Chất lượng cho vay ngắn hạn DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam thông qua các chỉ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn dnvvn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 56 - 65)

Nam thông qua các chỉ tiêu kết quả cho vay ngắn hạn DNVVN

Quy mô, cơ cấu và tình hình tăng trưởng cho vay ngắn hạn DNVVN

Năm 2010, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam bước đầu tập trung vào cải tiến các đặc điểm cốt lõi của sản phẩm cho vay dành cho các DNVVN (SME), mục tiêu nhằm cải thiện chất lượng cho vay với đối tượng khách hàng là các DNVVN. Việc áp dụng mô hình mới Maritime Bank hướng tới một hình ảnh của một ngân hàng hoàn toàn mới, năng động và khác biệt, tạo được những dấu ấn nhất định đến cho khách hàng.

- Đối tượng khách hàng DNVVN

Theo chính sách cho vay vốn và chiến lược khách hàng của Maritime Bank. Maritime Bank phân loại khách hàng là DNVVN dựa trên quy mô doanh thu hàng

năm của doanh nghiệp, cụ thể với các doanh nghiệp có quy mô doanh thu từ dưới 70 triệu USD/năm được sắp xếp vào nhóm các DNVVN.

Số lượng các DNVVN có dư nợ vay ngắn hạn tại Maritime Bank năm 2010 là 1868 doanh nghiệp phân bổ chủ yếu bởi các ngành sau:

Ngành kinh tế Số lượng DNVVN Tỷ lệ Tỷ trọng dư nợ

01. Công nghiệp chế biến chế tạo 378 20.24% 0.08%

02. Cung cấp nước, xử lý nước thải 1 0.05% 17.93%

03. Giáo dục và đào tạo 3 0.16% 0.21%

04. Hoạt động hành chính&DVHT = 8 8 0.43% 0.20%

05. KD BDS & CK = 6 6 0.32% 2.64%

06. Khác = 15 15 0.80% 0.74%

07. Khai thoáng(8) = 19 19 1.02% 1.98%

9. Khoa học chuyên môn = 13 13 0.70% 1.14%

10. Kinh doanh thương mại = 132 932 49.89% 0.16%

11. Lưu trú và ăn uống = 14 14 0.75% 1.57%

12. Vui chơi giải trí = 2 2 0.11% 0.44%

13. Nông lâm ngư nghiệp =15 15 0.80% 3.44%

14. sản xuất phân phối điện 1 0.05% 0.08%

15. Thông tin, truyền thông 37 1.98% 4.82%

16. Vận tải kho bãi 121 6.48% 7.99%

17. Xây dựng 303 16.22% 56.60%

Tổng cộng 1868 100.00% 100.00%

Nguồn: Tổng hợp số liệu Maritime Bank.

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế.

Như vậy cho vay các DNVVN số lượng các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở các ngành như Kinh doanh thương mại chiếm khoảng 50%; công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 20,24%; Xây dựng 16,22% và vận tải kho bãi chiếm 6,48%. Dư nợ cho vay chủ yếu tập trung trong lĩnh vực xây dựng (chiếm 56,6%); Cung cấp nước, xử lý chất thải (17.93%); Vận tải kho bãi (7,99%). Các DNVVN được phân bổ ở tất cả các loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH, Công ty CP, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài….

- Quy mô dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN

Tại thời điểm cuối năm 2010, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống Maritime Bank ước đạt 31.830 tỷ đồng trong đó tín dụng doanh nghiệp ước đạt 28.480 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn xấp xỉ khoảng 90%, tốc độ tăng trưởng là 40%/năm. Trong đó, tín dụng DNVVN đạt khoảng 18.766 tỷ đồng chiếm khoảng 66% tổng dư nợ cho vay Doanh nghiệp. (trong đó cho vay ngắn hạn DNVVN đạt 11.822 tỷ đồng chiếm 41,5% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu tín dụng 2008 2009 2010 Tổng dư nợ cho vay Doanh nghiệp. 10.124,634 20.315,861 28.479,166

Tổng dư nợ cho vay DNVVN 5.949,564 12.189,561 18.766,343

- Tổng dư nợ cho vay Ngắn hạn

DNVVN 3.569,738 7.610,647 11.822,796

- Tăng trưởng 100% 113% 55%

Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn 35,258% 37,462% 41,514%

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính Maritime Bank

Bảng 2.4: Tổng dư nợ tín dụng DNVVN và cơ cấu cho vay Ngắn hạn DNVVN tại Maritime Bank giai đoạn 2008 – 2010.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính Maritime Bank

Hình 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Maritime Bank giai đoạn 2008 – 2010

Dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN chiếm khoảng 35% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2008 và có xu hướng tăng nhẹ trong các năm 2009 (chiếm 37%) và năm 2010 tăng lên 41,5%.

