và “lôi kéo” người ảnh hưởng.

SVTH: Trần Quỳnh Giao 78

CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CÁC HOẠT ĐỘNG PR CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ PHAN

THỊ 4.1 Cơ sở đề xuất

Theo kết quả khảo sát trên, thì có đến 45% phụ huynh mong muốn con em mình đọc truyện tranh Việt Nam và trong đó có 30% không có ý kiến về sở thích đọc truyện của con. Tuy nhiên, nếu một chiến dịch PR truyền tải được ích lợi và ý nghĩa của truyện tranh Việt do con người Việt sáng tác mang đậm phong cách Việt thì sẽ làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của nhóm 30% đó.

Bên cạnh đó, thông tin truyền đạt là rất quan trọng trong một kế hoạch PR nào. Một chiến dịch PR luôn phải gắn liền với một thông điệp truyền thông, và thông điệp đó cần phải hướng tới các đối tượng nào, đối tượng nào đối tượng chính cần tác động và đối tượng nào cần ảnh hưởng để giúp lan truyền thông điệp đó.

Xác định rằng độc giả chính của Công ty Phan Thị là độc giả thiếu nhi, và người ảnh hưởng đến đối tượng này và ra quyết định mua là các bậc phụ huynh.

Theo kết quả khảo sát, thì phụ huynh thường tìm hiểu nhà sản xuất qua các chủ cửa hàng sách báo (72,73%) và thầy cô giáo (70,91%), do đó đây là nhóm đối tượng cần được ảnh hưởng và thuyết phục.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam tính đến cuối tháng 11/2010 là 27,3 triệu người, chiếm khoảng 31,7% dân số Việt Nam. Chỉ sau 13 năm kể từ ngày Việt Nam hòa mạng internet toàn cầu (01/12/1997), lượng người sử dụng Internet trong nước đã tăng rất nhanh. Do đó, thông tin lan truyền trên mạng là rất nhanh và hiệu quả. Nhưng để sử dụng được Internet có kết quả hay không cần phải có sự đầu tư và chăm sóc chi tiết.

SVTH: Trần Quỳnh Giao 79

4.2 Nội dung đề xuất 4.2.1 Online Marketing

Online marketing trực tuyến không chỉ đơn thuần là công việc quảng cáo. Nó cũng là về quan hệ công chúng. Sử dụng Internet để công khai hóa với công chúng và để theo dõi, xây dựng và duy trì danh tiếng trên mạng trực tuyến.

Đề xuất:

a. Nên sử dụng Google Alerts (là bản cập nhật qua email về các kết quả có liên quan mới nhất trên Google dựa vào lựa chọn truy vấn hoặc chủ đề) trong hộp công cụ online marketing. Nếu sử dụng tốt công cụ này còn có thể biết được mọi người đang bàn tán gì về sản phẩm của doanh nghiệp.

Sử dụng website www.google.com.vn/alerts để cập nhật các kết quả có liên quan đến cụm từ mà công ty muốn tìm kiếm và theo dõi.

Khi truy cập vào trang web, công ty tiếp thụ theo các thao tác sau

- Nhập chủ đề muốn theo dõi, sau đó nhấp vào xem trước để xem loại kết quả mà công ty sẽ nhận được. Một số sử dụng hữu ích của Google Alerts bao gồm:

+ Theo dõi tin bài đang quan tâm.

+ Cập nhật thông tin về đối thủ cạnh tranh hoặc ngành. + Nhận tin tức mới nhất về người nổi tiếng hoặc sự kiện.

b. Thực hiện chiến dịch Email marketing gửi thư đến khách hàng mới về những thông tin công ty và sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mới ra mắt tại thời điểm đó. Trước khi soạn thảo một newsletter, cần xác định được:

- Mục đích của newsletter là gì? - Ai là người nhận?

- Lý do nào khiến họ sẵn sang dành thời gian đọc thư của bạn?

