cần thiết cần phải nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNVVN, xét trên tất cả các khía cạnh từ phía Ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp; Ngân hàng nhà nước; Cơ quan quản lý địa phương, Chính phủ…
1.4.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNVVNDNVVN DNVVN
• Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN
Dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN phản ánh quy mô vốn ngắn hạn tài trợ cho các DNVVN. Tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN là tiền đề để các ngân hàng thương mại thực hiện các mục tiêu của mình trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN, thể hiện mức độ cạnh tranh về hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN trên thị trường và tăng trưởng dư nợ là bước đầu tiên để Ngân hàng thương mại thực hiện mục tiêu lợi nhuận.
+ Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN
Tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN thể hiện rằng ngân hàng thương mại đang gia tăng quy mô cho vay đối với DNVVN. Nó thể hiện các sản phẩm cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại đang thu hút hay hấp dẫn các DNVVN, đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của đối tượng khách hàng này, đây có thể đánh giá phần nào chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng là tốt, cạnh tranh, thuận tiện và quản lý hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN tốt. Việc tăng trưởng quy mô dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN là tiền đề tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng, đánh giá khả năng cung cấp vốn cho các DNVVN, cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng làm gia tăng chi phí của ngân hàng và làm tăng mức độ tiềm ẩn rủi ro trong thu hồi nợ đối với ngân hàng nếu việc tăng dư nợ không dựa trên cơ sở thẩm định khách hàng kỹ. Do vậy, sử dụng chỉ tiêu chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN để xem xét tính hấp dẫn, độ thu hút khách hàng, mức độ phục vụ các DNVVN của hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại.
Tăng trưởng dư nợ cho vay
ngắn hạn DNVVN =
(Dư nợ năm nay – dư nợ năm trước) x 100%
• Chỉ tiêu chất lượng phục vụ của ngân hàng đối với các DNVVN
Chất lượng phục vụ phản ánh bằng sự hài lòng của khách hàng về tất cả các dịch vụ chung của ngân hàng như năng lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng, độ tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu của ngân hàng; về thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng; độ sẵn có và mức độ tiện lợi, thân thiện của các trung tâm giao dịch; thời gian xử lý giao dịch với khách hàng; thủ tục linh hoạt hay cứng nhắc; sự cạnh tranh của các mức phí và lãi suất…
Để đo lường chất lượng phục vụ, thường các ngân hàng thương mại thông qua hoạt động khảo sát chọn mẫu một số lượng khách hàng nhất định đã và đang giao dịch tại ngân hàng, thông qua phỏng vấn hoặc phiếu điều tra với các tiêu chí được lập sẵn theo ý đồ của nhà quản trị. Rõ ràng khi tỷ lệ khách hàng không vừa lòng với chất lượng dịch vụ của ngân hàng càng cao thì phản ánh chất lượng cho vay ngắn hạn của DNVVN thấp; Ngược lại, tỷ lệ khách hàng hài lòng với chất lượng phục vụ của ngân hàng càng cao thể hiện rõ sự cuốn hút và hợp lý của dịch vụ ngân hàng, đây là tiền đề để tăng trưởng dư nợ cho vay, tăng số lượng khách hàng DNVVN đến giao dịch với ngân hàng. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là yếu tố quan trọng thúc đẩy chất lượng cho vay ngắn hạn DNVVN.
• Các chỉ tiêu về mức độ an toàn vốn
Chức năng của ngân hàng là huy động vốn tiết kiệm và cho vay lại các cá nhân và doanh nghiệp, hay nói một cách khác ngân hàng là một kênh dẫn vốn từ người có dư nguồn vốn nhàn rỗi sang những người đang cần vốn để sử dụng đầu tư hoặc tiêu dùng. Nguồn vốn cho vay từ vốn tự có của các ngân hàng là rất ít, do vậy trong trường hợp khách hàng vay vốn không trả được nợ hoặc trả nợ không đủ và đúng hạn dễ dẫn đến ngân hàng mất tính thanh khoản các nguồn vốn, hay ngân hàng không có đủ tiền để thực hiện cam kết đối với những người gửi tiền, điều này làm giảm lòng tin của người gửi tiền vào ngân hàng và dẫn đến khả năng người gửi tiền rút vốn ồ ạt ra khỏi ngân hàng, làm nguy cơ khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng, khủng hoảng tài chính có thể xảy ra. Các vụ sụt đổ ngân hàng, các cơn hoảng loạn tài chính chỉ ra tính nhạy cảm của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trước những thay đổi bất thường trong nền kinh tế trong nước, khu vực và toàn cầu. Những tổn thất
to lớn trong các ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội và đời sống của các tần lớp dân cư. Vì vậy, sự an toàn của hệ thống cũng như của mỗi ngân hàng là mối quan tâm thường xuyên của mỗi tầng lớp dân cư, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước cũng như của các nhà quản trị ngân hàng.
