Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 28 - 29)

IV. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

4.4.Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu

Rà soát hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, đánh giá mức độ quan tâm đến yếu tố BĐKH trong các văn bản pháp luật và chính sách của Nhà nước, từ đó xác định những văn bản cần ban hành, cần sửa đổi bổ sung và những nội dung cần bổ sung để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp. Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến ứng phó với BĐKH và các cơ chế chính sách khác có liên quan; đảm bảo các cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động, chú trọng các định chế tích hợp yếu tố BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành và địa phương. Xây dựng cơ chế khuyến khích việc phối hợp thực hiện Chương trình trên toàn quốc, các vùng lãnh thổ, các ngành và các thành phần kinh tế; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý liên quan tới BĐKH từ trung ương tới địa phương.

4.4.1. Chỉ tiêu thực hiện

1) Chỉ tiêu thực hiện đến 2010

- Hoàn tất việc rà soát hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, đánh giá được

mức độ quan tâm đến yếu tố BĐKH trong các văn bản pháp luật và chính sách của

Nhà nước;

- Xác định được những văn bản cần ban hành, cần sửa đổi bổ sung và những

nội dung cần bổ sung để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp;

- Bộ khung văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách ứng phó với

BĐKH về cơ bản được xây dựng;

- Cơ chế phối hợp giữa các bộ/ngành, địa phương và bộ máy quản lý thực hiện Chương trình được xây dựng và ban hành. Về cơ bản, tất cả các địa phương, các bộ quản lý các lĩnh vực, ngành nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH tham gia triển khai thực hiện cơ chế này.

2) Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2015

- Bộ khung văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách về cơ bản được ban hành và cập nhật;

- Các cơ chế, chính sách ưu tiên về ứng phó với BĐKH được thể hiện và lồng ghép trong các chiến lược và chính sách phát triển KT-XH, phòng chống thiên tai, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường của quốc gia;

- Cơ chế phối hợp giữa các bộ/ngành, địa phương và bộ máy quản lý thực hiện Chương trình được triển khai và cập nhật một cách toàn diện. Về cơ bản, tất cả các bộ/ngành ở trung ương và địa phương tham gia triển khai thực hiện cơ chế này;

- Huy động được nhiều ngành, nhiều thành phần tham gia thực hiện Chương

trình.

4.4.2. Các hoạt động chính

- Xây dựng và phát triển chính sách ở các lĩnh vực KT-XH (xóa đói, giảm

nghèo, bình đẳng giới, chính sách dân tộc…). Rà soát các chính sách hiện có và bổ sung cập nhật các chính sách mới phù hợp với các nhu cầu và ưu tiên trong phát triển

bền vững;

- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật

về BĐKH ở các cấp, các ngành; chú trọng các định chế lồng ghép việc ứng phó với

BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành;

- Phát triển khung pháp lý và cơ chế quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền, cũng như của khối tư nhân trong thích ứng và giảm nhẹ BĐKH;

- Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện Chương trình trên toàn quốc, các vùng lãnh thổ, địa phương và trong các ngành; cơ chế phối hợp dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Có sự phân công nhiệm vụ minh bạch, rõ ràng giữa các bộ, ngành và các cấp;

+ Phát huy tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng;

+ Có sự lồng ghép hợp lý việc ứng phó với BĐKH của Chương trình vào

các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển các ngành và các địa phương, cả trong quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tổ chức và triển khai thực hiện;

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 28 - 29)