- Làm cách nào để người nhận dễ dàng cảm nhận được thông điệp nhất? - Bạn mong muốn người đọc làm gì sau khi đọc xong thư?

SVTH: Trần Quỳnh Giao 80 - Nội dung thư không quá dài dòng.

- Newsletter phải được thiết kế bắt mắt người đọc, kèm hình ảnh thú vị phù hợp với thương hiệu công ty và tâm lý độc giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung email phải nói lên được thông điệp truyền thông của Phan Thị - Đại sứ truyền thông văn hóa Việt, email đề cập đến quá trình đầu tư và xây dựng hình ảnh Phan Thị cùng với loạt sản phẩm được đầu tư có chất lượng. Quan trọng là phải nói lên được sự hữu ích khi độc giả đọc mua và đọc sản phẩm của Phan Thị.

Sauk hi đã hoàn thành một newsletter hoàn mỹ, và xác định được đối tượng nhận thư. Bây giờ đến khâu “gửi thư”. Chú ý rằng, email người nhận được đánh vào “BCC” trên công cụ gửi thư điện tử, để người nhận nhận được thư đúng với địa chỉ mail của mình, không cảm thấy đây là một thư spam (thư rác).

c. Để tên công ty, hay tên sản phẩm của công ty, website được những vị trí đầu của các công cụ tìm kiếm:

- Khi đăng các bài viết, các mẫu tin rao vặt sản phẩm, cần sử dụng phần “tag” dưới mỗi bài viết để xây dựng các từ khóa.

- Thường xuyên lập lại các cụm từ cần được chú trọng, sau một thời gian cụm từ đó trở thành “từ khóa” giúp tìm kiếm ra trang website của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

4.2.2 Xây dựng “Kênh phóng sự” của Phan Thị Kế hoạch: Kênh phóng sự Phan Thị

Tên: Kênh phóng sự “Cú Vẹt”

Mục đích:

Nhằm thể hiện sự cần thiết của việc phát triển truyện tranh Việt, nêu cao ý nghĩa của truyện tranh Việt, và nhờ vào việc xây dựng một trào lưu, cách thức nhằm tạo làn sóng mới cho độc giả trẻ khi truyện tranh nước ngoài đặc biệt truyện tranh Nhật đang chiếm lĩnh.

SVTH: Trần Quỳnh Giao 81 Bên cạnh đó còn xây dựng nên cổng thông tin về làng truyện Việt chỉ có Phan Thị mới có.

Đây cũng là một nhân vật (đại diện thông tin truyện tranh của Phan Thị) gần gũi với độc giả và gắn liền với hình ảnh Phan Thị. Từ đó khi nhắc đến “Cú Vẹt” thì chỉ có Phan Thị mới có.

Khi cụm từ “truyện tranh Việt” trở nên quen thuộc và trở thành trào lưu thì sẽ giúp tác động vào thị hiếu đọc truyện tranh nước ngoài của độc giả.

Ý tƣởng nội dung:

- Xây dựng một chuyên mục về truyện tranh, đặc biệt là về truyện tranh Việt Nam.

- Nơi mà các bạn yêu thích truyện tranh có thể tâm sự, thắc mắc và được giải bày. [các bạn gửi thư về chuyên mục].

- Chuyên mục sẽ cập nhật những tin tức mới về làng truyện tranh và riêng truyện tranh của Phan Thị.

- Bên cạnh các bài viết, xây dựng các video clip công tác trước ngày phát hành truyện, các hình ảnh được bí mật hé lộ trước ngày ra mắt,…

- Một mục đặc biệt trên website Phan Thị và Bookbuy, Facebook.

Ý tƣởng về nhân vật:

- Xây dựng nên một anh chàng phóng viên với cái tên Cú Vẹt, từ nhỏ đã đam mê truyện tranh (hay được gọi là mọt truyện tranh), với tính cách hài hước, am hiểu truyện tranh, là một người có thể tư vấn xung quanh về truyện tranh.