Như vậy qua các bảng phân tích trên có thể thấy, Quy mô cho vay DNVVN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 63% trong cơ cấu về kỳ hạn cho vay DNVVN. Tuy vậy, Tổng dư nợ cho vay DNVVN vẫn rất nhỏ, năm 2010 dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN đạt 11.822 tỷ đồng.

- Tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Maritime Bank năm 2008,2009,2010

Hình 2.7: Tốc độ tăng dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN tại Maritime Bank giai đoạn 2008 – 2010

Năm 2010, tốc độ tăng dư nợ cho vay ngắn hạn tại Maritime Bank đạt 55% cao hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng toàn hệ thống là 33%, tốc độ tăng dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN bị ảnh hưởng ở giai đoạn 2009 – 2010 do chính sách kiểm soát tín dụng của Ngân hàng nhà nước, Giai đoạn này cũng là giai đoạn Maritime Bank tập trung vào xây dựng mô hình chuyên doanh đối với đối tượng DNVVN

Nợ xấu và phân loại nợ

Đơn vị: tỷ đồng

Các chỉ tiêu tín dụng 2008 2009 2010

Tổng dư nợ cho vay Ngắn hạn DNVVN 3,569.738 7,610.647 11,822.796

Nợ đủ tiêu chuẩn 3,358.787 7,456.759 11,183.257

Nợ cần chú ý 131.525 78.970 506.373

Nợ dưới tiêu chuẩn 24.380 4.861 54.259

Nợ nghi ngờ 33.502 6.160 30.714

Nợ có khả năng mất vốn 21.544 63.895 48.191

Tỷ lệ nợ xấu hoạt động cho vay ngắn

hạn DNVVN 2.22% 0.98% 1.13%

Tỷ lệ nợ quá hạn hoạt động cho vay

ngắn hạn DNVVN 5.91% 2.02% 5.41%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính Maritime Bank

Bảng 2.5: Cơ cấu nợ cho vay ngắn hạn DNVVN năm 2008 – 2010 của Maritime Bank. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Maritime Bank là khá lớn khi cho vay ngắn hạn đối với các DNVVN, thể hiện:

Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN tại Maritime Bank là 5,91%, năm 2009 tỷ lệ này giảm đáng kể bằng 2,02% nguyên nhân là do Chính phủ thực hiện chỉ đạo các ngân hàng cho vay hỗ trợ lãi suất để kích cầu tiêu dùng, năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên cao gần bằng năm 2008 với tỷ lệ nợ quá hạn là 5,41%.

Bên cạnh đó nợ xấu lại được giữ ở mức khá thấp so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại, số liệu cho thấy năm 2008 tỷ lệ nợ xấu cho vay ngắn hạn DNVVN là 2,22% năm 2009 và 2010 giảm xuống lần lượt là 0,98% và 1,13%. Tuy nhiên, mức nợ xấu trên lại cao hơn mức nợ xấu trung bình của toàn bộ hoạt động cho vay doanh nghiệp. Cụ thể nợ xấu hoạt động cho vay doanh nghiệp nói chung năm 2008 là 1,57%; năm 2009 là 0,65% và năm 2010 là 1.88%.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính MaritimeBank

Hình 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN và tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank năm 2008 – 2010.

Qua biểu đồ số liệu trên cho thấy rằng sự biến động của tỷ lệ nợ quá hạn rất thất thường và có xu hướng không giảm qua các năm 2008 – 2010. Việc tỷ lệ quá hạn biến động với biên độ lớn từ năm 2008 sang năm 2009 và từ năm 2009 sang năm 2010 cho thấy việc kiểm soát rủi ro tín dụng của Maritime Bank trong giai đoạn này thiếu hiệu quả, tuy có thấy sự kiềm chế sự gia tăng nợ xấu năm 2010 so với năm 2009.

Nếu xem xét tổng thể về nợ xấu cho vay doanh nghiệp trong giai đoạn này của Maritime Bank thì sẽ càng thấy rõ việc quản lý rủi ro tín dụng của Maritime Bank là chưa thực sự tốt trong giai đoạn này. Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp giảm từ 1,57% năm 2008 xuống 0,65% năm 2009 rồi lại tăng ngược trở lại 1,88% năm 2010.

Cả hai dữ kiện trên đều cho thấy, nợ xấu của hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN tại Maritime Bank bị ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước năm 2009. Và các nhân tố khách quan khác.

Đặc biệt về công tác thu nợ và quản lý nợ, nợ tồn đọng cần xử lý có xu hướng gia tăng trong những năm qua.

