5.1. Hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường 5.1.1. Hiệu quả về kinh tế
1)Tăng cường năng lực cho các ngành, các địa phương, các cộng đồng dân cư, chủ động thích ứng với BĐKH và hạn chế thiệt hại kinh tế do BĐKH gây ra;
2)Khi thực hiện Chương trình, các ngành, các địa phương có cơ hội nâng cao được trình độ công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hoạt động của ngành, của địa phương và của từng người dân;
3)Hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe, lây lan bệnh tật, từ đó sẽ giảm chi phí cho công tác phòng và chữa trị bệnh tật;
4)Tiết kiệm đáng kể chi phí khắc phục hậu quả các tác động của BĐKH đến
các công trình kiến trúc, văn hoá, cuộc sống của nhân dân và các giá trị khác của đất nước.
5.1.2. Hiệu quả về xã hội
1)Góp phần nâng cao chất lượng sống, an ninh và an toàn cho người dân; 2)Công bằng xã hội được nâng cao do có chính sách ưu tiên đầu tư cho các vùng nghèo dễ bị tổn thương như vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc ở ĐBSCL, v.v. và các chương trình dành cho các nhóm đối tượng ưu tiên như người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em;
3)An ninh xã hội cho các cộng đồng được bảo đảm, đặc biệt ở những nơi có di
dân sinh sống. Tạo được cuộc sống thích hợp và an toàn ở mọi vùng, mọi nơi cho
người dân góp phần hạn chế sự di dân bất đắc dĩ;
4)Xây dựng nếp sống văn minh, có ý thức sẵn sàng ứng phó, tương thân, tương ái, hợp tác phòng ngừa, khắc phục khó khăn và hậu quả của BĐKH.
5.1.3. Hiệu quả về môi trường
1)Thực hiện Chương trình sẽ góp phần cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ
thống khí hậu trái đất, giảm nhẹ BĐKH, giảm nhẹ các tác hại do BĐKH gây ra;
2)Kiểm soát được tốc độ tăng phát thải KNK, giảm nhẹ tác động của BĐKH
đến môi trường sống của con người như: giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, sản xuất nông nghiệp an toàn và sản xuất công nghiệp sạch hơn, giảm khả năng lây lan bệnh tật và ô nhiễm sau thiên tai.
3)Giảm nhẹ tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái, duy trì và bảo tồn các sản phẩm và dịch vụ môi trường của hệ sinh thái, đặc biệt các khu rừng đầu nguồn phòng hộ và rừng ngập mặn ven bờ; giảm thiểu được các thảm họa môi trường sau thiên tai.
5.2. Hiệu quả lồng ghép với các chương trình khác
1)Thực hiện tốt Chương trình sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho các chương trình của các ngành nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, công nghiệp, năng lượng, giao thông, xây dựng, khoa học công nghệ nâng cao được trình độ công nghệ, hiệu quả kinh tế. Các ngành, các chương trình y tế, giáo dục đào tạo,… thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra;
2)Các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH ổn định và bền vững hơn,