- MC này sẽ đi phỏng vấn thực tế các đối tượng độc giả.

- MC có vai trò “vô tình hé lộ” các “bí mật” về truyện tranh cho bạn độc giả biết.

- Trở thành người bạn thân thiết với độc giả yêu thích truyện tranh.

Ý tƣởng xây dựng chuyên mục “Phóng sự Cú Vẹt”:

- Nhân vật xuất hiện từ một câu bé học giỏi, chăm chỉ, yêu đọc sách đặc biệt là con mọt truyện tranh.

SVTH: Trần Quỳnh Giao 82 - Khi xuất hiện, anh chàng phóng sự này với tư cách cá nhân (chưa phải là phóng viên của Phan Thị) => trên Facebook, các trang mạng xã hội, diễn đàn truyện tranh.

- Tái hiện lại hình ảnh anh chàng này hơn 10 năm về trước (để tạo hình tượng anh chàng này từ nhỏ rất đam mê truyện tranh, nhưng cũng phải là một học sinh giỏi, để không gây ác cảm với phụ huynh). Bắt đầu trưởng thành có ước muốn kết nối với các bạn cùng sở thích của mình.

- Đặc biệt anh ấy rất yêu TĐĐV, sau đó gia nhập Phan Thị để xây dựng ước mơ.

- Từ đó anh chàng này cùng Phan Thị là người bạn đồng hành với độc giả truyện tranh.

- Đặc biệt, khi chuyên mục đã đưa vào hoạt động, có thể xây dựng nên nhiều chương trình khác: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x Đọc truyện, viết cảm nhận và nhận quà của anh Cú Vẹt

+ Đối tượng tham gia: bất kỳ độc giả nào yêu thích Kênh phóng sự Cú Vẹt của Công ty Phan Thị.

+ Ý tưởng chủ đạo:

- Độc giả viết và gửi bài cảm nhận của mình về cho anh Cú Vẹt

- Các tác phẩm được cảm nhận: truyện tranh Việt Nam.

- Thời gian thực hiện: chương trình được kéo dài và xuyên suốt kể từ khi phát động phong trào.

- Các bài cảm nhận được đánh giá viết tốt sẽ được giới thiệu trên kênh phóng sự của anh Cú Vẹt.

- Các bài cảm nhận được đăng lên Kênh phóng sự sẽ nhận được nhuận bút từ Công ty Phan Thị.

x Giao lưu trực tuyến với anh Cú Vẹt [khi chàng này đã nổi tiếng].

x Khi một bộ truyện đang rất là nóng đối với các bạn học sinh (ví dụ: Orange), tạo một cuộc thi trên Facebook giữa các trường về sự hâm mộ.

SVTH: Trần Quỳnh Giao 83 + Mục đích:

- Quảng bá rộng hơn Kênh phóng sự Cú Vẹt của Công ty Phan Thị.

- Truyền tải thông điệp Đại sứ văn hóa truyền thông Việt. + Kế hoạch thực hiện:

- Đối tượng dự thi: một nhóm gồm từ 4 đến 5 hiện là học sinh tại các trường thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Thể lệ dự thi:

. Mỗi chương trình được tổ chức sẽ thích ứng với với tập truyện tranh được nhiều độc giả yêu thích và quan tâm.

. Các nhóm sẽ đăng ký và tham gia thể hiện cảm nhận của mình về truyện tranh đó. . Bài cảm nhận thể được thể hiện qua bài viết, hình ảnh minh họa, truyện tranh minh họa, clip tình huống theo sự sáng tạo của từng nhóm.

. Nhóm được ban giam khảo từ công ty và các độc gỉa khác bình chọn nhiều nhất sẽ thắng.

- Các bài dự thi sẽ được thể hiện trên website và Facebook của Phan Thị.

- Kế hoạch truyền thông:

. Cuộc thi được phát động trên website riêng của Phan Thị và kênh Phóng sự Cú Vẹt.

