0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Cơ chế tài chính

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 50 -52 )

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.4. Cơ chế tài chính

Trong những năm qua nguồn vốn cho các hoạt động BĐKH chủ yếu dựa vào kinh phí hợp tác quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật của các cơ chế tài chính Công ước và quỹ hợp tác song phương của các nước. Đầu tư của Nhà nước chỉ để duy trì hoạt động của Văn

phòng Công ước BĐKH của Bộ TNMT - cơ quan đầu mối về BĐKH. Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ mới đề cập đến một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án cơ chế phát triển sạch (CDM),

chưa xây dựng được cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực cho các hoạt động

khác, trong đó có Chương trình mực tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Cách tiếp cận

mục tiêu của chương trình mới tập trung nhiều vào các hoạt động xây dựng chương

trình mà chưa xác định và hỗ trợ tài chính cho các hoạt động. Chính vì thế cần phải đổi mới cơ chế tài chính, bao gồm cả cơ chế huy động, quản lý và đầu tư trên cơ sở phát huy những bài học kinh nghiệm đã thu được từ các chương trình, có tính đến đặc thù riêng của hoạt động ứng phó với BĐKH và khắc phục những tồn tại, yếu kém nêu trên. Phương thức tiếp cận là phát huy nguồn nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn vốn quốc tế để thực hiện Chương trình theo các nguyên tắc chung:

- Tranh thủ nguồn vốn quốc tế (vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay) cùng với nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước và triệt để huy động nguồn vốn trong dân;

- Sử dụng cơ cấu vốn hợp lý, trong đó vốn ngân sách có tác dụng hỗ trợ và

kích thích các nguồn vốn khác;

- Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư của doanh

nghiệp và tư nhân với mọi hình thức.

Việc lập, phân bổ, quyết định giao dự toán; quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

Do đặc thù của Chương trình, cần xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng đối với các dự án, hoạt động của Chương trình tương tự như với các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Ngoài ra, có thể nghiên cứu áp dụng phương thức Hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu là mô hình hỗ trợ và sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trực tiếp bổ sung vào ngân sách không qua cơ chế dự án, không cần bộ máy quản lý riêng.

Hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu sẽ hỗ trợ ngân sách cho các hoạt động của Chương trình được Chính phủ xác định trong Chương trình và được giải ngân và giám sát quản lý theo cơ chế của Luật Ngân sách và chương trình mục tiêu quốc gia. Mục tiêu của chương trình hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu đồng thời cũng là các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt.

Việc giải ngân của chương trình hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu dự kiến sẽ diễn ra nhanh chóng theo tiến độ đã được thỏa thuận trên nguyên tắc "nguồn vốn ODA

được hoà vào nguồn ngân sách và sẽ được chuyển trực tiếp vào các chương trình".

Chương trình hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu tạo điều kiện để hoà nhập sự hỗ trợ ODA với những nỗ lực của Chính phủ để đạt tới cùng mục tiêu. Đây là một bước tiến mới trong công tác hài hoà các thủ tục giữa Chính phủ và các nhà tài trợ.

Chương trình hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu sẽ được thực hiện dựa trên cơ chế của các chương trình mục tiêu quốc gia, có thay đổi trong phân bổ kinh phí; giám sát và đánh giá trên cơ sở thực hiện việc phân cấp quản lý. Cơ chế báo cáo dựa vào quy trình/ thủ tục thông thường của Chính phủ, chỉ cần cải tiến mà không tạo ra một quy trình riêng trong quá trình thực hiện chương trình hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 50 -52 )

×