môn, về kinh nghiệm dạy học…. không chỉ giới hạn trong khuôn khổ tổ chuyên môn trong trường mà nó được mở rộng trong phạm vi lớn hơn, cho phép các giáo viên từ nhiều vùng trong cả nước có thể tham gia thảo luận cùng một chủ đề chuyên môn.
Để khai thác, sử dụng internet vào dạy học có hiệu quả, trong khi lập kế hoạch năm học của giáo viên bộ môn cần lưu ý:
- Nghiên cứu nội dung, chương trình, chuẩn kiến thức môn học mà lớp mình đang giảng dạy để lập kế hoạch tìm kiếm, thu thập những thông tin hỗ trợ một số bài học, một số chủ đề trên một số trang web (ngoài các sách tham khảo thông thường khác).
- Cung cấp cho HS một số trang web có thể tìm kiếm thông tin hỗ trợ môn học và hướng dẫn HS cách thức tra cứu, tìm kiếm, lựa chọn thông tin.
Có thể khai thác, tìm tư liệu ở một số trang http://www.moet.gov.vn; http://www.edu.net.vn/ ; (trang web của Bộ Giáo dục và đào tạo); http://www.google.com.vn; http://vi.wikipedia.org (bách khoa toàn thư mở tiếng Việt); http://en.wikipedia.org (bách khoa toàn thư mở tiếng Anh), một số trang chuyên sâu toán phổ thông bằng tiếng Anh như: http://www.heymath.com ; http://www.math-tests.com/ ; http://www.math-play.com/ …
- Đưa ra một số chủ đề ngoại khóa cho HS lựa chọn. GV có thể tổ chức các cuộc thi nhỏ trong lớp hay khối lớp nhằm khuyến khích HS trong việc khai thác Internet.
Cần chọn lựa các thông tin liên quan đến nội dung bài học ở những trang web có uy tín chuyên môn. Không phải tất cả các nguồn thông tin trên mạng Internet đều chính xác. Trong các bài viết lấy từ Internet cần ghi rõ ngày tải xuống cùng với địa chỉ của trang web đó.
iii) Kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học trong chuyên môn
Phần mềm dạy học đặc biệt là các phần mềm công cụ tạo ra môi trường học tập mới cho học sinh, giúp học sinh khám phá, giải quyết vấn đề, sáng tạo. Có nhiều PMDH khác nhau, GV cần biết lựa chọn phần mềm phù hợp với nội dung dạy học, đối tượng học sinh cũng như điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Chẳng hạn với môn toán, do đặc thù riêng của môn học nên có các tình huống điển hình cần quan tâm như: sử dụng PMDH để dạy học khái niệm, sử dụng PMDH để dạy học định lý, sử dụng PMDH để giúp HS giải bài tập toán ...
Biết sử dụng các phần mềm công cụ (PMCC) để thiết kế bài giảng điện tử : Các PMCC không thể thích ứng hết với mọi trường hợp riêng lẻ của quá trình dạy học, không thể phù hợp với mọi đối tượng HS. Không có PMCC nào là vạn năng cả, GV cần biết sử dụng các PMCC để tạo ra các bài giảng điện tử phù hợp với nội dung dạy học, đối tượng học sinh ... để có thể đạt được mục tiêu dạy học đã đặt ra.
Hiện nay, có nhiều phần mềm công cụ dành riêng cho GV hỗ trợ tạo các bài giảng điện tử cho cá nhân như phần mềm Mindmap (vẽ bản đồ tư duy), Violet, LectureMaker (phần mềm tạo bài giảng), Flash tạo các hình ảnh động; Geometer’s Sketchpad, GeoGebra, Cabri (môn Toán); phần mềm Crocodile Physics (môn Vật lý); Crocodile Chemistry (môn Hóa)… Giáo viên cần có kĩ năng sử dụng một phần mềm công cụ nào đó và có khả năng tạo ra các PMDH cá nhân phục vụ việc dạy học một số chương, bài thuộc bộ môn mình phụ trách.
iv).Tăng cường nâng cao trình độ, học từ xa
Trong điều kiện xã hội phát triển, yêu cầu về kiến thức, tay nghề đối với giáo viên ngày càng tăng. GV cần tham gia các khoá học nâng cao trình độ
học trên hoặc tự tìm kiếm tài liệu, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
3.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT
Theo luật công nghệ thông tin: Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
Theo Luật CNTT: “Huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; đầu tư một số phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; ban hành quy chế sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin”.
Tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ cho công tác dạy tin học và ứng dụng CNTT vào dạy học các môn học.
Khuyến khích đầu tư trang thiết bị CNTT cho các trường THCS và Tiểu học để ứng dụng CNTT theo hướng tích hợp trong các môn học.
Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tối thiểu như máy tính và thiết bị ngoại vi cho các trường ở vùng khó khăn để giáo viên có điều kiện tiếp cận với CNTT, với Internet.
3.4. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học
Theo quan điểm dạy học hiện đại thì quá trình dạy học không chỉ đơn thuần nhằm mục tiêu duy nhất là giúp cho HS có được một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà điều quan trọng hơn là phải tổ chức quá trình dạy học sao cho HS phát huy đến mức tối đa tính tích cực chủ động, và qua đó phát triển năng lực sáng tạo, nhân cách người lao động mới, đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng và ngày càng tăng của xã hội không ngừng phát triển.
Trước kia người ta chú ý đến việc dạy sao cho HS hiểu bài, nhớ lâu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho HS các phương pháp học, làm sao để HS tự chiếm lĩnh kiến thức và chú ý đặc biệt đến việc phát triển năng lực sáng tạo của HS.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, nhằm hình thành cho HS tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Trong dạy học cần lưu ý:
• Hình thành các tính huống có vấn đề từ nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho HS tự giải quyết vấn đề.
• Tăng cường các hoạt động tìm tòi, quan sát, thí nghiệm, làm báo cáo… • Thay đổi các hình thức tổ chức học tập trong điều kiện cho phép, tạo điều
kiện cho HS được hoạt động, tranh luận tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau…
• Tận dụng tối đa phương tiện, TBDH với tư cách là phương tiện nhận thức mà không đơn thuần chỉ là minh hoạ giản đơn.
Theo Thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại hội thảo 'Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông' ngày 3/1/2009:
Để đổi mới PPDH, mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH.
Tăng cường học hỏi đồng nghiệp là những giáo viên dạy giỏi có PPDH tiên tiến ở địa phương và giáo viên giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn.
Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn.
Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập.
Trách nhiệm của tổ chuyên môn
- Phải hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH.
- Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới PPDH. - Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới PPDH.
- Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới PPDH. - Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường.
- Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng giáo viên trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả.
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
TS. Phạm Văn Nam Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
A. Mục tiêu
Giúp học viên:
- Nhận thức được lợi thế của công cụ “bản đồ tư duy” vào việc lập kế hoạch dạy học, hướng dẫn HS học tập bằng bản đồ tư duy ở 3 phân môn: Đọc hiểu văn bản (sau đây gọi là Văn bản), Tiếng Việt và Làm văn;
- Nắm được các kĩ năng cần thiết (manual & software) và biết lập một bản đồ tư duy cho một công việc cụ thể;
- Hướng dẫn được cho người khác các kĩ năng lập bản đồ tư duy;
B. Kế hoạch dạy học
Thời gian: 180 phút
Những hoạt động và yêu cầu cụ thể
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học viên Kết quả mong muốn
60’ - Giới thiệu bản đồ tư duy và tư duy bằng bản đồ