. Đơn vị: VND

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm. 591,000,000 418,048,085 5,135,920,000

Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang

hoạt động - 250,000,000 400,000,000

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Maritime Bank qua các năm.

Bảng 2.6: Nợ tồn đọng từ cho vay ngắn hạn DNVVN chờ xử lý tại Maritime Bank

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy nợ tồn đọng chưa được xử lý đang có xu hướng tăng lên; năm 2008 nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm chờ xử lý là 591 triệu đồng, năm 2010 số nợ này tăng lên gấp gần 10 lần là 5.135 tỷ đồng. Trong khi đó nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm năm 2008 không phát sinh, năm 2009 số nợ này là 250 triệu đồng và năm 2010 số nợ này đã tăng lên gấp 1,6 lần là 400 triệu đồng.

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính Maritime Bank.

Doanh thu từ cho vay ngắn hạn DNVVN.

Chỉ tiêu thu nhập 2008 2009 2010

Doanh thu từ hoạt động tín dụng 96.587% 98.445% 89.663%

- Doanh thu từ cho vay ngắn hạn

DNVVN 27.770% 32.550% 30.150%

Thu nhập phí từ hoạt động dịch

vụ 1.403% 1.555% 2.258%

Doanh thu từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối 1.671% 0.000% 1.460%

Doanh thu từ hoạt động kinh

doanh khác 0.000% 0.000% 3.695%

Doanh thu góp vốn, mua cổ phần 0.132% 0.000% 0.324%

Doanh thu khác 0.206% 0.000% 2.600%

Tổng 100% 100% 100%

Nguồn:tổng hợp từ báo cáo tài chính Maritime Bank

Bảng 2.7: Cơ cấu Doanh thu từ hoạt động của Maritime Bank giai đoạn 2008 – 2010.

Từ bảng số liệu cho thấy rằng, thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất từ các chỉ tiêu thu nhập của Maritime Bank, năm 2009, thu nhập từ tín dụng lên tới 98,4% và thu phí dịch vụ là 1,56%. Các hoạt động khác của Maritime Bank đều có tỷ trọng rất nhỏ khoảng dưới 3%/năm.

Thu nhập từ cho vay ngắn hạn DNVVN chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu thu nhập của Maritime Bank xấp xỉ 30% tổng thu nhập của Maritime Bank. Năm 2009 thu nhập từ cho vay ngắn hạn chỉ tỷ trọng 32% trong tổng thu nhập của Maritime Bank; năm 2008 và 2010 tỷ lệ thu nhập từ cho vay DNVVN lần lượt chiếm 28% và 30% trong tổng thu nhập của ngân hàng và có xu hướng tăng lên.

Tốc độ tăng thu nhập qua các năm trung bình khoảng 47%/năm. Trong đó, tăng trưởng thu nhập từ cho vay ngắn hạn DNVVN đạt 80%/năm từ năm 2009 sang năm 2010. Năm 2008 sang năm 2009 tăng trưởng thu nhập đạt 15%.

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh năm Maritime Bank năm 2008- 2010.

Hình 2.10: Thu nhập từ cho vay ngắn hạn DNVVN của Maritime Bank từ năm 2008 – 2010

Thu nhập trên 1 đồng dư nợ

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu tín dụng 2008 2009 2010

Thu nhập qua các năm từ cho

vay ngắn hạn DNVVN 712.397 822.403 1,482.902

Dư nợ cho vay ngắn hạn 3,569.738 7,610.647 11,822.796

Thu nhập trên 1 đồng dư nợ 0.20 0.11 0.13

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả kinh doanh và sao kê dư nợ Maritime Bank năm 2008 -2010.

Bảng 2.8: Thu nhập trên dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN của Maritime Bank năm 2008 – 2010.

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy mức thu nhập trên 1 đồng cho vay ngắn hạn DNVVN đang có chiều hướng sụt giảm, cụ thể, năm 2008 mức thu nhập/1 đồng cho vay ngắn hạn DNVVN là 0.2 nhưng năm 2009 và năm 2010 mức thu nhập này bị giảm

xuống chỉ còn lần lượt là 0.11 và 0.13. Việc dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN tăng lên qua các năm nhưng mức thu nhập lại bị giảm sút. Đặc biệt, giai đoạn năm 2008 – 2009; mức tăng trưởng dư nợ cho vay là 113 % tuy nhiên mức thu nhập trên 1 đồng dư nợ bị giảm sút từ 0.2 xuống còn 0.11. Điều này cho thấy một phần chất lượng cho vay ngắn hạn DNVVN đang bị giảm sút trong giai đoạn 2008 – 2010.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn dnvvn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 56 - 65)