. Thông tin được cập nhật trên các diễn đàn truyện tranh Việt, trường học, giới thiệu đến các trường học như một chương trình lành mạnh, giúp cho học sinh cùng nhau sáng tạo, thể hiện năng khiếu của bản thân, bên cạnh đó còn giúp cho mọi người yêu và thích truyện tranh Việt hơn.

x Hình ảnh anh Cú Vẹt qua các huy hiệu, poster, đề can [có logo Phan Thị].

4.2.3 Từ thiện:

Phan Thị hiện nay đang dần chiếm thị phần “không nhỏ” trên thị trường truyện tranh Việt Nam. Nhưng nếu so với các nhà xuất bản khác như NXB Kim Đồng, NXB Giáo Dục…. thì ta còn kém “tuổi đời” lâu năm hơn, số lượng sản phẩm, …

SVTH: Trần Quỳnh Giao 84 Vậy tại sao Phan Thị không xây dựng một hoạt động lớn nhằm thu hút giới truyền thông và đánh đúng đến các trẻ, và ảnh hưởng tâm lý của phụ huynh.

Tên kế hoạch: Chƣơng trình “Giúp trẻ đọc sách cùng Phan Thị”

Mục đích:

- Phan Thị sẽ được nhắc đến nhiều thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như một thương hiệu lớn đi làm “từ thiện lớn” bên cạnh đó còn truyền bá được văn hóa Việt.

- Thông qua chương trình, thông điệp truyền thông “Đại sứ truyền thông văn hóa Việt” được nhắc tới nhiều hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng số lượng độc giả và khách hàng của Phan Thị [Trẻ em và cả phụ huynh]

- Từ thiện luôn được nhiều đối tượng quan tâm, do đó Phan Thị xây dựng chương trình này sẽ ảnh hưởng đến nhiều người.

Ý nghĩa:

- Chương trình được tổ chức nhằm giúp đỡ các trẻ em vùng khó khăn có cơ hội được đọc sách.

- Bên cạnh đó, đây còn là môi trường giúp các thế hệ trẻ của Việt Nam phát huy khả năng sáng tạo và năng khiếu của mình và cùng chung tay làm việc ý nghĩa.

Ý tƣởng chủ đạo:

- Chương trình được phát động nhằm gây quỹ xây dựng thư viện sách dành cho các trường tiểu học, trung học tại các tỉnh khó khăn.

- Đây là một cuộc thi dành cho các bạn có năng khiếu hội họa, biết sáng tác truyện tranh.

- Có 2 đối tượng chính : từ 7 tuổi đến 13 tuổi và trên 13 tuổi

- Nội dung sáng tác: xoay quanh cuộc sống đời thường, con vật,….

SVTH: Trần Quỳnh Giao 85 - Tác phẩm đủ tiêu chuẩn sẽ được in thành một tập truyện tổng hợp các tác phẩm và được bán ra.

- Doanh thu mỗi quyển truyện được mua trích ra gây quỹ.

- Có thể chia làm nhiều kỳ truyện nếu thời gian chương trình được kéo dài.

- Mỗi tác phẩm được đăng trong truyện sẽ tương ấn mỗi mã số.

- Độc giả bình chọn cho tác phẩm sáng tác hay nhất (có thể thông qua tin nhắn)

- Người được bình chọn nhiều nhất được làm đại sứ cho chương trình (2 người vì có 2 đối tượng)

- Đại sứ chương trình sẽ nhận được những phần thưởng.

- Đại sứ sẽ cùng tham gia các hoạt động sau cuộc thi.

4.2.4 Hoạt động kích cầu cho khách hàng trên www.bookbuy.vn

- Tổ chức tuần lễ “Cả nhà cùng đọc sách”: khi khách hàng mua sách dành cho người lớn + sách dành cho thiếu nhi sẽ được giảm % hay nhận được quà từ

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động pr cho việc phát triển thương hiệu của công ty cổ phần truyền thông giáo dục và giải trí phan thị (Trang 92 - 125)