Cũng xuất phát từ những lý do đó việc đảm bảo an toàn vốn vay là rất quan trọng đối với ngân hàng trong nghiệp vụ sử dụng vốn. Ngân hàng luôn phải tính toán các nhu cầu của khách hàng và phải đáp ứng những nhu cầu hợp pháp đó một cách thống nhất. Mỗi ngân hàng cũng phải biết xây dựng chính sách cho vay và quy chế kiểm soát hoạt động cho vay để đảm bảo an toàn như an toàn về kho quỹ, tín dụng, các loại tài sản khác.
Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động cho vay như sau:
+ Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Dư nợ quá hạn cho vay ngắn hạn DNVVN
Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN
“Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng (chất lượng cho vay) càng thấp và ngược lại.
Trên thực tế các khoản vay chuyển trạng thái nợ quá hạn thường là những khoản vay có vấn đề. Cũng có thể do khách hàng tạm thời mất cân đối trong vấn đề tài chính hoặc tạm thời gặp khó khăn trong kinh doanh nhưng vẫn có thể trả được nợ, bên cạnh đó cũng có khả năng doanh nghiệp mất hẳn khả năng trả nợ ngân hàng, rủi ro mất vốn cao. Do vậy, việc quản lý các khoản nợ và thu nợ của khách hàng là hết sức quan trọng.
Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng và phổ biến nhất khi đánh giá về chất luợng cho vay của ngân hàng vì nó biểu hiện cho những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồi nợ gốc và lãi mà ngân hàng sẽ phải đối mặt, nó cũng thể hiện trình độ và chất lượng thẩm định, quản lý khách hàng của ngân hàng ra sao.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ ngày 23/04/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng thì nợ quá hạn được chia ra thành bốn loại dựa trên mức độ rủi ro:
Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; Các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác theo quy định.
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến
180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác theo quy định.
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360
ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác theo quy định.
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên
360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.
Theo quy định này: “Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng cho vay của các Ngân hàng. Rõ ràng, trong trường hợp nợ xấu càng cao thì chất lượng cho vay ngắn hạn DNVVN càng thấp và ngược lại. Thậm chí trong trường hợp cả bốn nhóm nợ có tỷ lệ cao thể hiện hoạt động của ngân hàng gặp nhiều rủi ro, khả năng bảo toàn vốn thấp, khả năng mất vốn cao. Dẫu vậy, môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn vô vàn những rủi ro nhất định của nó, cho nên các ngân hàng đều chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nào đó phù hợp với chiến lược kinh doanh và vào từng giai đoạn cụ thể.
• Nhóm chỉ tiêu sinh lời từ vốn vay
Ngân hàng cho vay nhằm mục tiêu sinh lời, khoản mục cho vay thường chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng từ 50 – 70% tổng tài sản. Hoạt động cho vay mạng lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Thu dự tính từ hoạt động cho vay phụ thuộc vào quy mô, thời gian và lãi suất cho vay và cả ba yếu tố này có quan hệ khăng khít. Trước hết ngân hàng sử dụng mọi nỗ lực của mình để tăng quy mô hoạt động cho vay, như mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các loại hình cho vay; các sản phẩm cho vay, phát triển công nghệ mới nhằm gia tăng các tiện ích cho khách hàng, giảm lãi suất
hoặc cung cấp các điều kiện ưu đãi…các biện pháp này một mặt làm tăng quy mô, mặt khác cũng làm tăng chi phí. Do vậy, ngân hàng phải nghiên cứu và xác lập mối quan hệ giữa các biện pháp tăng quy mô với thu nhập ròng từ hoạt động cho vay thông qua chênh lệch lãi suất biên. Mối quan hệ này cho phép ngân hàng phân biệt lãi suất và các điều kiện tài trợ khác với các khách hàng lớn, quan trọng, và liên kết với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường.
+ Chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận cho vay ngắn hạn DNVVN
(Trong đó: LNCVNH DNVVN: Lợi nhuận từ cho vay ngắn hạn DNVVN). Việc tăng lợi nhuận qua các năm là điều mong muốn của các nhà quản trị ngân hàng. Nếu việc tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN hay tăng trưởng số lượng DNVVN vay vốn ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh về mặt lượng. Thì chỉ tiêu về tăng trưởng lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh về mặt chất đối với hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN Chỉ tiêu này càng lớn hơn 100% càng tốt.
+ Chỉ tiêu mức sinh lời
Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập của ngân hàng khi ngân hàng cho DNVVN vay ngắn hạn 1 đồng. Chỉ tiêu này càng lớn, càng tốt nó cho thấy rằng hiệu quả mang lại từ hoạt động cho vay ngắn hạn là rất tốt.